Tiêu chí 5.8: Nhà trường có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lí các hoạt động giảng dạy của giáo viên, chú trọng việc triển khai đổi mớ

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 70 - 74)

các hoạt động giảng dạy của giáo viên, chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học

Cùng với việc tổ chức đào tạo nhà trường đã đề ra những quy định về

kiểm tra, thanh tra giáo dục nhằm theo dõi việc thực hiện các văn bản pháp quy về công tác đào tạo của Bộ Giao dục và Đào tạo, của Tổng cục dạy nghề, Bộ Công thương... Kiểm tra giám sát việc thực hiện lịch trình giảng dạy, kiểm tra bài giảng, kiểm tra việc thực hiện giờ lên lớp, thời khoá biểu

của giảng viên, kiểm tra việc thực hiện thi kết thúc học phần (Đề thi, lịch

thi...), kiểm tra những điều kiện giảng dạy để đảm bảo chất lượng tiếp thu bài giảng của sinh viên (Bảng phấn, chữ viết bảng, các phương pháp giảng dạy bằng đèn chiếu, ánh sáng...)

Hằng năm Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường đánh giá kết

quả hoạt động giảng dạy của từng giảng viên dựa trên các tiêu chí đã đề ra và

rà soát lại những mặt còn hạn chế. Trong những năm gần đây trường ĐH Công nghiệp HN đã nỗ lực rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung được thay đổi rất nhiều theo hướng hội nhập với nền khoa học tiên tiến, phương tiện giảng dạy được hiện đại hoá.

Cụ thể như sau:

Để quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, Nhà trường sử dụng các

quy định về biểu mẫu sổ sách dùng để theo dõi quá trình giảng dạy gồm:

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

+ Kế hoạch đào tạo từng khoá học theo từng ngành nghề đào tạo. + Tiến độ giảng dạy trong năm học của từng lớp.

+ Kế hoạch giáo viên: Kế hoạch giảng dạy và các hoạt động khác của từng giáo viên.

+ Kế hoạch sử dụng các trang thiết bị dạy-học (Tổng hợp từ kế hoạch

môn học của các lớp).

+ Lịch giảng dạy môn học: Nội dung, chương trình môn học, thời gian thực hiện, các công tác chuẩn bị cho giảng dạy môn học.

+ Giáo án lý thuyết: Kế hoạch lên lớp thực hiện bài giảng của giáo viên lý thuyết.

+ Giáo án thực hành: Kế hoạch lên lớp thực hiện bài giảng của giáo viên thực hành.

- Hệ thống sổ sách, biểu mẫu theo dõi quá trình kiểm tra đánh giá việc

thực hiện kế hoạch đào tạo:

+ Sổ tay giáo viên lý thuyết: Để theo dõi quá trình lên lớp và kết quả học tập của học sinh các lớp được phân công cho giáo viên giảng dạy.

+ Sổ tay giáo viên thực hành: Để theo dõi tình hình lên lớp và kết quả thực tập, rèn luyện tay nghề mỗi học sinh tronh lớp được phân công phụ trách.

+ Phiếu dự giờ: Dùng để ghi chép các nhận xét, góp ý cho giáo viên khi

đến dự giờ giảng được khoa, tổ bộ môn lưu trữ cho từng giáo viên theo thứ tự thời gian.

+ Kết quả thi, kiểm tra: Là bản xác nhận kết quả học tập của từng học sinh trong mỗi môn học đã được thông qua giáo viên, khoa, trung tâm và phòng đào tạo trong đó, ghi rõ các điểm theo hệ số, điểm trung bình môn học (TBMH), điểm thi kiểm tra hết môn và điểm tổng kết môn học(TKMH).

+ Sổ lên lớp hàng ngày: Dùng cho giảng dạy lý thuyết hay hướng dẫn thực hành trên lớp. Trong đó, thể hiện các nội dung theo dõi trong quá trình

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

đào tạo như: Danh sách giáo viên giảng dạy các lớp, thời khoá biểu của các lớp theo từng giai đoạn, phần ghi nội dung và kết quả kiểm tra tình hình dạy

học, điểm danh học sinh-sinh viên trong mỗi buổi lên lớp, tóm tắt nội dung

bài giảng, kết quả học tập của từng môn học, xếp loại đạo đức của từng học sinh theo từng giai đoạn...

+ Phiếu theo dõi đánh giá kết quả thi kiểm tra hết môn, điểm tổng kết của từng môn học có chữ kí xác nhận của giáo viên bộ môn. Có đánh giá nhận xét chung về học tập, rèn luyện đạo đức và kết quả xét lên lớp của học sinh đó trong năm học có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm. Trang cuối sổ là phần ghi kết quả thi tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp có xác nhận của hiệu trưởng.

+ Thẻ học sinh - sinh viên: Giúp học sinh, sinh viên có cơ sở để liên hệ các Phòng, Khoa, Trung tâm trong trường như Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức hành chính, Trung tâm thư viện ...

