Vai trò của GV và cán bộ quản lý trong tổ chức sinh hoạt chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.6. Vai trò của GV và cán bộ quản lý trong tổ chức sinh hoạt chuyên môn

theo hướng nghiên cứu bài học

1.4.6.1. Vai trò của GV

GV là chủ thể, trực tiếp tham gia thực hiện xây dựng bài học minh họa và giảng dạy bài học minh họa, dự giờ, phân tích bài học và vận dụng kết quả SHCM vào các bài học hàng ngày; vì vậy, GV có vai trò rất quan trọng, quyết định chủ yếu kết quả của hoạt động SHCM theo hướng NCBH.

Để phát huy được vai trò nêu trên, GV cần nắm vững: mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học, môn học, bài học; kế hoạch dạy học; nội dung, đặc điểm của các nguyên tắc dạy học, các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, các kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng các thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong dạy học. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng về SHCM theo hướng NCBH. Học các kĩ năng về quan sát HS, ghi chép, lắng nghe, suy nghĩ, thiết kế bài dạy… Mạnh dạn và kiên trì áp dụng vào bài học hàng ngày.

1.4.6.2. Vai trò của cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý nhà trường có trách nhiệm chỉ đạo triển khai SHCM theo hướng NCBH, quản lý quá trình thực hiện hoạt động này của GV thông qua các tổ chuyên môn trong nhà trường. Vì vậy, cán bộ quản lý có vai trò rất quan trọng trong việc góp

phần quyết định kết quả của SHCM theo hướng NCBH trong nhà trường. Để thực hiện tốt vai trò của mình, cán bộ quản lý Trường tiểu học cần:

- Chia sẻ tầm nhìn, giúp GV nhận thức được tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH trong nâng cao năng lực sư phạm, nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy và phẩm chất, năng lực HS.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức SHCM theo hướng NCBH một cách chặt chẽ, khoa học, phù hợp về nội dung các bài học minh họa, hình thức tổ chức SHCM, huy động tất cả GV tích cực, chủ động, kể cả Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng cùng tham gia xây dựng bài học minh họa, dự giờ, phân tích bài học và vận dụng vào thực tế giảng dạy hàng ngày.

- Xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh, dân chủ; mối quan hệ tôn trọng, thân thiện, cùng quan tâm lắng nghe, chia sẻ một cách chân thành tạo thuận lợi cho GV tự tin, thoải mái, phát huy sở trường, năng lực trong các giờ dạy minh họa và quá trình tham gia SHCM theo hướng NCBH. Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với GV có giờ dạy minh họa thành công, đồng thời góp ý xây dựng chân thành, động viên GV có giờ dạy minh họa còn hạn chế nhằm tạo động lực sư phạm tác động tích cực đến hoạt động SHCM theo hướng NCBH trong toàn trường.

- Tác động, yêu cầu GV thay đổi thói quen quan sát, thu nhận thông tin khi dự giờ. GV dự giờ cần bố trí hai bên phòng học, tập trung quan sát biểu hiện thái độ, hành vi của HS đối với GV và việc tham gia hoạt động nhóm trong giờ học. Ghi chép cụ thể, chi tiết hoạt động dạy của GV và học của HS để có đầy đủ thông tin tham gia hiệu quả SHCM.

- Kiên định trong đổi mới SHCM theo hướng NCBH. Hoạt động SHCM theo hướng NCBH tạo áp lực đến GV trong việc thay đổi thói quen trong việc chuẩn bị giáo án, sử dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng thiết bị dạy học…, SHCM theo nề nếp cũ để đáp ứng yêu cầu, nội dung của hoạt động này. Vì vậy, cán bộ quản lý nhà trường cần sử dụng đồng bộ, hài hòa các phương pháp quản lý giáo dục (hành chính - tổ chức, tâm lý - giáo dục, kinh tế) tác động đến đội ngũ GV để quán triệt nhận thức, xây dựng niềm tin, cùng nỗ lực thực hiện và tham gia thực hiện có chất lượng, hiệu quả, phát huy vai trò, tác dụng của SHCM theo hướng NCBH, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực của GV và phẩm chất, năng lực của HS trong nhà trường.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học ở trƣờng tiểu học

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

trọng hàng đầu, quyết định trực tiếp chất lượng, hiệu quả SHCM theo hướng NCBH nói riêng và chất lượng giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường nói chung đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục cấp học và các mục tiêu khác của nhà trường. Trong đó, trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, phẩm chất của cán bộ QLGD (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ chuyên môn) góp phần rất quan trọng trong nâng cao hiệu quả SHCM theo hướng NCBH. Và trình độ, năng lực chuyên môn, sư phạm của đội ngũ GV có vai trò trực tiếp quyết định chủ yếu chất lượng SHCM theo hướng NCBH.

