Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 75)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Việc tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở để các biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bảo đảm tính hiệu quả. Những biện pháp được đề xuất làm cho công tác quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên phù hợp với thực tiễn, tránh lãng phí, đạt được mục đích cuối cùng là phát triển năng lực nghề nghiệp GV để nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học trên địa bàn.

Tính hiệu quả thể hiện ở việc xác định được mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và các điều kiện chủ yếu để tổ chức SHCM theo hướng NCBH để GV tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả, giúp HS đạt được yêu cầu về phẩm chất năng lực theo chương trình GDPT năm 2018 cấp tiểu học.

3.2. Các biện pháp quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học ở các trƣờng tiểu học thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài giáo dục về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận của tất cả thành viên ở các tổ chức bộ máy của nhà trường về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của hoạt động này đối với việc nâng cao năng lực chuyên môn, sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ GV trong việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học thông qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm khi dự giờ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường đáp ứng yêu cầu mục tiêu chương trình GDPT cấp tiểu học.

Biện pháp quản lý nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH có ý nghĩa cấp thiết và quan trọng đối với hoạt động quản lý GDĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT, là nền tảng tư tưởng tác động đến tất cả các cá nhân và tập thể trong nhà trường cùng nỗ lực thực hiện tốt và phát huy vai trò của SHCM theo hướng NCBH trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện HS ở nhà trường tiểu học.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Quản lý nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH gồm các vấn đề chính sau:

- CBQL, GV và các lực lượng giáo dục quán triệt tư tưởng, nội dung chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và Phòng GDĐT cấp huyện về SHCM theo hướng NCBH ở nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng; quán triệt về ý nghĩa, tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH trong nâng cao năng lực chuyên môn, sư phạm của GV, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS đáp ứng mục tiêu giáo dục theo chương trình GDPT cấp tiểu học năm 2018.

- CBQL, GV và các lực lượng giáo dục hiểu rõ và nắm vững các yêu cầu của SHCM theo hướng NCBH về: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể; nội dung các bước/ khâu; phương pháp, hình thức sinh hoạt chuyên môn. Đồng thời khẳng định vai trò của CBQL, GV và các lực lượng giáo dục trong tổ chức SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học.

- CBQL, GV và các lực lượng giáo dục nắm vững kế hoạch tổ chức SHCM theo hướng NCBH của nhà trường và các tổ khối chuyên môn.

NCBH để có tâm thế chuẩn bị và học tập thuận lợi trong các giờ học tổ chức dạy bài học minh họa.

- Ngoài ra, cộng đồng xã hội (cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội địa phương…) cũng cần được cung cấp thông tin để có những hiểu biết về SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học .

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Tổ chức hội nghị quán triệt kịp thời, sâu sắc văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT và các cấp QLGD địa phương, các yêu cầu về tổ chức SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học đến toàn thể cán bộ GV, HS của nhà trường.

- Có kế hoạch triển khai, cung cấp thông tin cần thiết về SHCM theo hướng NCBH đến cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục ở địa phương.

- Tổ chức Hội thảo chuyên đề cấp trường nhằm nâng cao hiểu biết về SHCM theo hướng NCBH.

- Bố trí CBQL, GV cốt cán học tập kinh nghiệm về hoạt động chuyên môn này ở các trường tiểu học tiên tiến trong và ngoài tỉnh.

- Chỉ đạo tổ chủ nhiệm và các GV chủ nhiệm lớp phổ biến, hướng dẫn cho HS có những hiểu biết cần thiết về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đối với các giờ học thực hiện bài học minh họa.

- Chỉ đạo phổ biến, hướng dẫn, kết quả thực hiện SHCM theo hướng NCBH thông qua hoạt động truyền thông của nhà trường (trang web trường, các bảng tin trong trường, sinh hoạt tập thể…)

- Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện SHCM theo hướng NCBH, đánh giá chuẩn xác tác dụng của hoạt động này đối với việc phát triển nghề nghiệp GV và nâng cao chất lượng giáo dục HS tiểu học; kịp thời biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể thực hiện tốt nhiệm vụ này, tạo động lực mới trong nhận thức và hoạt động SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng giải thích, động viên để CBQL, GV và các lực lượng giáo dục trong trường hiểu được mục đích, lợi ích của SHCM theo hướng NCBH. Khi nhận thức đúng đắn, CBQL, GV và các lực lượng giáo dục trong trường sẽ ý thức trách nhiệm của bản thân, tích cực tham gia để hoạt động này đạt hiệu quả.