+ Sổ đăng kí học sinh (sổ danh bạ học sinh): Ghi trích ngang học sinh khi vào học và kết quả học tập trong toàn khoá của học sinh

+ Bằng tốt nghiêp, sổ phát bằng: theo dõi việc phát bằng cho học sinh tốt ra trường theo các hệ, ngành đào tạo khác nhau.

Kết quả là:

+ Các giáo viên yêu nghề, tận tâm với nghề nghiệp, giảng dạy luôn thích ứng với triết lý và mục tiêu của nhà trường là “dạy những cái người học cần chứ không dạy những cái mình có”.

+ Phong trào thi đua học tốt được phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả. Các giờ giảng đều sử dụng đồ dùng dạy học như máy và phim đèn chiếu, mô hình học cụ, quy trình bản vẽ sẵn vv....nên hiệu quả các giờ giảng dạy ngày càng tăng.

+ Kết quả hội giảng của nhà trường qua các năm học đều được các cấp Sở, Bộ đánh giá có chất lượng cao và được thể hiên qua bảng 10.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

STT Năm học Cấp toàn quốcSố giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏiCấp thành phố Cấp trường

1 2004-2005 Không tổ chức 10 47

2 2005-2006 01 10 63

3 2006-2007 01 12 68

+ Nội dung giảng dạy của giáo viên luôn bám sát trương trình môn học và kế hoạch giảng dạy và điều chỉnh và cập nhật nội dung kiến thức mới cho phù hợp thực tế và đáp ứng mục tiêu của bài học, môn học, ngành học.

+ Phong trào đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hoá quá trình học

tập của học sinh-sinh viên được giáo viên hăng hái tham gia với mức độ sâu

rộng và có hiệu quả.

+ Thực hiện tích cực các hoạt động tự bồi dưỡng dưới nhiều hình thức như sinh hoạt tổ chuyên môn, tự học, dự giờ trao đổi....thông qua đó các vấn đề khó khăn trong giảng dạy được bàn bạc kĩ, thống nhất và cùng tháo gỡ.

+ Hình thức viết sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu các đề tài khoa học đã trở thành phong trào thi đua bắt buộc đối với những giáo viên đăng kí thi đua đạt danh hiệu từ lao động giỏi trở lên.

+ Nhà trường đã động viên giáo viên các đơn vị phòng ban tham gia viết giáo trình các môn kĩ thuật cơ sở và kĩ thuật chuyên môn nên tài liêu tham khảo cho giáo viên và học sinh đảm bảo tương đối đầy đủ.

+ Phong trào sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến làm mô hình học cụ vv...

được nhà trường động viên và có chế độ phù hợp cho các cán bộ giáo viên tham gia nên đáp ứng tương đối đầy đủ với các ngành Điện, Điện tử, Công nghệ Ôtô vv...

+ Hồ sơ giảng dạy của giáo viên có đầy đủ về số lượng, song chất lượng chưa đồng đều. Qua kết quả kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giáo viên định kì và đột suất cho thấy có những giáo viên vẫn coi nhẹ công tác chuẩn bị

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

giáo án bài soạn, coi đó chỉ là hình thức. Chưa thực sự đầu tư có chất lượng

và cải tiến chất lượng chưa đồng đều, nhiều giáo án bài soạn sơ sài và đơn

điệu về phương pháp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

+ Giáo viên vẫn còn tình trạng “dạy chay” mặc dù nhà trường đã đầu tư các phương tiện dạy học phù hợp còn nhiều giáo viên sử dụng phưong pháp

giảng thuyết trìnhlà chính, học sinh thụ động nghe ghi.

+ Công tác dự giờ đôi khi còn chạy theo hình thức lấy cơ sở để xem xét thi đua trong tháng chứ chưa thực sự đi vào chiều sâu có chất lượng.

+ Khai thác sử dụng các phương tiện dạy học đôi khi còn chưa hiệu quả.

Đánh giá điểm mạnh: Nhà trường thường xuyên tổ chức các hội nghị về đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của sinh viên, hội nghị về công tác GVCN nhằm lắng nghe ý kiến phản hồi từ sinh viên và đánh giá lại những mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động dạy và học.

Những tồn tại: Tuy nhà trường đã thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy và quy mô đào tạo ngày càng tăng nhưng số lượng giảng viên bổ sung chưa đáp ứng kịp nhu cầu, cơ sở vật chất được đầu tư nhưng chưa đồng đều giữa các khoa nên để có một phương pháp giảng dạy

thống nhất còn gặp nhiêu khó khăn.

Bên cạnh đó còn một số vấn đề cần giải quyết như: Nhận thức giáo viên về quy chế giảng dạy chưa cao, nhiều giáo viên còn coi nhẹ vấn đề này; Có giáo

viên chưa biết sử dụngcơ sở trang thiết bị dạy học hiện đại; Thủ tục mượn và sử

dụng các trang thiết bị dạy học còn nặng nề, nặng về thủ tục hành chính; Xếp thời khoá biểu còn chưa khoa học, còn mang tính thủ công và xếp theo tuần.

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)