Nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Nội dung SHCM theo hướng NCBH được thưc hiện theo trình tự các bước như sau (Bộ GDĐT (2020), Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH hướng dẫn SHCM thực hiện Chương trình GDPT cấp Tiểu học, Hà Nội):

(1) Xây dựng bài học minh họa:

- Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa, GV dạy minh họa thực hiện luân phiên tất cả GV, khuyến khích tự nguyện đăng ký.

- GV dạy học minh họa nghiên cứu chương trình, kế hoạch dạy học môn học, sách giáo khoa và tài liệu dạy học liên quan, phối hợp với các GV khác trong tổ chuyên môn để xây dựng bài học minh họa.

- Việc xây dựng bài học minh họa cần đảm bảo xác định rõ yêu cầu cần đạt của bài học. GV có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, thời lượng, thiết bị dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học, đánh giá quá trình học tập của HS,... cho phù hợp với đối tượng HS và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS.

- Lưu ý, mục đích của NCBH là tìm hiểu những gì HS nghĩ, thái độ HS đối với bài học để chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp. Vì vậy, không được tổ chức dạy trước bài học minh họa.

Một điều quan trọng trong NCBH là lựa chọn được những bài học minh họa phù hợp với chủ đề nghiên cứu. Trong giai đoạn chuẩn bị, các thành viên trong nhóm sẽ xem xét và thảo luận những vấn đề liên quan đến bài học minh họa này:

- Sách giáo khoa mà HS đang sử dụng trình bày bài học này như thế nào; - Kiến thức đã học và hiểu biết của HS về bài học;

- Mục tiêu quan trọng trong bài học này;

- Bài học này phù hợp với chủ đề nghiên cứu như thế nào.

Sau đó nhóm nghiên cứu sẽ thảo luận một số điểm cụ thể trong bài học này: - Cách bắt đầu bài học, các câu hỏi nhằm phát triển tư duy cho HS;

- Các phương tiện dạy học sẽ được sử dụng;

- Tiến trình bài học, cách kết thúc bài học, cách đánh giá bài học.

Sau đó, một số GV trong nhóm nghiên cứu sẽ hợp tác với nhau soạn một giáo án chi tiết cho bài học. Hoạt động quan trọng nhất của việc soạn kế hoạch bài học là dự đoán các câu trả lời cũng như những sai lầm thường gặp của HS và nghĩ ra một số biện pháp nhằm giúp các em khắc phục.

(2) Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ:

- GV thực hiện giảng dạy bài học minh họa để tổ chuyên môn dự giờ, phân tích bài học.

- Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của HS kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn học của GV theo các yêu cầu sau:

+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

+ Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có HS bị “bỏ quên”.

+ Trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích HS trao đổi, thảo luận về nội dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

+ Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của HS tạo hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động.

Trong quá trình tổ chức dạy học và dự giờ, khuyến khích GV dự giờ quan sát, ghi chép kết hợp với ghi hình hoạt động học của HS để sử dụng khi phân tích bài học, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của GV và HS. Những thành viên tham gia quan sát tiết học có thể thu thập các loại dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như có bao nhiêu HS trong lớp thật sự tham gia giải quyết vấn đề trong suốt bài học, những phương án nào được đưa ra và các em đã thảo luận để phát triển chúng như thế nào… Các thành viên của nhóm viết lại một số điểm quan trọng trong các tương tác giữa HS- HS và HS-GV cùng với những sản phẩm mà các em đã làm trong suốt tiết học để làm tư liệu nghiên cứu.

(3) Phân tích bài học:

Toàn trường hoặc tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, chia sẻ, tập trung vào các nội dung:

- Hoạt động học của HS: khả năng tiếp nhận và mức độ “sẵn sàng” thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp; sự tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; sự tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả, sản phẩm học tập; sự chính xác, phù hợp của kết quả, sản phẩm học tập; thái độ và cảm xúc của HS trong từng hoạt động.

- Tổ chức hoạt động học cho HS: cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của HS; biện pháp hỗ trợ, khuyến khích HS tự học, hợp tác; việc phân tích, nhận xét kết quả hoạt động, quá trình học tập của HS.

- Một số nguyên nhân tác động đến hoạt động học của HS: kế hoạch bài học (yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học, các hoạt động học, ...); sự tương tác giữa HS với HS, HS với GV, GV với HS; tâm lý, sinh lý HS; không khí lớp học, ...

(4) Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày:

Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, các GV chủ động, sáng tạo áp dụng vào các bài học hàng ngày.

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)