Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ sinh hoạt chuyên môn theo

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ sinh hoạt chuyên môn theo

nghiên cứu bài học

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý điều kiện hỗ trợ SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được thống kê ở Bảng 2.20.

Các nội dung đưa ra lấy ý kiến đều được đánh giá đạt mức khá (X từ 2,49 đến 3,13). Trong đó, “Chỉ đạo phát huy vai trò của GV trong SHCM theo hướng NCBH” được đánh giá cao nhất với 39 người (18,1%) chọn tốt, 166 người (76,9%) chọn khá, 11 người (5,1%) chọn trung bình và không có người chọn yếu. Nội dung “Chỉ đạo phát huy vai trò của CBQL trong SHCM theo hướng NCBH” xếp thứ bậc 2 với điểm trung bình X =3,05; 24 người (11,1%) chọn tốt, 178 người (82,4%) chọn khá, 14 người (6,5%) chọn trung bình và không có người chọn yếu. Nội dung xếp thứ bậc 3 là “Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng cho GV về SHCM theo hướng NCBH” với X =2,94; 21 người (9,7%) chọn tốt, 167 người (77,3%) chọn khá, 23 người (10,6%) chọn trung bình và 5 người (2,3%) chọn yếu. Nội dung xếp thứ bậc thấp nhất là “Chỉ đạo đầu tư nguồn lực vật chất hỗ trợ SHCM theo hướng NCBH” với X =2,49; 8 người (3,7%) chọn tốt, 108 người (50,0%) chọn khá, 82 người (30,8%) chọn trung bình và 18 người (8,3%) chọn yếu. (Xem Bảng 2.20)

Bảng 2.20. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ SHCM theo hướng NCBH

Nội dung Yếu Trung bình Khá Tốt X Thứ bậc SL % SL % SL % SL %

1. Chỉ đạo đầu tư nguồn lực vật chất hỗ trợ SHCM theo hướng NCBH 18 8,3 82 38,0 108 50,0 8 3,7 2,49 4 2. Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng cho GV về SHCM theo hướng NCBH 5 2,3 23 10,6 167 77,3 21 9,7 2,94 3

3. Chỉ đạo phát huy vai trò của GV trong SHCM theo hướng NCBH

0 0,0 11 5,1 166 76,9 39 18,1 3,13 1

4. Chỉ đạo phát huy vai trò của CBQL trong SHCM theo hướng NCBH

0 0,0 14 6,5 178 82,4 24 11,1 3,05 2

Tổng cộng 23 2,7 130 15,0 619 71,6 92 10,6 2,90 Đánh giá chung thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ SHCM theo hướng NCBH đạt mức khá (X = 2,90).

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở các trƣờng tiểu học

2.5.1. Thực trạng các yếu tố chủ quan

Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng hiệu quả quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được thống kê ở Bảng 2.21. Bảng 2.21. Thực trạng các yếu tố chủ quan Yếu tố chủ quan Không ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Rất ảnh hƣởng X Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1. Nhận thức của CBQL, GV về SHCM theo hướng NCBH 0 0,0 12 5,6 67 31,0 137 63,4 3,58 1 2. Ý thức, động cơ , thái độ học tập của HS 5 2,3 22 10,2 169 78,2 20 9,3 2,94 3

Yếu tố chủ quan Không ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Rất ảnh hƣởng X Thứ bậc 3. Cơ sở vật chất, tài chính phục vụ SHCM theo hướng NCBH 0 0,0 16 7,4 166 76,9 34 15,7 3,08 2

4. Văn hóa nhà trường 13 6,0 14 6,5 171 79,2 18 8,3 2,90 4

Tổng cộng 18 2,1 64 7,4 573 66,3 209 24,2 3,13 Số liệu ở Bảng 2.21 cho thấy 3 trong số 4 yếu tố chủ quan trên ảnh hưởng đến công tác quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (X từ 2,90 đến 3,08) và 1 yếu tố rất ảnh hưởng (X =3,58). Trong đó, “Nhận thức của CBQL, GV về SHCM theo hướng NCBH” được đánh giá cao nhất với 137 người (63,4%) chọn rất ảnh hưởng, 67 người (31,0%) chọn ảnh hưởng, số người chọn ít ảnh hưởng là 12 (5,6%) và không có ai chọn không ảnh hưởng. Yếu tố “Cơ sở vật chất, tài chính phục vụ SHCM theo hướng NCBH” xếp thứ bậc 2 với điểm trung bình X =3,08; 34 người (15,7%) chọn rất ảnh hưởng, 166 người (76,9%) chọn ảnh hưởng, 16 người (7,4%) chọn ít ảnh hưởng và không có người chọn không ảnh hưởng. Yếu tố “Ý thức, động cơ, thái độ học tập của HS” xếp thứ bậc 3 với điểm trung bình

X =2,94; Yếu tố “Văn hóa nhà trường” xếp thứ bậc 4 với điểm trung bình X =2,90. Đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hưởng (X = 3,13) đến công tác SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học. Thực tế tại các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên phần lớn CBQL và GV đều quan tâm và nhận thức rõ lợi ích của SHCM theo hướng NCBH đối với hoạt động dạy và học. Vì vậy nhận thức của CBQL, GV và ý thức học tập của HS có tác động rất lớn đến hiệu quả của SHCM theo hướng NCBH.

