Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 41 - 43)

7. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Chính sách của Nhà nước đối với ngành GDĐT nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng về tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính, vật lực là điều kiện cần thiết để hệ thống giáo dục vận hành bảo đảm chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đặc biệt là chế độ ưu đãi về lương và phụ cấp có ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.

- Công tác quản lý, chỉ đạo của Phòng GDĐT. Phòng GDĐT là cơ quan QLGD giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với loại hình trường lớp tiểu học và các loại hình trường, lớp mầm non, trung học cơ sở trên địa bàn, có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức, quản lý hoạt động của các trường tiểu học và các trường mầm non, trung học cơ sở.

- Sự phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí và thu nhập của nhân dân địa phương có ảnh hưởng đến khả năng đầu tư, hỗ trợ ngân sách nhà nước cho các nhà trường và xã hội hóa giáo dục trong việc huy động nguồn lực vật chất và nhân lực tham gia vào quá trình giáo dục HS, tu bổ cơ sở vật chất ở các nhà trường.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày khái quát tổng quan vấn đề nghiên cứu về quản lý SHCM theo NCBH ở trường tiểu học của một số nhà khoa học, nhà quản lý tiêu biểu ngoài nước và trong nước; hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý SHCM theo NCBH và quản lý SHCM theo NCBH ở các trường tiểu học. Trong đó, luận văn đã trình bày các khái niệm cơ bản về: Quản lý; Quản lý giáo dục; Sinh hoạt chuyên môn; Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về SHCM theo NCBH và quản lý SHCM theo NCBH ở các trường tiểu học, luận văn tập trung nghiên cứu bốn vấn đề về SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học: (1) Mục tiêu của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (2) Nội dung của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (3) Phương pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (4) Vai trò của GV và cán bộ quản lý trong tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Và năm vấn đề về quản lý SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học: (1) Quản lý mục tiêu của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (2) Quản lý nội dung của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (3) Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (4) Quản lý việc kiểm tra, đánh giá sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (5) Quản lý các điều kiện hỗ trợ sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Nội dung cơ sở lý luận về SHCM theo NCBH và quản lý SHCM theo NCBH ở các trường tiểu học mà tác giả luận văn trình bày trong chương này có vai trò quan trọng làm cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả quản lý SHCM theo NCBH ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu mục tiêu của SHCM theo hướng NCBH, góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp của GV và hoàn thiện phẩm chất, năng lực HS ở các trường tiểu học.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

THEO HƢỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)