Khái niệm kiểm định chất lượng

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 25 - 28)

Thuật ngữ kiểm định chất lượng được sử dụng nhiều nhất ở Hoa Kỳ. Kiểm định có thể được áp dụng trong một trường đại học hoặc chỉ cho một chương trình đào tạo của một môn học. Kiểm định đảm bảo với cộng đồng cũng như với các tổ chức hữu quan rằng: Một trường đại học (hay một chương trình môn học nào đó) có những mục tiêu đào tạo được xác định rõ ràng và phù hợp; có được những điều kiện để đạt những mục tiêu đó và có khả năng phát triển bền vững.

Kiểm định nhằm hai mục đích:

- Đảm bảo với những đối tượng tham gia vào công tác giáo dục rằng:

Một chương trình đào tạo hay một trường, khoa nào đó đã đạt hay vượt những chuẩn mực nhất định về chất lượng.

- Hỗ trợ trường liên tục cải tiến chất lượng.

Cơ chế tự quản lý chất lượng này được áp dụng cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, từ bậc cơ sở đến bậc đại học và sau đại học, cũng như các chương trình đào tạo kỹ thuật có cấp văn bằng, chứng chỉ. Đây là một cơ chế toàn diện, nhưng là cơ chế tự nguyện. Vì thế, không một trường đại học hay cao đẳng nào buộc phải được kiểm định. Tuy nhiên, một trường không được

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

kiểm định thường phải chịu hậu quả to lớn về thị trường sinh viên, về bằng

cấp (sinh viên ở các trường này không được học tiếp sau đại học tại các trường đã kiểm định, không được cấp chứng chỉ hành nghề…)

Kiểm định không nhằm mục đích xếp loại các trường đại học vì các trường có mục đích khác nhau. Kiểm định cũng không thay thế chứng chỉ hành nghề. Một sinh viên tốt nghiệp đại học y khoa đã được kiểm định muốn hành nghề y tại Hoa Kỳ phải qua kỳ sát hạch và được cấp chứng chỉ hành nghề…

Thường có hai hình thức kiểm định: Kiểm định cấp trường và kiểm định chương trình khoá học.

Kiểm định cấp trường: nhằm mục đích đảm bảo trước cộng đồng nghề nghiệp và các khách hàng rằng trường đại học này thoả mãn các tiêu chí sau:

- Trường đã có mục tiêu đào tạo rõ ràng;

- Trường đã chuẩn bị tốt các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ

đào tạo của mình;

- Trường đã thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của mình;

- Trường có kế hoạch phát triển các nguồn lực để tiếp tục thực hiện tốt

các sứ mệnh của mình trong tương lai.

Kiểm định chương trình khoá học: chủ yếu nhằm kiểm định các chi tiết về đào tạo và nghiên cứu của chương trình đào tạo chuyên ngành đó có đạt chuẩn tối thiểu không và sau đó tuỳ theo kết quả kiểm định có thể cho phép

hoặc dừng chương trình đào tạo đó. Thông thường kiểm định trường là điều

kiện tiên quyết cho kiểm định chương trình.

Quy trình thực hiện kiểm định chất lượng:

Thực tiễn kiểm định chất lượng khá đa dạng và phức tạp, nhưng hầu như thống nhất một quy trình gồm 4 bước sau:

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

Bước 2: Tự đánh giá của nhà trường;

Bước 3: Đánh giá từ bên ngoài (đánh giá đồng nghiệp);

Bước 4: Công nhận những trường hoặc những chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

Ở bước thứ 2, nhà trường sử dụng các công cụ kiểm định chất lượng để triển khai tự đánh giá trong phạm vi một chương trình đào tạo hay trong phạm vi toàn bộ nhà trường. Đây là một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Tự đánh giá không chỉ đơn thuần là viết một báo cáo phê và tự phê. Tự đánh giá là một quá trình tự học tập, tự nghiên cứu và tự hoàn thiện theo các chuẩn mực đã ban hành để nhà trường hay chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định. Quá trình này thường kéo dài từ 6 tháng đến

18 tháng. Ở Mỹ, quá trình tự đánh giá thường kéo dài 18 tháng. Đó là khoảng

thời gian cần thiết để nhà trường tự nhận thấy những khiếm khuyết của mình và phấn đấu để khắc phục những khiến khuyết đó.

Ở nhiều nước Châu Âu, tuy trước đây chưa áp dụng quy trình kiểm định nhưng đã sử dụng tự đánh giá như một công cụ tự hoàn thiện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Tự đánh giá có ưu điểm là do chính những thành viên của nhà trường trực tiếp thực hiện. Họ là những người hiểu rõ trường ĐH, chương trình đào tạo của họ hơn ai hết. Nhưng tự đánh giá thường thiếu khách quan do những người không chuyên thực hiện. Ngược lại, đánh giá đồng nghiệp hay đánh giá bên ngoài là một quá trình nhằm làm tăng thêm giá trị của kết quả tự đánh giá. Đánh giá đồng nghiệp do các chuyên gia tốt nhất trong cùng một lĩnh vực chuyên môn triển khai thực hiện. Quá trình đánh giá đồng nghiệp nhằm làm sáng tỏ thêm những vấn đề chưa được đề cập đầy đủ trong báo cáo tự đánh giá và nhằm tăng thêm tính giá trị của chính bản báo cáo tự đánh giá. Một biện pháp để

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

chuyên gia đánh giá bên ngoài là công bố công khai hai báo cáo này trên các

thông tin đại chúng.

Khác với các hình thức đánh giá được sử dụng ở Anh quốc và một số nước khác, không có một sự công nhận chính thức kết quả đạt được của từng

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)