7. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Quản lý nội dung của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bà
thành và phát triển phẩm chất và năng lực HS theo mục tiêu bài học.
- Tổ chức kiểm tra - đánh giá, sơ tổng kết sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng NCBH để có biện pháp quản lý phù hợp, kịp thời để khắc phục những hạn chế, phát huy ưu điểm, khen thưởng tổ chuyên môn, GV đạt kết quả tốt nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này một cách thiết thực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của SHCM theo hướng NCBH.
1.4.2. Quản lý nội dung của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học bài học
Quản lý nội dung của SHCM theo hướng NCBH phải thực hiện nghiêm túc theo nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT, cụ thể như sau:
1.4.2.1. Chỉ đạo xây dựng bài học minh họa
Chỉ đạo triển khai cho các tổ chuyên môn xây dựng và phê duyệt kế hoạch lựa chọn bài học minh họa, GV dạy minh họa. Việc xây dựng bài học minh họa, bố trí GV dạy học minh họa thực hiện như nội dung trình bày tại tiểu mục 1.3.2. (1).
Trong chỉ đạo xây dựng bài học minh họa, cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV và có sự hỗ trợ của GV cốt cán, đề ra các mục tiêu mới đối với GV và HS, điều chỉnh nội dung bài dạy cho phù hợp và có ý nghĩa với HS, tổ chức hoạt động học tập linh hoạt, phù hợp để nâng cao chất lượng bài học…
1.4.2.2. Quản lý việc tổ chức dạy học minh họa và dự giờ
Quản lý việc tổ chức dạy học minh họa và dự giờ thực hiện theo nội dung trình bày tại tiểu mục 1.3.2. (2).
Trong quản lý, chỉ đạo việc tổ chức dạy học minh họa và dự giờ cần chú ý: - Bố trí số lượng và vị trí của CBQL, GV dự giờ phù hợp để có thể thu nhận thông tin đầy đủ, chính xác về việc học của HS.
- Chỉ đạo việc dự giờ cần tập trung trọng tâm quan sát là bài học và hoạt động học của HS, cụ thể là các biểu hiện của HS về thái độ, lời nói, hành vi đối với hoạt động dạy của GV và đối với HS khác; các biện pháp xử lý tình huống của GV trong giờ học; mức độ tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng, kết quả sản phẩm học tập (nếu có)… Trong quá trình dự giờ, GV dự giờ kết hợp quan sát bao quát lớp, ghi chép cụ thể và chọn ghi hình về hoạt động học của HS, nhóm HS tiêu biểu để sử dụng khi phân tích bài học, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của GV và HS.
1.4.2.3. Quản lý phân tích bài học
Quản lý việc phân tích bài học thực hiện như nội dung trình bày tại tiểu mục 1.3.2. (3).
- GV dạy minh họa nêu rõ mục tiêu, cách tiến hành, cảm nhận sau khi dạy, sự hài lòng, những băn khoăn, khó khăn khi thực hiện.
- Chủ trì SHCM tạo không khí thân thiện, cởi mở, yêu cầu và khuyến khích GV dự giờ chia sẻ ý kiến về bài dạy. Chủ trì có thể gợi ý thảo luận khi cần thiết .
- GV dự giờ tự tìm ra những yếu tố tích cực, suy nghĩ xem mình đã học được gì từ bài dạy minh họa, không áp đặt ý kiến, kinh nghiệm chủ quan cá nhân, chia sẻ chân thành dựa trên những suy ngẫm rộng mở về thực tế việc học của HS.
1.4.2.4. Quản lý việc vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài họchàng ngày
Trong quản lý việc vận dụng kết quả SHCM vào bài học hàng ngày cần chỉ đạo thực hiện các vấn đề sau:
- Yêu cầu các tổ chuyên môn và GV tích cực, chủ động, linh hoạt vận dụng kết quả qua hoạt động SHCM theo hướng NCBH vào bài học trong giờ lên lớp hàng ngày.
- Xây dựng kế hoạch dự giờ sau chu trình SHCM theo hướng NCBH. Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn), GV cốt cán và các GV tổ chuyên môn dự giờ GV để ghi nhận, đánh giá ưu, nhược điểm của GV và HS trong giờ lên lớp đối chiếu với các mục tiêu cụ thể của SHCM theo hướng NCBH. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng chỉ đạo rút kinh nghiệm kịp thời nhằm khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm của GV trong vận dụng kết quả SHCM theo hướng NCBH.
- Chỉ đạo nghiêm túc việc đánh giá thường xuyên và định kì (về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục; về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực) đối với HS tiểu học, bảo đảm kết quả đánh giá HS chính xác, trung thực. Từ kết quả đánh giá HS, CBQL chỉ đạo tổ chuyên môn đối chiếu, phân tích để xác định hiệu quả việc vận dụng kết quả SHCM theo hướng NCBH của các GV. Trên cơ sở đó Hiệu trưởng trường tiểu học có biện pháp quản lý tích cực, phù hợp và đồng bộ để tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả SHCM theo hướng NCBH đáp ứng yêu cầu mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của SHCM theo hướng NCBH trong toàn trường.