SHCM theo hướng NCBH được thực hiện tại các tổ chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, thúc đẩy, hướng dẫn các thành viên của tổ tham gia hoạt động này. Tổ trưởng chuyên môn là đầu mối giúp Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện kế hoạch SHCM của GV trong tổ. Vì vậy, Hiệu trưởng cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của các tổ trưởng chuyên môn về

SHCM theo hướng NCBH.

Nhà trường cũng cần thông tin đến cha mẹ HS về SHCM theo hướng NCBH để họ hiểu được lợi ích của hoạt động này đối với HS từ đó động viên, hướng dẫn con em tham gia các giờ dạy minh họa.

3.2.2. Chỉ đạo xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cứu bài học

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Quản lý xây dựng nội dung SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên thực hiện mục tiêu: Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV tiểu học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS; xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học; nâng cao chất lượng SHCM ở các cơ sở giáo dục tiểu học.

Biện pháp quản lý này có vai trò quan trọng trong quản lý SHCM nói riêng và quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu mục tiêu chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học. Vì vậy, Hiệu trưởng trường tiểu học cần chỉ đạo biện pháp quản lý này một cách khoa học, chặt chẽ, thiết thực nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Quản lý xây dựng nội dung SHCM theo hướng NCBH gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng NCBH:

+ Việc xây dựng bài học minh họa cần thực hiện theo chủ đề, đa dạng loại hình kiến thức ở nhiều môn học, khối lớp, bảo đảm đạt yêu cầu mục tiêu hình thành và phát triển năng lực HS phù hợp với trình độ các đối tượng HS.

+ Việc xây dựng kế hoạch thực hiện bài học minh họa cần tổ chức luân phiên cho tất cả các GV trong tổ chuyên môn đều tham gia, khuyến khích GV tự nguyện đăng ký dạy học minh họa. Ưu tiên, bố trí GV cốt cán dạy học minh họa dạy trước để việc trao đổi, rút kinh nghiệm cho các giờ dạy tiếp sau đạt được yêu cầu mục tiêu NCBH.

+ Phương pháp tổ chức và hình thức thực hiện SHCM theo hướng NCBH cần bảo đảm tính khoa học, phù hợp, cân đối với các nội dung SHCM khác của tổ chuyên môn trong trường tiểu học trên cơ sở quy định về các hoạt động chuyên môn, SHCM của Bộ và hướng dẫn của Sở, Phòng GDĐT.

- Chỉ đạo bố trí điều kiện vật chất phục vụ tốt quá trình xây dựng và thực hiện bài học minh họa bảo đảm đạt mục tiêu bài học.

- Việc chỉ đạo triển khai các bước/ khâu của sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng NCBH (Xây dựng bài học minh họa; Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ; Phân tích bài học; Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày) cần được GV của tổ chuyên môn (bao gồm GV dạy bài học minh họa và GV dự giờ) tiến hành nghiêm túc, khoa học, khách quan theo chỉ đạo của Bộ GDĐT và hướng dẫn của Sở, Phòng GDĐT.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

- Chỉ đạo tổ chức cho CBQL, GV nghiên cứu, tìm hiểu về:

+ Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học và các khối lớp tiểu học (Mục tiêu, Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch giáo dục, định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục HS).

Đặc biệt, Hiệu trưởng cần yêu cầu các tổ trưởng và GV của tổ chuyên môn phải nắm vững những vấn đề trên ở khối lớp và các môn học thuộc khối lớp phụ trách giảng dạy và giáo dục.

+ SHCM theo hướng NCBH (quy trình, nội dung các khâu “Xây dựng bài học minh họa; Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ; Phân tích bài học; Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày”, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện) theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ và của Sở, Phòng GDĐT.

- Tổ chức Hội thảo chuyên đề cấp trường; cử CBQL, GV cốt cán học tập kinh nghiệm ở các trường tiểu học tiên tiến trong và ngoài tỉnh về xây dựng nội dung SHCM theo hướng NCBH.

- Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn triển khai lập kế hoạch nội dung SHCM theo hướng NCBH của tổ đảm bảo quy trình, nội dung và chất lượng ở tất cả các khâu, nhất là khâu “Xây dựng bài học minh họa: chọn lựa các chủ đề ở các môn học, khối lớp và bố trí GV dạy bài học minh họa” nhằm đáp ứng mục tiêu của hoạt động chuyên môn này.

- Tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ bảo đảm tính khoa học, thực tiễn và khả thi việc phê duyệt kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng NCBH.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch xây dựng nội dung SHCM theo hướng NCBH của GV ở các tổ chuyên môn; tham dự một số giờ dạy bài học minh họa của các tổ chuyên môn khối lớp để kịp thời trao đổi, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo xây dựng nội dung SHCM theo hướng NCBH và xây dựng, thực hiện bài học minh họa bảo đảm yêu cầu mục tiêu SHCM theo hướng NCBH đã xác định.

- Chỉ đạo sơ, tổng kết công tác quản lý xây dựng nội dung SHCM theo hướng NCBH cấp tổ và trường. Đánh giá, rút kinh nghiệm nghiêm túc kết quả thực hiện hoạt động này nhằm khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, khen thưởng CBQL, GV và các

tập thể đạt thành tích tốt; đồng thời chỉ đạo cải tiến, hoàn thiện mục tiêu và các biện pháp quản lý để tiếp tục triển khai bảo đảm chất lượng nội dung SHCM theo hướng NCBH trong toàn trường.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Kế hoạch SHCM theo hướng NCBH phải có tính khả thi, đảm bảo sự thống nhất với kế hoạch hoạt động chung của nhà trường.

Các bài học minh họa cần được chọn lựa trên cơ sở chương trình GDPT năm 2018 và thực tế dạy học trên lớp của GV. Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp tổ chức cho các thành viên trong tổ phát hiện những vấn đề tồn tại trong hoạt động dạy học ở khối lớp, thảo luận và thống nhất những bài học minh họa để xây dựng kế hoạch dạy học. Không chọn lựa bài học minh họa theo ý kiến chủ quan của tổ trưởng chuyên môn hoặc một thành viên nào đó của tổ.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn thực hiện các nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH theo đúng chỉ đạo của các cấp và đúng bản chất của NCBH. Trong NCBH các thành viên của tổ đều bình đẳng, có vai trò như nhau. Các ý kiến của thành viên đều được tôn trọng. Tổ trưởng chuyên môn khuyến khích, động viên để tất cả các thành viên của tổ đều tham gia NCBH.

Hiệu trưởng cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch SHCM theo hướng NCBH của các tổ chuyên môn để kịp thời phát hiện những thiếu sót.

3.2.3. Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên để tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đạt hiệu quả chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đạt hiệu quả

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ, GV nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của GV và chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học để tổ chức SHCM theo hướng NCBH bảo đảm chất lượng, hiệu quả theo mục tiêu của SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học,

Biện pháp này có tầm quan trọng đặc biệt, vì đội ngũ GV là nhân tố trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục HS. Vì vậy, trong quản lý hoạt động này ở trường tiểu học cần tăng cường chỉ đạo, triển khai hiệu quả biện pháp này để tạo được sự chuyển biến tích cực trong nâng cao chất lượng SHCM theo hướng NCBH nói riêng và chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục tiểu học của nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Chỉ đạo nâng cao nhận thức về trách nhiệm của đội ngũ GV về: + Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

chuyên môn và của nhà trường;

+ Vai trò và trách nhiệm của GV trong việc tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm hoàn thiện phẩm chất, năng lực theo chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học.

- Xác định mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ GV theo quan điểm dạy học phát huy phẩm chất, năng lực người học thay vì truyền thụ kiến thức là chủ yếu:

+ Tập trung bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, nâng cao năng lực chuyên môn, sư phạm và nghiên cứu khoa học;

+ Chú trọng bồi dưỡng nâng cao kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phương tiện dạy học hiện đại, kiểm tra - đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học… nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu, chương trình, nội dung GDPT 2018 cấp tiểu học nói chung và SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học.

- Chỉ đạo thống nhất việc đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng GV ở tổ chuyên môn và tự đánh giá về phẩm chất và năng lực của GV. Trên cơ sở đó nhà

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 75)