Tiêu chí 4.3: Phương pháp và quy trình kiểm tra

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 57 - 58)

Trong những năm gần đây, để nâng cao chất lượng đào tạo, trường ĐH

Công nghiệp HN đã sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp, nhiều phương tiện để cải tiến việc dạy và học. Đó là, không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ

giảng viên, sử dụng tổng hợp các phương pháp giảng dạy, tăng cường cơsở vật

chất và các trang thiết bị,... Trong đó, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc

cải tiến phương pháp và quy trình đánh giá mức độ tích luỹ của người học (về

kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành,...) để đa dạng hoá và đảm bảo

nghiêm túc, chính xác, phù hợp với phương thức đào tạo cũng như hình thức

học tập của sinh viên.

Nhà trường đã tổ chức các hội nghị về phương pháp đo lường, đánh giá trong giáo dục đại học và khuyến khích thực hiện đa dạng hoá các hình thức thi phù hợp với từng hình thức đào tạo và hình thức học tập. Các hình thức thi hiện nay rất phong phú và đa dạng: trong tổng số các môn học, thi viết chiếm phần lớn (khoảng 80%), thi vấn đáp là 18%, số còn lại rơi vào các loại khác như: viết báo cáo, thi trực tiếp trên máy tính, thi trắc nghiệp, bài tập lớn...

Nhà trường đã ban hành quy định chung về thực hiện quy trình thi/kiểm tra đánh giá đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng, phù hợp

với phương thức đào tạo và hình thức học tập. Trong đó nêu khá cụ thể và rõ

ràng: ra đề thi phải có sự thông qua của Chủ nhiệm khoa, thời gian thi tối

thiểu là 60 phút đối với môn học có số đơn vị học trình nhỏ hơn hoặc bằng 3,

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

bảng điểm nộp cho Phòng đào tạo khống quá 2 tuần đối với môn thi viết,... Các quy định này giúp cho quy trình thi và nộp điểm đi vào quy củ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lên kế hoạch thi lần 2 hoặc kế hoạch học hè của phòng Đào tạo.

Các kỳ thi và kiểm tra được tổ chức chu đáo và nghiêm túc nhưng

không quá căng thẳng, đánh giá đúng năng lực của sinh viên. Phòng Đào tạo và các khoa còn phối hợp với Đoàn thanh niên phát động phòng trào để sinh viên tích cực hơn trong học tập.

Nhà trường đã tổ chức các hội nghị về quy trình và hình thức thi/kiểm

tra đánh giá kết quả học tập cho các loại hình đào tạo của trường.

Nhà trường đã tổ chức được các buổi hội thảo về các phương pháp đo

lường và đánh giá kết quả thi trong giáo dục đại học. Việc đo lường, đánh giá

được cụ thể hoá ở cuối mỗi bảng điểm kết thúc học phần. Tại đó, các giảng viên phụ trách môn học có trách nhiệm thống kê số lượng và tỷ lệ sinh viên đạt ở mức giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Phòng Đào tạo đã thống kê và kiểm tra việc đánh giá kết quả thi kết thúc học phần.

Đánh giá điểm mạnh: Nhà trường rất quan tâm đến phương pháp và quy trình kiểm tra, đánh giá. Trong các cuộc họp giao ban cũng như trong các hội nghị về công tác giảng dạy, nhà trường luôn khuyến khích cải tiến nhằm

đảm bảo kết quả đánh giá chính xác, công bằng.

Những tồn tại: Nhà trường chưa khảo sát được tính sát thực của đề thi

phản ánh đúng năng lực của người học. Do đặc thù riêng của từng ngành học,

hiện nay việc ra đề và chấm thi phần lớn vẫn do các giảng viên phụ trách môn học đảm nhiệm khiến kết quả đánh giá tổng quan chung chưa được khách quan.

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)