7. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài họ cở
3.2.3. Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên để tổ
chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đạt hiệu quả
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ, GV nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của GV và chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học để tổ chức SHCM theo hướng NCBH bảo đảm chất lượng, hiệu quả theo mục tiêu của SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học,
Biện pháp này có tầm quan trọng đặc biệt, vì đội ngũ GV là nhân tố trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục HS. Vì vậy, trong quản lý hoạt động này ở trường tiểu học cần tăng cường chỉ đạo, triển khai hiệu quả biện pháp này để tạo được sự chuyển biến tích cực trong nâng cao chất lượng SHCM theo hướng NCBH nói riêng và chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục tiểu học của nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Chỉ đạo nâng cao nhận thức về trách nhiệm của đội ngũ GV về: + Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
chuyên môn và của nhà trường;
+ Vai trò và trách nhiệm của GV trong việc tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực theo chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học.
- Xác định mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ GV theo quan điểm dạy học phát huy phẩm chất, năng lực người học thay vì truyền thụ kiến thức là chủ yếu:
+ Tập trung bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, nâng cao năng lực chuyên môn, sư phạm và nghiên cứu khoa học;
+ Chú trọng bồi dưỡng nâng cao kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phương tiện dạy học hiện đại, kiểm tra - đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học… nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu, chương trình, nội dung GDPT 2018 cấp tiểu học nói chung và SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học.
- Chỉ đạo thống nhất việc đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng GV ở tổ chuyên môn và tự đánh giá về phẩm chất và năng lực của GV. Trên cơ sở đó nhà trường, các tổ chuyên môn và GV đều phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV theo định hướng hoàn thiện phẩm chất và năng lực (chuyên môn, sư phạm và nghiên cứu khoa học) với các nội dung chủ yếu nêu trên.
- Chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV bằng nhiều hình thức phù hợp:
+ Trong nhà trường: thông qua các hoạt động chuyên môn cấp trường và tổ chuyên môn; sinh hoạt tổ chuyên môn nói chung, chú trọng bồi dưỡng thông qua SHCM theo hướng NCBH; tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo, seminar chuyên đề; phân công GV cốt cán hỗ trợ bồi dưỡng GV mới, GV còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ…
+ Ngoài nhà trường: bố trí cán bộ GV học nâng chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; cử cán bộ GV tham dự bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của Phòng GDĐT; tham dự các hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên đề cấp tỉnh, cấp huyện; bố trí cán bộ GV tham quan, nghiên cứu học tập kinh nghiệm ở các trường tiểu học có thành tích xuất sắc về công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và các nội dung bồi dưỡng chuyên đề.
+ Tự bồi dưỡng: thông qua các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông, nhất là các trang web về dạy học và giáo dục, thư viện điện tử, các phần mềm dạy học…, tham khảo các tài liệu chuyên môn, tạp chí khoa học giáo dục, các công trình khoa học giáo dục luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ…
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ một cách khách quan, thực chất kết quả công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GV
thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn và của trường tiểu học, chú trọng căn cứ đánh giá quan trọng đó là dựa vào kết quả học tập của HS. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng có biện pháp chỉ đạo, xử lý phù hợp nhằm đảm bảo kết quả bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu mục tiêu đã xác định.
3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp
- Thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho GV cấp trường (Trưởng ban: Hiệu trưởng; Phó Trưởng ban: Phó Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn cơ sở; Thư ký: Tổ trưởng chuyên môn; Ủy viên: các tổ trưởng chuyên môn, văn phòng, nhân viên phụ trách cơ sở vật chất, tài chính và một số GV cốt cán ở các khối lớp…) để triển khai chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác này trong toàn trường.
- Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT về nhiệm vụ của tổ chuyên môn và của GV đối với công tác bồi dưỡng GV; về mục tiêu, chương trình, nội dung GDPT 2018 cấp tiểu học, các khối lớp và các môn học tiểu hoc; về chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học; về chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV tiểu học… Trên cơ sở đó thống nhất định hướng mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV ở trường tiểu học .
- Chỉ đạo đánh giá thực trạng công tác GV ở các tổ chuyên môn, đánh giá năng lực và phẩm chất của GV, kết hợp với tự đánh giá của GV, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV với các mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp và các hình thức phù hợp ở trong và ngoài nhà trường, trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện. Mỗi GV cũng phải xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng trình tổ trưởng chuyên môn phê duyệt.
- Chỉ đạo triển khai kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV của trường tiểu học một cách chặt chẽ, kịp thời và bảo đảm các yêu cầu về: nội dung, hình thức, thời gian và đối tượng GV được bồi dưỡng nhằm đạt được mục tiêu phát triển, hoàn thiện phẩm chất và năng lực của GV, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả SHCM theo hướng NCBH nói riêng và mục tiêu chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học.
- Cần bồi dưỡng, tập huấn để GV phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa SHCM truyền thống và SHCM theo hướng NCBH, đặc biệt là khâu dạy minh họa. Trong SHCM theo hướng NCBH, dạy minh họa là để thử nghiệm kế hoạch dạy học của nhóm nghiên cứu để tìm hiểu sự phản ứng của HS khi tham gia bài học chứ không phải mục đích để đánh giá GV. Vì vậy trong SHCM theo hướng NCBH không có khái niệm “xếp loại” giờ dạy minh họa.
- Huy động các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, hiện đại phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV và việc tự bồi dưỡng của GV đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả
SHCM theo hướng NCBH.
- Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ; sơ, tổng kết công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV để kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, khen thưởng cá nhân và tập thể đạt thành tích tốt trong công tác này, đồng thời tiếp tục tăng cường chỉ đạo triển khai công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV đáp ứng yêu cầu mục tiêu đã đề ra.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng và CBQL của nhà trường phải trình bày, phân tích, thuyết phục, động viên, khích lệ để tất cả GV hiểu được mục đích của SHCM theo hướng NCBH là phát triển năng lực nghề nghiệp của họ để nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, tham gia SHCM theo hướng NCBH vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của GV. Từ đó, họ có ý thức trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn để hoạt động SHCM theo hướng NCBH đạt hiêu quả cao nhất.
Cần kết hợp nhiều hoạt động bồi dưỡng: tập huấn, hội thảo, giao lưu giữa các trường tiểu học để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng. Kết hợp hình thức bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến để tiết kiệm chi phí. Hiệu trưởng động viên, khuyến khích GV tự bồi dưỡng nâng cao năng lực NCBH.
Phát huy năng lực của đội ngũ GV cốt cán trong tham mưu, tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ đồng nghiệp trong bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và trong SHCM theo hướng NCBH.