Sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 54 - 55)

5 100 MU = 0; tiêu dùng tới hạn Q* có TUMa

4.2.5.1. Sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng

Giả định người tiêu dùng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi ích. Chúng ta xem xét trường hợp đơn giản nhất đó là tiêu dùng một loại hàng hóa X. Người tiêu dùng có thể mua hàng hóa X hoặc cất tiền đi, hay nói cách khác là phải lựa chọn. Người tiêu dùng có thể gia tăng tổng lợi ích của mình mỗi lần anh ta mua một đơn vị hàng hoá X mà lợi ích tăng thêm (MU) lớn hơn là chi phí tăng thêm phát sinh do việc mua hàng hoá đó hay giá hàng hoá (P). Như thế, nếu MU > P, việc mua thêm hàng hoá sẽ gia tăng tổng lợi ích. Ngược lại, nếu MU < P thì việc mua hàng hoá đó là điều kém khôn ngoan. Người tiêu dùng sẽ dừng việc mua các đơn vị hàng hoá tăng thêm khi đã đạt đến mức mà ở đó lợi ích cận biên (MU) do sản phẩm đem lại vừa bằng giá mua sản phẩm đó. Vì người tiêu dùng có xu hướng tự nhiên là mua một số lượng hàng hoá ở mức thoả mãn cho điều kiện này, nên người ta thường gọi đó là trạng thái cân bằng của người tiêu dùng

hay điểm tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng. Ở trạng thái cân bằng tiêu dùng, lợi ích cận biên của hàng hóa X bằng với giá của nó. Biểu thị bằng công thức ta có MUx = Px. Như vậy, người tiêu dùng sẽ thu được lợi ích tối đa khi MUx = Px (lợi ích cận biên bằng với giá hàng hoá).

Quay trở lại ví dụ đã nêu trên với đường biểu diễn lợi ích cận biên (MU) ở hình 4-4. Người tiêu dùng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi ích sẽ mua số lượng nước cam ở mức thoả mãn cho điều kiện MU = P - vì nếu giá P không đổi, thì giá và chi phí tăng thêm như nhau. Nếu một đơn vị tiền tệ nào đó (1 đồng, 1000 đồng hay 1 đô la Mỹ,...) lại cũng được định nghĩa là một “đơn vị”

4000 2000 E 2000 E B D = MU P, MU 0 CS Số cốc nước cam A

lợi ích, thì rất dễ dàng quy đổi đường biểu diễn lợi ích cận biên mang màu sắc tâm lý chủ quan của Hình 4-4 thành một đường biểu diễn lượng cầu mang tính khách quan. Quan hệ khách quan này có thể được suy diễn ra từ đường biểu diễn lợi ích cận biên (MU) hàm chứa trong đó, bằng cách cho phép người tiêu dùng cực đại hoá mức độ thoả mãn của mình ở các mức giá khác nhau và quan sát hành vi mua sắm của anh ta. Đường mà trước đây trong Hình 4-1b và Hình 4-4 ta gọi là đường biểu diễn lợi ích cận biên (MU) giờ đây trở thành đường biểu diễn số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẽ mua ở mỗi mức giá nhất định.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)