Thực trạng quản lý mục tiêu sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 62 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên

GV đóng vai trò như thế nào trong SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học? Để tìm câu trả lời, luận văn đã thực hiện khảo sát 216 CBQL và GV với câu hỏi “Ý kiến đánh giá của Thầy/Cô về vai trò của GV trong SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học?” có 4 mức lựa chọn: Rất quan trọng; quan trọng; ít quan trọng; không quan trọng. Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.15.

Bảng 2.15. Thực trạng vai trò của GV trong SHCM theo hướng NCBH

Ý kiến đánh giá tầm quan trọng của GV

trong SHCM theo hƣớng NCBH Số lƣợng Tỉ lệ (%) Không quan trọng 0 0 Ít quan trọng 0 0,0 Quan trọng 60 27,8 Rất quan trọng 156 72,2 Tổng cộng 216 100

Trong 216 CBQL và GV các trường tiểu học ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được khảo sát có đến 156 người đánh giá vai trò của GV trong SHCM theo hướng NCBH là rất quan trọng chiếm 72,2%; 60 người cho rằng quan trọng chiếm 27,8%; không có người đánh giá là ít quan trọng hoặc không quan trọng. Kết quả khảo sát này cho thấy CBQL và GV đều đánh giá rất cao vai trò của GV trong SHCM theo hướng NCBH trong trường tiểu học. (xem Bảng 2.15)

Kết quả khảo sát này hoàn toàn phù hợp khi GV vừa là chủ thể thực hiện hoạt động SHCM theo hướng NCBH, đồng thời là đối tượng được phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua hoạt động này. Hiệu quả của SHCM theo hướng NCBH do nhóm GV nghiên cứu bài học quyết định thông qua việc xây dựng bài học, dạy và dự giờ, phân tích bài học, vận dụng kết quả nghiên cứu. Do vậy, GV có vai trò đặc biệt quan trọng trong SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học.

2.4. Thực trạng quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học ở các trƣờng tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cứu bài học

Thực trạng quản lý việc mục tiêu SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được thể hiện qua ý kiến phản hồi của 216 đối tượng khảo sát. Số liệu thống kê ở Bảng 2.16.

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý mục tiêu SHCM theo hướng NCBH

Nội dung Yếu Trung bình Khá Tốt X Thứ bậc SL % SL % SL % SL %

1. Tổ chức học tập, nghiên cứu để quán triệt và nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ GV về vai trò, ý nghĩa của SHCM theo hướng NCBH 0 0,0 43 19,9 162 75,0 11 5,1 2,85 3 2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch SHCM theo hướng NCBH ở các tổ chuyên môn 0 0,0 42 19,4 157 72,7 17 7,9 2,88 2

3. Phê duyệt và triển khai kế hoạch SHCM theo hướng NCBH ở các tổ chuyên môn

0 0,0 46 21,3 147 68,1 23 10,6 2,89 1

4. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện mục tiêu SHCM theo hướng NCBH ở các tổ chuyên môn

1 0,5 43 19,9 163 75,5 9 4,2 2,83 4

Tổng cộng 1 0,1 174 20,1 629 72,8 60 6,9 2,87 Các nội dung đưa ra lấy ý kiến đều được đánh giá đạt mức khá (X từ 2,83 đến 2,89). Trong đó, “Phê duyệt và triển khai kế hoạch SHCM theo hướng NCBH ở các tổ chuyên môn” được đánh giá cao nhất với 23 người (10,6%) chọn tốt, 147 người (68,1%) chọn khá, 46 người (21,3%) chọn trung bình và không có người chọn yếu. Nội dung “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch SHCM theo hướng NCBH ở các tổ chuyên môn” xếp thứ bậc 2 với điểm trung bìnhX =2,88; 17 người (7,9%) chọn tốt, 157 người (72,7%) chọn khá, 42 người (19,4%) chọn trung bình và không có người chọn yếu. Nội dung xếp thứ bậc 3 là “Tổ chức học tập, nghiên cứu để quán triệt và nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ GV về vai trò, ý nghĩa của SHCM theo hướng NCBH” vớiX =2,85; 11 người (5,1%) chọn tốt, 162 người (75,0%) chọn khá, 43 người (19,9%) chọn trung

bình và không có người chọn yếu. Nội dung xếp thứ bậc thấp nhất là “Kiểm tra đánh giá việc thực hiện mục tiêu SHCM theo hướng NCBH ở các tổ chuyên môn” với X=2,83; 9 người (4,2%) chọn tốt, 163 người (75,5%) chọn khá, 43 người (19,9%) chọn trung bình và duy nhất 1 người (0,5%) chọn yếu. (Xem Bảng 2.16)

Đánh giá chung thực trạng quản lý mục tiêu SHCM theo hướng NCBH đạt mức khá (X = 2,87). Thực tế tại các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa cho thấy SHCM theo hướng NCBH đã được triển khai thực hiện trong những năm gần đây, tuy nhiên chưa thực hiện thường xuyên, chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân được nhận định là do lãnh đạo nhà trường chưa tổ chức học tập, nghiên cứu để quán triệt và nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ GV về vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của SHCM theo hướng NCBH. Đồng thời công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện mục tiêu SHCM theo hướng NCBH ở các tổ chuyên môn chưa sâu sát.

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)