Q ngh×n tÊn/n¨m
2.4.2. Chính sách làm cho lượng cung và lượng cầu khác nhau
Chính phủ có thể tác động vào thị trường thông qua các chính sách can thiệp trực tiếp vào giá làm cho lượng cung và lượng cầu khác nhau. Chúng ta sẽ xem xét các trường hợp đặt giá trần và giá sàn của chính phủ.
2.4.2.1. Giá trần
Giá trần là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính phủ ấn định. Các hãng sản xuất không được bán hàng hóa với giá cao hơn mức giá trần đó. Như vậy, có thể thấy là mục tiêu của chính phủ khi đặt giá trần là bảo vệ người tiêu dùng. Và để mức giá trần phát huy được tác dụng thì nó luôn phải thấp hơn mức giá cân bằng do thị trường xác định.
Giả sử chính phủ áp dụng giá trần là Pc (hình 2.18). Tại mức giá Pc, lượng cầu( QD ) là Q1 và lượng cung( Qs) là Q2. Ta thấy rằng Q1 > Q2 , thị trường xảy ra hiện tượng thiếu hụt.
Hình 2.18. Giá trần 2.4.2.2. Giá sàn
Giá sàn là mức giá thấp nhất đối với một hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể nào đó do chính phủ quy định. Ví dụ, khi được mùa giá nông sản thường giảm rất mạnh và người nông dân thậm chí bị lỗ. Chính phủ quy định giá sàn – mức giá tối thiểu mà các doanh nghiệp phải mua nông sản cho người nông dân hay như chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động.
Như vậy, mục tiêu của giá sàn là bảo vệ người bán. Để chính sách này phát huy tác dụng thì giá sàn luôn phải được đặt cao hơn mức giá cân bằng do thị trường tự xác định.
Q1 Q2 Qe Q2 Qe e Q Pe Pc Pc D S P
Giả sử chính phủ đặt giá sàn là Pf (hình 2.19). Tại mức giá Pf, QD = Q2 , Qs = Q1. Ta thấy rằng Q2 < Q1 hay , QD < Qs , thị trường xảy ra hiện tượng dư thừa.
Hình 2.19. Giá sàn Pe Pf Pf D S P Q1 Q2 Qe Q
TÓM TẮT
Cầu: Số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Cầu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nữa như thu nhập, thị hiếu, dân số, giá hàng hóa liên quan và kỳ vọng. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, khi giá hàng hóa tăng lên, lượng cầu đối với hàng hóa giảm xuống. Sự thay đổi giá bản thân hàng hóa gây ra sự vận động dọc theo đường cầu. Sự thay đổi các nhân tố khác giá làm cho đường cầu dịch chuyển. Đường cầu thị trường là tổng của các đường cầu cá nhân theo chiều ngang.
Cung: Số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Cung phụ thuộc vào các yếu tố khác như công nghệ sản xuất, giá yếu tố đầu vào, số lượng người sản xuất, chính sách thuế và các kỳ vọng. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, giá hàng hóa tăng lên thì lượng cung tăng lên. Sự thay đổi giá bản thân hàng hóa gây ra sự vận động dọc theo đường cung. Sự thay đổi các nhân tố khác giá làm dịch chuyển đường cung. Đường cung thị trường là tổng các đường cung cá nhân theo chiều ngang.
Cân bằng thị trường: Sự tương tác của cung và cầu xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường. Tại mức giá cao hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện dư thừa hàng hóa, giá sẽ có xu hướng giảm xuống. Tại mức giá thấp hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện thiếu hụt hàng hóa, giá sẽ tăng.
Sự thay đổi trạng thái cân bằng: Một sự thay đổi của yếu tố không phải là giá của hàng hóa sẽ làm cho đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển. Một trạng thái cân bằng mới sẽ được thiết lập.
Sự can thiệp của chính phủ: Chính phủ có thể làm thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường bằng cách can thiệp vào thị trường làm thay đổi đường cung hoặc đường cầu. Chính phủ đặt giá trần hoặc giá sàn sẽ làm xuất hiện dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa.
Điều kiện áp dụng mô hình cung cầu: Mô hình cung cầu là một công cụ rất mạnh để hiểu biết và giải thích các thay đổi trên thị trường khi các nhân tố thay đổi. Tuy nhiên, mô hình này thích hợp với điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong đó rất nhiều người mua và người bán, sản phẩm giống nhau, thị trường có thông tin hoàn hảo và chi phí giao dịch thấp.