Cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 40 - 42)

Nhằm đáp ứng yêu cầu về mở rộng quy mô nâng cao chất lượng đào tạo, những năm gần đây nhất là khi Trường được giao nhiệm vụ đào tạo đại

học, cơ sở vật chất của Nhà trường đã có nhiều chuyển biến bước đầu đáp

ứng được yêu cầu đào tạo. Kế thừa cơ sở vật chất kỹ thuật trong những năm qua, Nhà trường đã mua sắm các phương tiện dạy học, nâng cấp phòng học

chuyên dùng, phòng thí nghiệm, xưởng trường nhằm chuẩn hoá cơ sở vật

chất phục vụ giảng dạy và học tập tạo đà phát triển bền vững. Đó cũng là điều kiện nhằm thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”.

Hiện nay Nhà trường có hai cơ sở đào tạo đều ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội với tổng diện tích gần 11 ha, hệ thống phòng học thực hành, thí nghiệm gồm 125 phòng với nhiều thiết bị hiện đại, các giảng đường, phòng học lý thuyết là 215 phòng hơn 1200 máy vi tính, hệ thống nối mạng nội bộ toàn trường kết nối Internet phục vụ công tác quản lý điều hành, dạy, học và nghiên cứu khoa học. Gần 200 phòng ở cho học sinh, sinh viên nội trú và hiện nay đã bắt đầu đưa vào sử dụng 2 nhà ký túc xá 9 tầng với 270 phòng trang bị đầy đủ phương tiện sinh hoạt có thể phục vụ cho hơn 4000 học sinh, sinh viên. Hai trung tâm thư viện với trên 200.000 đầu sách các loại, sân vận động, khu vui chơi thể thao, phục vụ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên đang được xây mới. Khuôn viên nhà trường có các công trình được chỉnh trang, tu sửa hàng năm, đảm bảo môi trường sư phạm sạch đẹp.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

Các khóa đào tạo của nhà trường được tổ chức theo chương trình đào tạo chính quy dài hạn gồm:

- Hệ đại học: 4 năm đối với học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;

- Hệ cao đẳng: 3 năm đối với học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;

- Hệ trung học chuyên nghiệp:

+ 2 năm đối với học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;

+ 3,5 năm đối với học sinh tốt nghiệp THCS;

- Hệ công nhân kỹ thuật:

+ 2 năm đối với học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;

+ 2,5 năm đối với học sinh tốt nghiệp TH; - Đào tạo liên thông:

+ Từ trung học chuyên nghiệp lên cao đẳng: 1,5 năm; + Từ cao đẳng lên đại học: 2,5 năm;

+ Từ trung học chuyên nghiệp lên đại học: 3,5 năm.

Chỉ tiêu đào tạo trường ĐH Công nghiệp HN được Bộ Giáo dục & Đào tạo giao trong những năm học gần đây như trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Chỉ tiêu tuyển sinh

STT Hệ đào tạo 2005 - 2006 2006 - 2007 Năm học 2007-2008

1 Hệ đại học (ĐH) 1.246 2.500

2 Hệ cao đẳng (CĐ) 2.807 2.492 3.600

3 Hệ trung học chuyên nghiệp

(THCN)

2.256 2.204 2.600

4 Hệ công nhân kỹ thuật 2.511 2.531 1.700

5 Hệ THCN liên thông lên CĐ 313 328 200

6 Hệ CĐ liên thông lên ĐH 1.200

7 Hệ THCN liên thông lên ĐH 650

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

Các em cũng tích cực tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động

học tập thể và hoạt động ngoại khoá do trường, lớp, huyện, thành phố tổ chức như các phong trào“đền ơn đáp nghĩa”, phong trào thi đua học tốt, “học vì ngày mai lập nghiệp” phát huy tính tự học, tự rèn luyện...

Tuy nhiên học sinh-sinh viên của Trường cũng có những hạn chế như sinh viên các trường khác như:

- Chưa có kinh nghiệm và phương pháp học tập, trong những kỳ đầu,

năm đầu việc học tập gặp nhiều khó khăn;

- Do tuổi trẻ nên tính kiên trì chưa cao, thích tự do, nên khi sống trong

môi trường có tác phong công nghiệp thì dễ có những vi phạm về chấp hành ý thức tổ chức kỷ luật.

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)