- HS là đối tượng chính, trung tâm của quá trình giáo dục trong nhà trường. Ý thức, động cơ, thái độ, tiềm năng cá nhân… có tác động quan trọng đến chất lượng SHCM theo hướng NCBH và quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của HS tiểu học.

- Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục là điều kiện vật chất thiết yếu phục vụ hoạt động giáo dục toàn diện và các hoạt động khác trong nhà trường, có tác động quan trọng đối với hoạt động của các tổ chuyên môn, hoạt động SHCM theo hướng NCBH nói riêng và của nhà trường, góp phần bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục HS.

- Văn hóa nhà trường bao gồm các thành tố (Các truyền thống của nhà trường; Văn hóa chất lượng; Môi trường làm việc và giáo dục; Bầu không khí tâm lý; Quang cảnh nhà trường) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Yếu tố chủ quan này có ảnh hưởng tác động mạnh mẽ đến chất lượng, hiệu quả quản lý SHCM theo hướng NCBH ở nhà trường tiểu học.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Chính sách của Nhà nước đối với ngành GDĐT nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng về tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính, vật lực là điều kiện cần thiết để hệ thống giáo dục vận hành bảo đảm chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đặc biệt là chế độ ưu đãi về lương và phụ cấp có ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.

- Công tác quản lý, chỉ đạo của Phòng GDĐT. Phòng GDĐT là cơ quan QLGD giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với loại hình trường lớp tiểu học và các loại hình trường, lớp mầm non, trung học cơ sở trên địa bàn, có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức, quản lý hoạt động của các trường tiểu học và các trường mầm non, trung học cơ sở.

- Sự phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí và thu nhập của nhân dân địa phương có ảnh hưởng đến khả năng đầu tư, hỗ trợ ngân sách nhà nước cho các nhà trường và xã hội hóa giáo dục trong việc huy động nguồn lực vật chất và nhân lực tham gia vào quá trình giáo dục HS, tu bổ cơ sở vật chất ở các nhà trường.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày khái quát tổng quan vấn đề nghiên cứu về quản lý SHCM theo NCBH ở trường tiểu học của một số nhà khoa học, nhà quản lý tiêu biểu ngoài nước và trong nước; hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý SHCM theo NCBH và quản lý SHCM theo NCBH ở các trường tiểu học. Trong đó, luận văn đã trình bày các khái niệm cơ bản về: Quản lý; Quản lý giáo dục; Sinh hoạt chuyên môn; Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về SHCM theo NCBH và quản lý SHCM theo NCBH ở các trường tiểu học, luận văn tập trung nghiên cứu bốn vấn đề về SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học: (1) Mục tiêu của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (2) Nội dung của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (3) Phương pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (4) Vai trò của GV và cán bộ quản lý trong tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Và năm vấn đề về quản lý SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học: (1) Quản lý mục tiêu của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (2) Quản lý nội dung của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (3) Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (4) Quản lý việc kiểm tra, đánh giá sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; (5) Quản lý các điều kiện hỗ trợ sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Nội dung cơ sở lý luận về SHCM theo NCBH và quản lý SHCM theo NCBH ở các trường tiểu học mà tác giả luận văn trình bày trong chương này có vai trò quan trọng làm cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả quản lý SHCM theo NCBH ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu mục tiêu của SHCM theo hướng NCBH, góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp của GV và hoàn thiện phẩm chất, năng lực HS ở các trường tiểu học.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

THEO HƢỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng SHCM theo hướng NCBH, quản lý SHCM theo hướng NCBH của Hiệu trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý SHCM theo hướng NCBH, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Các nội dung khảo sát phục vụ cho mục đích nghiên cứu bao gồm:

- Thực trạng SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên;

- Thực trạng quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên;

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

2.1.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát

Nghiên cứu thực hiện khảo trên mẫu gồm 216 đối tượng là CBQL, GV tại 8 trường tiểu học ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. (xem Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát

