Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và các lực lượng giáo

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 76 - 78)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài họ cở

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và các lực lượng giáo

giáo dục về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận của tất cả thành viên ở các tổ chức bộ máy của nhà trường về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của hoạt động này đối với việc nâng cao năng lực chuyên môn, sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ GV trong việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học thông qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm khi dự giờ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường đáp ứng yêu cầu mục tiêu chương trình GDPT cấp tiểu học.

Biện pháp quản lý nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH có ý nghĩa cấp thiết và quan trọng đối với hoạt động quản lý GDĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT, là nền tảng tư tưởng tác động đến tất cả các cá nhân và tập thể trong nhà trường cùng nỗ lực thực hiện tốt và phát huy vai trò của SHCM theo hướng NCBH trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện HS ở nhà trường tiểu học.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Quản lý nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH gồm các vấn đề chính sau:

- CBQL, GV và các lực lượng giáo dục quán triệt tư tưởng, nội dung chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và Phòng GDĐT cấp huyện về SHCM theo hướng NCBH ở nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng; quán triệt về ý nghĩa, tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH trong nâng cao năng lực chuyên môn, sư phạm của GV, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS đáp ứng mục tiêu giáo dục theo chương trình GDPT cấp tiểu học năm 2018.

- CBQL, GV và các lực lượng giáo dục hiểu rõ và nắm vững các yêu cầu của SHCM theo hướng NCBH về: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể; nội dung các bước/ khâu; phương pháp, hình thức sinh hoạt chuyên môn. Đồng thời khẳng định vai trò của CBQL, GV và các lực lượng giáo dục trong tổ chức SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học.

- CBQL, GV và các lực lượng giáo dục nắm vững kế hoạch tổ chức SHCM theo hướng NCBH của nhà trường và các tổ khối chuyên môn.

NCBH để có tâm thế chuẩn bị và học tập thuận lợi trong các giờ học tổ chức dạy bài học minh họa.

- Ngoài ra, cộng đồng xã hội (cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội địa phương…) cũng cần được cung cấp thông tin để có những hiểu biết về SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học .

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Tổ chức hội nghị quán triệt kịp thời, sâu sắc văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT và các cấp QLGD địa phương, các yêu cầu về tổ chức SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học đến toàn thể cán bộ GV, HS của nhà trường.

- Có kế hoạch triển khai, cung cấp thông tin cần thiết về SHCM theo hướng NCBH đến cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục ở địa phương.

- Tổ chức Hội thảo chuyên đề cấp trường nhằm nâng cao hiểu biết về SHCM theo hướng NCBH.

- Bố trí CBQL, GV cốt cán học tập kinh nghiệm về hoạt động chuyên môn này ở các trường tiểu học tiên tiến trong và ngoài tỉnh.

- Chỉ đạo tổ chủ nhiệm và các GV chủ nhiệm lớp phổ biến, hướng dẫn cho HS có những hiểu biết cần thiết về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đối với các giờ học thực hiện bài học minh họa.

- Chỉ đạo phổ biến, hướng dẫn, kết quả thực hiện SHCM theo hướng NCBH thông qua hoạt động truyền thông của nhà trường (trang web trường, các bảng tin trong trường, sinh hoạt tập thể…)

- Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện SHCM theo hướng NCBH, đánh giá chuẩn xác tác dụng của hoạt động này đối với việc phát triển nghề nghiệp GV và nâng cao chất lượng giáo dục HS tiểu học; kịp thời biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể thực hiện tốt nhiệm vụ này, tạo động lực mới trong nhận thức và hoạt động SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng giải thích, động viên để CBQL, GV và các lực lượng giáo dục trong trường hiểu được mục đích, lợi ích của SHCM theo hướng NCBH. Khi nhận thức đúng đắn, CBQL, GV và các lực lượng giáo dục trong trường sẽ ý thức trách nhiệm của bản thân, tích cực tham gia để hoạt động này đạt hiệu quả.

SHCM theo hướng NCBH được thực hiện tại các tổ chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, thúc đẩy, hướng dẫn các thành viên của tổ tham gia hoạt động này. Tổ trưởng chuyên môn là đầu mối giúp Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện kế hoạch SHCM của GV trong tổ. Vì vậy, Hiệu trưởng cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của các tổ trưởng chuyên môn về

SHCM theo hướng NCBH.

Nhà trường cũng cần thông tin đến cha mẹ HS về SHCM theo hướng NCBH để họ hiểu được lợi ích của hoạt động này đối với HS từ đó động viên, hướng dẫn con em tham gia các giờ dạy minh họa.

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)