Kết quả khảo sát trên hoàn toàn đồng nhất với kết quả phỏng vấn trực tiếp một số CBQL và GV. Theo đa số GV được phỏng vấn đánh giá yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả quản lý SHCM theo hướng NCBH nhận thức của CBQL và GV. Khi nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết cũng như lợi ích SHCM theo hướng NCBH mang lại, các lực lượng trong nhà trường có động cơ để tham gia, thúc đẩy tìm ra nội dung, phương pháp, hình thức SHCM theo hướng NCBH hiệu quả. Từ đó xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi, nâng cao chất lượng dạy và học.

2.5.2. Thực trạng các yếu tố khách quan

Kết quả khảo sát các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được thống

kê ở Bảng 2.22. Bảng 2.22. Thực trạng các yếu tố khách quan Yếu tố khách quan Không ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Rất ảnh hƣởng X Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1. Chính sách đối với ngành GDĐT 0 0,0 21 9,7 132 61,1 63 29,2 3,19 2 2. Quản lý, chỉ đạo SHCM

theo hướng NCBH của Phòng GDĐT

0 0,0 9 4,2 125 57,9 82 38,0 3,34 1

3. Sự phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí và thu nhập của nhân dân địa phương

10 4,6 31 14,4 165 76,4 10 4,6 2,81 3

Tổng cộng 10 1,5 61 9,4 422 65,1 155 23,9 3,11

Số liệu ở Bảng 2.22 cho thấy 2 trong số 3 các yếu tố khách quan được CBQL và GV đánh giá ảnh hưởng (X từ 2,81 đến 3,19) và 1 yếu tố rất ảnh hưởng (X=3,34). Trong đó, “Quản lý, chỉ đạo SHCM theo hướng NCBH của Phòng GDĐT” được đánh giá cao nhất với 82 người (38,0%) chọn rất ảnh hưởng, 125 người (57,9%) chọn ảnh hưởng, số người chọn ít ảnh hưởng là 9 (4,2%) và không có ai chọn không ảnh hưởng. Yếu tố “Chính sách đối với ngành GDĐT” xếp thứ bậc 2 với điểm trung bình X =3,19; 63 người (29,2%) chọn rất ảnh hưởng, 132 người (61,1%) chọn ảnh hưởng, 21 người (9,7%) chọn ít ảnh hưởng và không có người chọn không ảnh hưởng. Yếu tố “Sự phát triển kinh tế-xã hội, trình độ dân trí và thu nhập của nhân dân địa phương” xếp thứ bậc 3 với điểm trung bình X =2,81.

Đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng (X = 3,11) đến công tác quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học.

Kết quả khảo sát trên hoàn toàn đồng nhất với kết quả phỏng vấn trực tiếp một số CBQL và GV. Hầu hết các đối tượng được phỏng vấn đề cho rằng Phòng GDĐT cần có chỉ đạo, hướng dẫn để các nhà trường tổ chức SHCM theo NCBH hiệu quả. Đồng thời, việc thực hiện NCBH theo cụm trường hoặc toàn thành phố chỉ có thể thực hiện được khi có sự chỉ đạo của Phòng GDĐT

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên có nhiều điểm mạnh nên phát huy nhưng đồng thời cũng tồn tại những điểm yếu cần phải khắc phục.

2.6.1. Những điểm mạnh

Thực trạng SHCM theo hướng NCBH và quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên thể hiện những điểm mạnh sau:

- SHCM theo hướng NCBH đã được triển khai thực hiện thường xuyên ở các trường tiểu học và đạt hiệu quả, từng bước góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài trường trong tổ chức SHCM theo hướng NCBH đã được thiết lập thỉnh thoảng thực hiện và hiệu quả, góp phần cho sự thành công của SHCM theo hướng NCBH và hoạt động chuyên môn nói chung của nhà trường.

- Tất cả các nội dung quản lý SHCM theo hướng NCBH đều được đánh được đánh giá đạt mức khá.

- Các yếu tố chủ quan, khách quan đều có ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học.

2.6.2. Những điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên, thực trạng SHCM theo hướng NCBH và quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các Trường tiểu học TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bộc lộ một số điểm yếu sau đây:

- Một bộ phận CBQL và GV nhận thức chưa sâu sắc về tầm quan trọng và sự cần thiết của SHCM theo hướng NCBH dẫn đến tình trạng chưa coi trọng SHCM theo hướng NCBH, tổ chức SHCM theo hướng NCBH chưa đạt hiệu quả cao.

- Các nội dung hoạt động thực hiện chưa đồng bộ. Các lực lượng tham gia có sự phối hợp trong tổ chức SHCM theo hướng NCBH nhưng hiệu quả chưa thật tốt. Các điều kiện tổ chức SHCM theo hướng NCBH chưa đáp ứng một cách tốt nhất.

