b. Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hoá
4.2.1. Khái niệm, công thức tính và đơn vị đo lợi ích
Lợi ích (U) được hiểu là sự thoả mãn và hài lòng do tiêu dùng hàng hoá mang lại.
Tổng lợi ích (TU) là toàn bộ sự thoả mãn và hài lòng từ việc tiêu dùng một số lượng nhất định hàng hoá.
Trong định nghĩa lợi ích và tổng lợi ích sự thoả mãn được người tiêu dùng cảm nhận khi tiêu dùng hàng hoá đã bao hàm sự đánh giá có tính cá nhân và chủ quan, nghĩa là cùng một hàng hoá có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng này và có thể không mang lại lợi ích cho người tiêu dùng khác. Vì vậy lợi ích và tổng lợi ích là những khái niệm trừu tượng do đó để đo lợi ích người ta dùng một đơn vị qui ước gọi là Utils. Đơn vị đo lợi ích chính là giả định quan trọng của các lý thuyết khác nhau về hành vi người tiêu dùng.
Lợi ích cận biên (MU) của một hàng hoá là mức thay đổi của tổng lợi ích do thay đổi về lượng tiêu dùng hàng hoá đó với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác, tức là mức độ thoả mãn và hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sau cùng của hàng hoá đó mang lại.
Nếu có giả thiết về tính đo được của tổng lợi ích, thì sự gia tăng của lợi ích sẽ bằng một con số xác định, và được biểu thị bằng một số đơn vị lợi ích nhất định. Về ý nghĩa toán học thì lợi ích cận biên của hàng hoá chính là đạo hàm của hàm tổng lợi ích TU.
Có thể viết công thức xác định lợi ích cận biên như sau: MU = TU/Q = (TU)’Q.
Đặc biệt khi việc tiêu dùng hàng hoá là rời rạc hay Q = 1 tức là mỗi lần tiêu dùng thêm đúng 1 đơn vị hàng hoá đó thì sẽ có công thức đơn giản để tính lợi ích cận biên MU = TU
Để thấy được rõ cách tính ta lấy ví dụ về tiêu dùng nước cam của cá nhân A ở Bảng 4-1 sau:
Bảng 4.1. Tổng lợi ích và lợi ích cận biên tiêu dùng hàng hóa (nước cam)
Lượng tiêu dùng (Q) Tổng lợi ích ( TU) Lợi ích cận biên (MU)
Sự thay đổi của TU và MU
0 0 -
1 4 4
2 7 3 MU > 0; tăng tiêu dùng Q thì TU tăng
3 9 2
4 10 1