Khái niệm nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 30 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Khái niệm nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu

bài học

1.2.4.1. Khái niệm nghiên cứu bài học

Thuật ngữ “nghiên cứu bài học” (tiếng Anh là Lesson Study hoặc Lesson Research; theo tiếng Nhật là jugyo kenkyu) có nghĩa là nghiên cứu và cải thiện bài học cho đến khi nó hoàn hảo (theo Catherine Lewis, 2006). Thuật ngữ “Nghiên cứu bài học” có nguồn gốc trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, từ thời Meiji (1868-1912), là một mô hình dạy học ra đời ở Nhật vào cuối thế kỷ 19, đã được thế giới biết đến như là một phương pháp đặc biệt nhằm đổi mới bài học đã thiết kế. NCBH đặt GV vào vị trí trung tâm của các hoạt động chuyên nghiệp với sự quan tâm và mong muốn được hiểu rõ hơn về việc học của HS. NCBH được xem như một biện pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp của GV thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt động dạy học ở từng bài học cụ thể.

Khi tham gia NCBH, các GV sẽ họp thành từng nhóm nhỏ (4-6 người); cùng nhau lựa chọn một bài học nghiên cứu chứa nội dung kĩ năng, thái độ mà họ muốn hình thành và phát triển ở HS; cùng nhau xây dựng một kế hoạch chi tiết hoàn chỉnh cho bài học đó, quan sát bài học được dạy bởi một GV, thảo luận sửa bài học, lặp lại quá trình như trên và chia sẻ kết quả.

NCBH đặt trọng tâm vào HS, tìm hiểu những gì HS nghĩ, những gì HS tư duy để có những phương pháp dạy cho phù hợp chứ không phải là một bài học được soạn giảng theo một kiểu mẫu rồi mang ra biểu diễn. Tất cả các GV trong nhóm NCBH đều có vai trò, vị trí như nhau, phải đóng góp ý kiến xây dựng bài học. Người dạy minh họa là một thành viên trong nhóm tự nguyện hoặc được cử thực hiện. Do vậy, bài học nghiên cứu là thuộc về cả nhóm chứ không phải của riêng người dạy. Như vậy khi các

thành viên tham gia vào NCBH thì sẽ kết hợp được những ưu điểm và cùng hoàn thiện bài học hơn. Thông qua NCBH, GV cảm thấy tập trung hơn vào bài học và tăng sự thích thú trong công việc dạy học.

NCBH được xem như một mô hình và cách tiếp cận phát triển năng lực nghề nghiệp của GV. NCBH là để cải tiến nội dung dạy học cụ thể nên thông qua quá trình hợp tác với các GV trong nhóm, họ hiểu sâu hơn về nội dung kiến thức của bài học vì chính họ phải đào sâu suy nghĩ hơn và được bổ sung từ ý kiến của những người khác, qua đó năng lực sư phạm của họ được cải thiện. GV phải cùng nhau thảo luận, dự đoán, quan sát, suy ngẫm về những phản ứng có thể có ở HS trong quá trình học để tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp.

1.2.4.2. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

SHCM theo hướng NCBH là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó, GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến HS. SHCM theo hướng NCBH không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HS được tham gia vào quá trình học tập; giúp GV có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.

SHCM theo NCBH có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, đó là:

- Tạo cơ hội cho tất cả HS được học tập và phát triển;

- Xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong nhà trường; - Giúp GV giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải từ thực tiễn trong việc giảng dạy của chính bản thân họ.

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)