Phân loại độ co giãn của đường cung

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 44 - 45)

b. Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hoá

3.2.2. Phân loại độ co giãn của đường cung

Cũng giống như đối với cầu, nếu 1% giá tăng khiến lượng cung tăng nhiều hơn 1%, hàng hóa được gọi là có cung co giãn theo giá, và đường cung sẽ có xu hướng thoải. Còn nếu lượng cung tăng ít hơn 1% khi giá tăng 1%, cung hàng hóa được coi là không co giãn, đường cung có xu hướng dốc. Nếu mức độ thay đổi của lượng cung bằng với mức độ thay đổi của giá, cung hàng hóa được gọi là co giãn đơn vị.

Có hai trường hợp đặc biệt về độ co giãn của cung. Nếu lượng cung luôn cố định cho dù giá hàng hóa thay đổi thì độ co giãn của cung bằng 0 (cung hoàn toàn không co giãn), đường cung có hình dạng thẳng đứng. Ngược lại, bất kỳ sự thay đổi nào, dù rất nhỏ của giá đều khiến lượng cung biến động cực lớn (vô hạn), đường cung có độ co giãn là vô cùng (cung hoàn toàn co giãn), đường cung là đường nằm ngang.

P Q S 4 0

(c) Co giãn đơn vị: độ co giãn bằng 1 P

Q S S

0

(a) Cung hoàn toàn không co giãn: độ co giãn bằng không

Độ co giãn của cung theo giá

Thay đổi phần trăm của giá Thay đổi phần trăm của lượng cung =

P

S

4

(b) Cung không co giãn: độ co giãn nhỏ hơn 1 P

S

4

Hình 3.5. Độ co giãn của cung theo giá 3.2.3. Những yếu tố tác động đến độ co giãn của cung

Độ co giãn của cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố chính  Khả năng thay thế các yếu tố sản xuất

 Khoảng thời gian khi giá thay đổi

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)