- Các nội dung quản lý SHCM theo hướng NCBH được đánh giá đạt mức khá, một số nội dung ở mức trung bình. Một số CBQL chưa đầu tư, quan tâm đúng mức đến công tác quản lý SHCM theo hướng NCBH.

2.6.3. Nguyên nhân

Để đề xuất các biện pháp khắc phục điểm yếu nêu trên, trước hết cần phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến các tồn tại này. Đó là:

- Công tác quán triệt, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, GV về SHCM theo hướng NCBH chưa thực hiện thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

dung, hình thức, phương pháp tổ chức còn đơn điệu, chưa đa dạng.

- Năng lực thực hiện SHCM theo hướng NCBH của GV còn hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa cao.

- Hiệu trưởng nhà trường chưa có phương án để bảo đảm các điều kiện tổ chức SHCM theo hướng NCBH trong tình hình thiếu nhân lực do tinh giản biên chế và hạn chế nguồn tài chính do ngân sách cấp không đủ chi cho cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ SHCM theo hướng NCBH.

- Hiệu trưởng nhà trường và CBQL của các bộ phận trong trường chưa chú trọng đúng mức đến tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch SHCM theo hướng NCBH.

- Công tác tổ chức SHCM theo hướng NCBH chưa được kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ để kịp thời điều chỉnh những tồn tại, hạn chế.

2.6.4. Các vấn đề cần giải quyết

Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng, luận văn chỉ ra những vấn đề Hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cần thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác quản lý SHCM theo hướng NCBH.

Thứ nhất, cần có kế hoạch nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng, sự cần thiết, lợi ích của SHCM theo hướng NCBH

Thứ hai, chỉ đạo xây dựng nội dung SHCM theo hướng NCBH phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018

Thứ ba, quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, GV, nhân viên nhà trường để thực hiện tốt kế hoạch SHCM theo hướng NCBH.

Thứ tư, cần bảo đảm các điều kiện hỗ trợ SHCM theo hướng NCBH.

Thứ năm, kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng kịp thời những trường hợp thực hiện tốt SHCM theo hướng NCBH.

Tiểu kết Chƣơng 2

Chương 2 trình bày phương pháp và kết quả khảo sát thực trạng quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên thông qua phiếu hỏi ý kiến 216 CBQL, GV và phỏng vấn một số CBQL, GV.

Đánh giá chung SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đều được triển khai thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung đạt hiệu quả chưa cao. Đa số CBQL, GV nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng, sự cần thiết của SHCM theo hướng NCBH. Tuy nhiên, vẫn còn một số GV cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động này. Hình thức, phương pháp tổ

chức SHCM theo hướng NCBH đạt hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, đánh giá chưa được chú trọng.

Quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được đánh giá đạt mức khá nhưng còn một số khâu, một số nội dung hiệu quả chưa cao. Kết quả khảo sát đã làm sáng tỏ điểm mạnh, điểm yếu, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, chỉ rõ những vấn đề Hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cần thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý SHCM theo hướng NCBH.

Hệ thống lý luận ở Chương 1 và kết quả khảo sát thực trạng ở Chương 2 làm cơ sở để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được trình bày tiếp tục ở Chương 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

THEO HƢỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI

GIÁO DỤC HIỆN NAY

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được đề xuất cần phải đảm bảo tính khoa học, được xây dựng dựa trên cơ sở các dữ liệu khoa học về vấn đề đó. Các biện pháp phải thể hiện tính khách quan, chính xác, phù hợp và logic hệ thống tác động trực tiếp đến các nội dung hoạt động quan trọng và điều kiện chủ yếu nâng cao chất lượng, hiệu quả SHCM theo hướng NCBH đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT 2018 ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Các biện pháp được đề xuất phải giải quyết được một cách khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn về SHCM theo hướng NCBH đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp của GV và nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học. Những biện pháp được đề xuất cần tránh tình trạng chủ quan, duy ý chí.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động giáo dục tại các nhà trường tiểu học trên địa bàn. Các biện pháp quản lý đề xuất phải bảo đảm yêu cầu về tổ chức SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học nói chung và các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT và các cấp QLGD địa phương.

Các biện pháp này cũng phải dựa trên những điều kiện thực tiễn, cụ thể của từng trường tiểu học, phù hợp với thực trạng các nguồn lực (đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính) của trường, sự quyết tâm, nỗ lực của đội ngũ và khả năng huy động xã hội hóa giáo dục ở địa phương. Nguyên tắc thực tiễn khi xây dựng các biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên còn thể hiện ở chỗ các biện pháp này phải có tính khả thi khi đưa vào ứng dụng trong thực tiễn hoạt động quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được đề xuất cần đảm bảo tính thống nhất như một hệ thống, trong đó các bộ phận của hệ thống tác động qua lại và hỗ trợ nhau để cùng hướng tới tính hiệu quả trong công tác. Trong hệ thống các biện pháp này, mỗi biện

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)