NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 47 - 49)

b. Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hoá

4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Tiêu dùng là hành động nhằm thoả mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu

cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm các sản phẩm và sử dụng các sản phẩm đó.

Khi bạn cảm thấy đói, bạn mua bánh ngọt để ăn là nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh tồn của bạn. Học đại học tức là bạn bỏ tiền để mua dịch vụ giáo dục đại học nhằm trang bị cho mình một công cụ để kiếm tiền trong tương lai. Đó là những hành vi tiêu dùng.

Hộ gia đình với tư cách một đơn vị ra quyết định trong nền kinh tế, được hiểu là một nhóm

người có chung một quyết định tiêu dùng. Trong thị trường hàng hóa, hộ gia đình là người tiêu dùng.

Mục tiêu của người tiêu dùng. Mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hóa sự thỏa mãn/hài lòng khi tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ mang lại với ràng buộc nhất định về thu nhập.

Ràng buộc ngân sách

Người tiêu dùng luôn muốn tối đa hóa lợi ích của mình nhưng muốn có tiêu dùng thì phải có ngân sách hay chính là thu nhập. Như vậy, khi tiêu dùng người tiêu dùng gặp phải hạn chế về ngân sách và sở thích tiêu dùng. Hay nói cách khác người tiêu dùng bị hạn chế bởi thu nhập và mức giá hàng hoá trên thị trường.

Công cụ để biểu diễn hạn chế ngân sách là đường ngân sách. Đường ngân sách là tập hợp tất cả các kết hợp hàng hoá hay các “giỏ” hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua được với thu nhập và mức giá hiện hành.

Ví dụ, người tiêu dùng có thu nhập dành cho tiêu dùng là I để mua 2 loại hàng hóa với số lượng X và Y. Giá 1 đơn vị hàng hóa X là Px và giá 1 đơn vị hàng hóa Y là Py.

Phương trình ràng buộc ngân sách có dạng: X*Px + Y*Py = I

Điểm A là điểm người tiêu dùng chỉ mua hàng hóa Y và không mua hàng hóa X và số lượng Y là I/Py.

Điểm B là điểm mà người tiêu dùng sử dụng toàn bộ ngân sách của mình để mua hàng hóa X và mua được số lượng X là I/Px.

Các điểm nằm trên đường ngân sách biểu diễn các lựa chọn tiêu dùng kết hợp X và Y với hạn mức nhất định về thu nhập và mức giá của hàng hóa.

Khi thu nhập I của người tiêu dùng tăng lên I’, người tiêu dùng sẽ có khả năng mua được nhiều hơn số lượng hàng hóa X và Y so với ban đầu. Do đó, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song với đường ngân sách ban đầu từ AB sang A’B’

Hình 4.1. Sự thay đổi của đường ngân sách

I/Py I/Px A B X Y 0 BL 0 BL I/Py I/Px A B X Y BL’ I/P’x B’ A’ 0 BL I/Py I/Px A B X Y BL’ B’

Khi thu nhập không đổi mà giá hàng hóa X giảm xuống, người tiêu dùng có khả năng mua được nhiều X hơn so với ban đầu. Khi đó, giá Y không đổi nên I/Py không đổi. Giá X giảm nên I/P’x tăng lên. Đường ngân sách xoay ra ngoài: AB dịch chuyển sang AB’.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)