TT TRƢỜNG CBQL (HT, Phó HT,

Tổ trƣởng, Tổ phó) GV Tổng

1 Trường Tiểu học Âu Cơ 12 15 27

2 Trường Tiểu học Kim Đồng 12 15 27

3 Trường Tiểu học Lê Hồng Phong 12 15 27

4 Trường Tiểu học Lạc Long Quân 12 15 27

5 Trường Tiểu học Đào Duy Từ 12 15 27

6 Trường Tiểu học Nguyễn Kim Vang 12 15 27

7 Trường Tiểu học Trưng Vương 12 15 27

8 Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân 12 15 27

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Các nội dung khảo sát trên được thực hiện thông qua các Phiếu hỏi ý kiến gồm các câu hỏi dành cho 216 đối tượng. Ngoài ra, để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng các nội dung khảo sát, tác giả đã xây dựng các câu hỏi phỏng vấn và dành thời gian trao đổi trực tiếp với một số CBQL và GV đại diện cho các trường tiểu học thuộc địa bàn nghiên cứu.

* Tiến trình xây dựng Phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát:

- Bước 1: Trên cơ sở phân tích lý luận và các nội dung quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học đã xác định ở Chương 1, tác giả xây dựng Phiếu khảo sát.

- Bước 2: Xin ý kiến của một số chuyên gia để hoàn thiện Phiếu khảo sát.

- Bước 3: Trực tiếp phát, hướng dẫn các đối tượng điều tra trả lời và thu Phiếu khảo sát.

* Tiến trình xây dựng câu hỏi phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn:

- Bước 1: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn trên cơ sở nội dung quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học đã xác định ở Chương 1 và Phiếu khảo sát.

- Bước 2: Lựa chọn đối tượng phỏng vấn gồm 8 CBQL và 8 GV.

- Bước 3: Thực hiện phỏng vấn các đối tượng đã lựa chọn thông qua gặp gỡ, trao đổi trực tiếp.

2.1.5. Cách thức xử lý kết quả nghiên cứu

* Xử lý Phiếu khảo sát ý kiến:

Các Phiếu khảo sát thu về được kiểm tra, lọc bỏ những phiếu không có giá trị (trả lời không đầy đủ các câu hỏi, có các phương án trả lời hoàn toàn giống nhau, trùng hoàn toàn với các phiếu khác). Kết quả tất cả 216 phiếu đều có giá trị.

Thông tin từ 216 phiếu được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS, cụ thể như sau:

- Tính tần suất và tỉ lệ %.

- Tính giá trị trung bình và xếp thứ bậc. Sử dụng công thức tính giá trị trung bình:

k i i i n X K X n    X : Điểm trung bình  Xi : Điểm ở mức độ i

 Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

 n : Số người tham gia đánh giá

1 đến 4 tương ứng với các mức độ từ thấp đến cao. Đánh giá kết quả lựa chọn theo điểm trung bình như Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thang đánh giá các nội dung theo điểm trung bình

Nội dung Điểm trung bình

1,00 - 1,75 1,76 - 2,50 2,51 - 3,25 3,26 - 4,00

Mức độ quan trọng Không quan trọng

Ít quan

trọng Quan trọng Rất quan trọng Mức độ cần thiết Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Mức độ đồng ý Không đồng ý Đồng ý

một phần Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Mức độ thực hiện Không thực hiện Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Mức độ hiệu quả Không hiệu quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả

Kết quả thực hiện Yếu Trung bình Khá Tốt

Mức độ ảnh hưởng Không ảnh hưởng

Ít ảnh

hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều

2.2. Khái quát về đặc điểm địa lý, dân cƣ, kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ (được tái lập tháng 7/1989), có tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc: 13041'28"; Điểm cực Nam: 12042'36"; Điểm cực Tây: 108040'40" và điểm cực Đông: 109027'47". Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là5.060 km2. Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, là tỉnh có địa hình khá đa dạng, đồng bằng đồi núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau và thấp dần từ tây sang đông, đa phần có độ dốc lớn. (Nguồn: phuyen.gov.vn)

Hình 2.1. Bản đồ ranh giới hành chính thành phố Tuy Hòa

(Nguồn https://phuyen.ban-do.net)

Tuy Hòa là thành phố tỉnh lỵ của Phú Yên, có diện tích tự nhiên khoảng 107,3km2, dân số khoảng 202.030 người và 16 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 12 phường, 04 xã). Trong lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Phú Yên, Tuy Hòa không chỉ được biết đến với vị thế là trung tâm tỉnh lỵ mà còn đây là địa danh gắn liền với công cuộc khai hoang, lập ấp, mở mang bờ cõi dân tộc về phía Nam dưới thời chúa Nguyễn Hoàng, hình thành những cộng đồng dân cư đầu tiên của vùng đất Phú Yên. Trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách, mở rộng địa giới hành chính và được chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Tuy

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 39)