Biện pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 93 - 96)

Để liên kết đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất được tốt cần tiến hành các biện pháp cụ thể sau :

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác thường xuyên giữa nhà trường và các doanh nghiệp.

- Thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin về đào tạo cho các đơn vị

sản xuất được biết và nhận thông tin về dự báo nhu cầu của các đơn vị.

- Kế hoạch hoá đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Đặc biệt, chúng ta có thể thành lập bộ phận thị trường, hướng nghiệp và tư vấn việc làm của thị trường cho học sinh tốt nghiệp. Đây là một biện pháp cần được quan tâm nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động của nhà trường trong công tác gắn đào tạo với nhu cầu việc làm. Tăng cường công tác thông tin, thị trường và hướng nghiệp để thường xuyên điều chỉnh trong quá trình lập kế hoạch và

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

tổ chức đào tạo cùng với việc mở rộng công tác tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Để tăng cường mối liên kết với các cơ sở sản xuất trong đào tạo, nhà trường cần tổ chức liên kết đào tạo ở mức độ kết hợp có giới hạn. Các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các đơn vị sản xuất được thể hiện :

+ Về cơ bản, sử dụng mục tiêu, nội dung chương trình do Bộ duyệt. + Khi xây dựng kế hoạch đào tạo, có sự phối hợp với cơ sở sản xuất để điều chỉnh nội dung thực hành cho hợp lý.

+ Trong quá trình đào tạo, phần lý thuyết cơ sở, lý thuyết chuyên ngành học sinh được học tại trường. Phần thực hành cơ bản và thực hành chuyên ngành được học tập tại xưởng trường, phần thực tập sản xuất có sự kết hợp giữa nhà trường và đơn vị sản xuất được diễn ra tại các cơ sở sản xuất.

+ Khi thi tốt nghiệp, phần lý thuyết do nhà trường tổ chức, phần thực hành có sự kết hợp giữa hai bên và tổ chức tại xí nghiệp. Học sinh tốt nghiệp sẽ được lựa chọn làm việc tại cơ sở sản xuất.

Ngoài phương thức đào tạo hiện có, cần bổ sung phương thức liên kết mới trong đào tạo: Thành lập đơn vị sản xuất trong nhà trường. Với phương thức mới này, học sinh sẽ được học lý thuyết tại các lớp, giai đoạn thực hành cơ bản được tiến hành tại xưởng trường, một phần thực hành chuyên môn và thực tập sản xuất được tổ chức tại cơ sở sản xuất trong trường. Phương thức mới này có ưu điểm giúp nhà trường chủ động kế hoạch thực hành, thực tập và quản lý được một cách chặt chẽ, triệt để khi các em đi thực tập. Song có điểm hạn chế về cơ sở vật chất và các thông tin, công nghệ mới. Vì vậy, cần phải thiết lập mối quan hệ giữa cơ sở sản xuất trong trường với các doanh nghiệp, đơn vị bên ngoài xã hội để có thể cập nhật kiến thức và công nghệ mới vào quá trình đào tạo học sinh.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

+ Kế hoạch đào tạo giao cho các khoa nghề phối hợp với các cơ sở sản xuất chủ động xây dựng trước khi vào năm học, trên cơ sở đó lập kế hoạch giáo viên, kế hoạch chỉnh lí chương trình, nội dung kiến thức cho phù hợp với thực tế sản xuất trên cơ sở khung chương trình đã được duyệt, kế hoạch trang thiết bị, vật tư phục vụ thực hành, thực tập.

+ Kế hoạch đào tạo của nhà trường được tổng hợp từ kế hoạch đào tạo của các khoa nghề và được cân đối để thực hiện những hoạt động đào tạo chung.

+ Việc thực hiện kế hoạch giao cho các khoa nghề thực hiện theo kế hoạch hợp đồng liên kết đào tạo đã thông qua.

+ Phòng Đào tạo có chức năng theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện các kế hoạch đó.

Ngoài ra, để giải quyết vấn đề nghiên cứu thị trường, hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho học sinh tốt nghiệp ra trường, nhà trường có thể thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm. Thông qua các trung tâm này, nhà trường có thể thông tin cho các cơ sở sản xuất và học sinh có nguyện vọng học nghề nắm được về nhu cầu và năng lực đào tạo của nhà trường, thu nhận thông tin về nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nhân lực của các đơn vị sản xuất và người lao động, giới thiệu học sinh tốt nghiệp có nhu cầu tìm việc làm. Ngược lại, các đơn vị sản xuất qua trung tâm này thông tin về nhu cầu của đơn vị mình (Số lượng, cơ cấu ngành

nghề, trình độ chuyên môn) khả năng hợp tác với nhà trường và tiếp nhận học

sinh tốt nghiệp.

Trong thời gian tới cần hướng mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo gắn với

yêu cầu của người sử dụng lao động- tiến tới đào tạo theo yêu cầu, theo đơn

hàng và thông qua các hợp đồng đào tạo. Giữa nơi sử dụng lao động và nhà trường cùng nhau bàn bạc và thống nhất xây dựng các chương trình đào tạo cho

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

phù hợp, nhất là trong từng MODUL cụ thể. Mở rộng mối quan hệ giữa nhà trường và thị trường lao động, xây dựng mạng lưới công tác viên với cơ chế phù hợp để giải quyết vấn đề đầu ra cho “sản phẩm” của nhà trường.

Phải dạy cho người học không chỉ cách tìm việc làm mà còn biết cách tự tạo việc làm, nhằm tránh hiện tượng như hiện nay vẫn còn tồn tại là sau khi học xong chỉ muốn có việc làm trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước mà chưa dám mạnh dạn mở các cở sở sản xuất, dịch vụ mặc dù có khả năng (khả năng lập nghiệp).

Một vấn đề cần đặt ra là việc học cần bám sát với việc làm, sao cho người học có khả năng thích nghi cao trong thị trường việc làm, biết cách tự tạo việc làm, chủ động giải quyết cho mình thoát khỏi tình trạng thất nghiệp điều đó thực hiện sự công bằng trong việc học tập và có việc làm.Từ đó giúp người học hướng nghiệp, tạo nghiệp và lập nghiệp. Một khi người học có cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp thì quá trình đào tạo của nhà trường sẽ tự nó được đẩy chất lượng lên cao bởi người học đã tự ý thức được chỉ có học giỏi và thật giỏi mới có cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm sau này, vấn đề cốt lõi để đảm bảo cuộc sống.

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)