X TU MU MU/P Y TUY MUY MUY/PY 1 60 60 6 1 20 20
MRS / = ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)
6.2.1 Đặc điểm thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Một thị trường được coi là cạnh tranh hoàn hảo khi nó thoả mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, có vô số người mua và người bán trên thị trường. Sản lượng của họ là tương đối nhỏ so với lượng cung trên thị trường. Chính vì vậy mà họ không thể tác động tới giá của thị trường được. Nói một cách khác họ không có sức mạnh thị trường. Tham gia vào thị trường này các hãng sản xuất là người "chấp nhận giá" sẵn có trên thị trường. Mỗi hãng đều có thể bán toàn bộ sản lượng của mình ở mức giá "chấp nhận" đó. Hay nói một cách khác đường cầu đối với hãng là một đường nằm ngang.
Thứ hai, sản phẩm đồng nhất và người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản phẩm của các hãng phải giống nhau để đảm bảo cho việc người mua không cần quan tâm đến việc họ sẽ mua của ai. Thí dụ các sản phẩm như gạo, ngô, trứng, cửa hàng bán đĩa DVD có thể ghi được v.v... đều giống nhau và mỗi người bán đều phải bán theo giá thị trường và không thể định giá riêng cho sản phẩm của mình được.
Thứ ba, thông tin trên thị trường hoàn hảo, tức là mọi hành vi của người mua và người bán đều được phản ánh đầy đủ trên trên thị trường. Như vậy, mọi thông tin về sản phẩm, giá cả đều được người mua biết rõ.
Thứ tư, việc xâm nhập và rút khỏi thị trường là tự do: Lợi nhuận kinh tế là động lực, sức hút mạnh mẽ đối với những ai muốn gia nhập thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo không có trở ngại đáng kể đối với việc này. Thí dụ để sản xuất ra lúa ngô, trứng, lượng đầu tư bỏ ra rất ít so với việc mở ra các nhà máy sản xuất ô tô, luyện kim... Khi càng nhiều nhà sản xuất tham gia vào thị trường, lợi nhuận kinh tế sẽ giảm xuống và tiến dần đến số không và các nhà sản xuất lại có xu hướng rút khỏi thị trường này. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo việc xâm nhập và rút khỏi thị trường là tự do.