Đổi mới phương pháp giảng dạy 1 Cơ sở đề ra giải pháp

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 82 - 85)

3.2.2.1. Cơ sở đề ra giải pháp

Song song với việc đổi mới nội dung chương trình thì việc đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy là rất cần thiết bởi lẽ khi mục tiêu đào tạo đã được xác định, nội dung chương trình đã được cải tiến thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy là yêu cầu bắt buộc. Ngày nay các phương tiện giảng

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

dạy phục vụ cho việc dạy và học rất phong phú nên những phương pháp giảng dạy truyền thống được hỗ trợ bằng nhiều phương tiện hiện đại giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức dễ dàng hơn. Ngoài ra, cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng thầy là người điều khiển, nêu vấn đề, còn trò thì chủ động tìm tòi, khám phá và lĩnh hội tri thức.

3.2.2.2. Mục tiêu của giải pháp

- Giúp cho học sinh dễ hiểu bài, chủ động tiếp thu lĩnh hội và làm chủ

tri thức, đảm bảo chất lượng của nguồn nhân lực lao động cho xã hội sau này. - Tạo ra phong trào cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy trong đội ngũ giáo viên trở thành thường xuyên, là nhu cầu không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy.

3.2.2.3. Đề xuất biện pháp thực hiện

- Nhà trường cần quán triệt lại quan điểm và thái độ đến với việc đổi

mới phương pháp giảng dạy đào tạo trong toàn thể giáo viên, cán bộ quản lý nhằm nâng cao nhận thức, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họ, coi đây là công việc quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp đào tạo.

- Tổ chức hội nghị bàn về đổi mới phương pháp giảng dạy, mời chuyên

gia về dạy mẫu để toàn trường rút kinh nghiệm và học tập.

- Chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn lập kế hoạch và tổ chức đổi mới phương pháp giảng dạy của đơn vị mình.

- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở trong nhà trường, một trong

những tiêu trí đánh giá là bài giảng phải áp dụng phương pháp giảng dạy mới, có đồ dùng dạy học...

Trên cơ sở kết quả thi giáo viên giỏi cấp trường này trường cử giáo viên tham gia: “Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố” do Sở GD&ĐT và Sở LĐTB&XH tổ chức. Tăng cường đầu tư về mọi mặt cho các giáo viên tham gia thi và tổ chức giảng lại.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh 3.2.3.1. Cơ sở đề ra giải pháp

Cũng như hầu hết các trường đại học trong cả nước, hiện nay trường ĐH

Công nghiêp HN đang áp dụng học chế học phần, trong đó có chứa đựng một số yếu tố của học chế tín chỉ. Hình thức này phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội và điều kiện dạy và học đại học khó khăn. Hiện nay, điều kiện dạy và học được cải thiện, một số trường đại học đã cải tiến, làm mềm dẻo triệt để học chế học phần, tức là chuyển sang học chế tín chỉ. Quá trình chuyển đổi không phải là xoá bỏ học chế này để chuyển sang học chế khác mà là cải tiến học chế đang

sử dụng để tăng độ mềm dẻo, cơ động của nó. Đồng thời xây dựng chương

trình học chế tín chỉ cũng là một xu thế tất yếu của mỗi trường trong bối cảnh hệ thống giáo dục đại học nước ta hội nhập với khu vực và thế giới.

3.2.3.2. Mục tiêu của giải pháp

Chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm mục tiêu: Mỗi sinh viên

có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời nhà trường nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn cuộc sống.

Học chế tín chỉ tạo một học chế mềm dẻo hướng về sinh viên để tăng

cường tính chủ động và khả năng cơ động của sinh viên, đảm bảo sự liên thông dễ dàng trong quá trình học tập và tạo điều kiện để sinh viên tốt nghiệp thích ứng cao với thị trường lao động trong nước.

3.2.3.3. Đề xuất biện pháp thực hiện

- Rút kinh nghiệm về việc thực hiện học chế học phần hiện tại, và đặc

biệt là học chế TC ở một số trường đại học để nêu ra những yếu kém cần khắc phục và phương hướng phát triển;

- Chuẩn bị đầy đủ các văn bản khung cho toàn bộ hệ thống về học chế TC. Điểu chỉnh những quy định trong các văn bản đã có trái với bản chất của học chế TC. Tổ chức tập huấn cho giáo viên và cán bộ quản lý về học chế TC.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

Tổ chức thiết kế lại hoặc rà soát lại chương trình đào tạo các ngành học, phân chia và xây dựng lại chương trình chi tiết các học phần theo tinh thần học chế TC và kiến thức cập nhật, hiện đại.

- Nghiên cứu các hình thức thích hợp cho việc tổ chức và hoạt động của các đoàn thể sinh viên.

- Xây dựng các công cụ phổ biến cho sinh viên về chương trình và quy

trình học tập, phục vụ học chế TC, đặc biệt là niên lịch giảng dạy.

- Liên kết xây dựng và phổ biến, chuyển giao công nghệ điều hành đào tạo theo học chế TC: các phần mềm quản lý đào tạo, các công cụ chuyên dụng để đăng ký học phần, các phần mềm tiếp cận trực tuyến…

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)