Tiêu chí 3.1: Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 45 - 48)

học tập trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhận thức tầm quan trọng của chương trình đào tạo, trường ĐH Công

nghiệp HN đã chú trọng xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

Trên cở sở Quyết định của Hiệu trưởng, nhà trường đã thiết kế, ban hành chương trình đào tạo cho tất cả cho các ngành học. Công tác này được thể hiện rõ trong các văn bản về kế hoạch đào tạo chung của trường, các văn bản về kế hoạch giảng dạy và học tập của từng khoá đào tạo, từng ngành đào tạo riêng trong trường và cụ thể hơn trong các thời khoá biểu từng học kỳ, của từng khoá đào tạo trong từng ngành đào tạo. Hiện nay nhà trường đang đào tạo đa ngành học và mỗi ngành có một chương trình đào tạo riêng phù hợp cho các hệ đào tạo chính quy, liên thông, hệ vừa học, vừa làm…

Chương trình chi tiết và tài liệu tham khảo của từng môn học trong chương trình đào tạo của từng ngành đảm bảo tính khoa học. Giảng viên, học sinh–sinh viên và những người quan tâm đều có thể tìm đọc các tài liệu này tại khoa và thư viện trường.

Cụ thể là:

Nội dung chương trình được thiết lập từ các Khoa, Trung tâm, thông qua phòng Đào tạo, Hiệu trưởng xem xét trình Bộ Công thương, Bộ Giáo dục

và Đào tạo, Tổng cục dạy nghề phê duyệt.

Khi xây dựng nội dung chương trình đều dựa trên cơ sở khung chương

trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục dạy nghề, sau đó được cụ thể hoá

cho chương trình của trường ĐH Công nghiệp HN. Phân loại chương trình theo 3 khối kiến thức: kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành.

- Trong khung chương trình nhà trường quản lý những nội dung sau: + Số môn học.

+ Thời gian cho một môn học.

+ Số học trình, số tiết cho một học kỳ.

+ Thời gian cụ thể lên lớp đối với từng môn học.

- Khâu xác định nội dung chương trình được giao cho Khoa, Trung tâm

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh

định mục tiêu, yêu cầu của môn học.

+ Xác định khối lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. + Xây dựng các chuyên đề bài giảng.

+ Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá.

+ Xác định yêu cầu về phương pháp, phương tiện, thời gian thực hiện. Để quản lý chặt chẽ, nhà trường phân cấp quản lý cho chủ nhiệm khoa

về xây dựng toàn bộ nội dung khoa học của Khoa, thủ trưởng nhà trường căn

cứ vào mục tiêu, chương trình để quản lý nội dung. Trong chương trình môn

học, bộ môn phải nêu rõ vị trí, chức năng, đối tượng, phương pháp giảng dạy trong mối quan hệ chặt chẽ với mục tiêu đào tạo. Chương trình môn học có vị

trí rất quan trọng, đó là cương lĩnh hoạt động của giáo viên trong giảng dạy,

đồng thời là công cụ để nhà trường quản lý chặt chẽ với nội dung giảng dạy.

Về biên soạn giáo trình, tài liệu: nhà trường chủ yếu biên soạn giáo

trình, tài liệu các môn kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành còn giáo

trình, tài liệu thuộc khối kiến thức đại cương chủ yếu do bộ Giáo dục và Đào

tạo, Tổng cục dạy nghề cung cấp.

Kết quả: Năm học 2005-2006 nhà trường đã biên soạn 120 giáo trình,

đã in và đưa vào sử dụng 90 giáo trình. Xây dựng và biên soạn mới 15 chương trình khung, 660 chương trình chi tiết đào tạo Đại học đã được Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để đào tạo đại học từ năm học 2006-2007 trở đi.

Đánh giá điểm mạnh: Trường đã xây dựng một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có sự tham gia của giảng viên và cán bộ quản lí. Hệ thống chương trình và kế hoạch đào tạo được xây dựng một cách khoa học, hợp lí theo đúng quy định của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Bình Học viên: Lưu Huỳnh Những tồn tại: chương trình chi tiết cho hệ vừa học vừa làm được thiết kế chưa hoàn thiện. Chưa đưa giáo trình lên mạng để giáo viên cũng như học sinh tham khảo.

Một phần của tài liệu Thông qua công tác kiểm định chất lượng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)