Phương pháp, hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Phương pháp, hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu

cứu bài học

1.3.3.1. Phương pháp sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

- Thời gian, môn học và số bài học thực hiện: Đầu năm học, họp tổ chuyên môn dự kiến chọn môn học, khối lớp cần nghiên cứu (luân phiên môn học, khối lớp cần nghiên cứu ưu tiên), chọn thời gian, phân công GV phụ trách chính.

- Tổ chức các hoạt động để triển khai kế hoạch từng bài học như sau:

+ Phiên họp lần 1 của tháng thực hiện bước 1: Xây dựng bài học minh họa. + Phiên họp lần 2 của tháng thực hiện bước 2, bước 3: Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ; Phân tích bài học.

+ GV vận dụng kết quả SHCM vào bài học hàng ngày (Bước 4).

1.3.3.2. Hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

SHCM được tổ chức theo đơn vị tổ, khối chuyên môn theo khối lớp; theo đơn vị trường, cụm trường hay toàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện).

- Với GV dạy Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật, tùy thuộc vào số lượng GV từng môn của các trường trong toàn huyện, Phòng GDĐT quy định hình thức SHCM của GV từng môn này theo trường, cụm trường hay toàn huyện, chẳng hạn như nếu trường có số lượng từ 03 GV/môn thì có thể tổ chức SHCM cấp tổ hoặc cấp trường.

- Số lần SHCM cấp tổ, khối chuyên môn (có thể từ 2 đến 4 lần/tháng), cấp trường, cấp cụm trường hay toàn huyện theo từng tháng, học kì do Phòng GDĐT quy định phù hợp với từng vùng, miền, đạt hiệu quả thiết thực nhằm nâng cao năng lực của GV tổ chức dạy học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực HS, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018. (Tài liệu bồi dưỡng CBQL cơ sở GDPT, lưu hành nội bộ)

1.4. Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học ở Trƣờng tiểu học

1.4.1. Quản lý mục tiêu của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Quản lý mục tiêu của SHCM theo hướng NCBH cần thực hiện các vấn đề sau: - Tổ chức học tập, nghiên cứu để quán triệt và nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ GV về vai trò, ý nghĩa của SHCM theo hướng NCBH, nắm vững nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT về hoạt động SHCM theo hướng NCBH.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch SHCM theo hướng NCBH ở các tổ chuyên môn thực hiện bài học minh họa luân phiên cho tất cả các GV ở các tổ chuyên môn đều tham gia, khuyến khích GV tự nguyện đăng ký dạy học minh họa. Các chủ đề bài học minh họa cần thực hiện ở các khối lớp, ở nhiều môn học và đa dạng loại hình kiến thức. Bố trí GV cốt cán dạy học minh họa dạy trước để việc trao đổi, rút kinh nghiệm cho các giờ dạy tiếp sau đạt được yêu cầu mục tiêu NCBH.

- Phê duyệt và triển khai kế hoạch SHCM theo hướng NCBH ở các tổ chuyên môn; bố trí điều kiện vật chất phục vụ tốt quá trình xây dựng và thực hiện bài học minh họa. Việc triển khai các khâu của sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng NCBH cần được GV của tổ chuyên môn (GV dạy bài học minh họa và GV dự giờ) tiến hành nghiêm túc, khoa học, khách quan theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

rút kinh nghiệm, chỉ đạo xây dựng bài học minh họa tiếp theo bảo đảm yêu cầu hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực HS theo mục tiêu bài học.

- Tổ chức kiểm tra - đánh giá, sơ tổng kết sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng NCBH để có biện pháp quản lý phù hợp, kịp thời để khắc phục những hạn chế, phát huy ưu điểm, khen thưởng tổ chuyên môn, GV đạt kết quả tốt nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này một cách thiết thực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của SHCM theo hướng NCBH.

1.4.2. Quản lý nội dung của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học bài học

Quản lý nội dung của SHCM theo hướng NCBH phải thực hiện nghiêm túc theo nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT, cụ thể như sau:

1.4.2.1. Chỉ đạo xây dựng bài học minh họa

Chỉ đạo triển khai cho các tổ chuyên môn xây dựng và phê duyệt kế hoạch lựa chọn bài học minh họa, GV dạy minh họa. Việc xây dựng bài học minh họa, bố trí GV dạy học minh họa thực hiện như nội dung trình bày tại tiểu mục 1.3.2. (1).

Trong chỉ đạo xây dựng bài học minh họa, cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV và có sự hỗ trợ của GV cốt cán, đề ra các mục tiêu mới đối với GV và HS, điều chỉnh nội dung bài dạy cho phù hợp và có ý nghĩa với HS, tổ chức hoạt động học tập linh hoạt, phù hợp để nâng cao chất lượng bài học…

1.4.2.2. Quản lý việc tổ chức dạy học minh họa và dự giờ

Quản lý việc tổ chức dạy học minh họa và dự giờ thực hiện theo nội dung trình bày tại tiểu mục 1.3.2. (2).

Trong quản lý, chỉ đạo việc tổ chức dạy học minh họa và dự giờ cần chú ý: - Bố trí số lượng và vị trí của CBQL, GV dự giờ phù hợp để có thể thu nhận thông tin đầy đủ, chính xác về việc học của HS.

- Chỉ đạo việc dự giờ cần tập trung trọng tâm quan sát là bài học và hoạt động học của HS, cụ thể là các biểu hiện của HS về thái độ, lời nói, hành vi đối với hoạt động dạy của GV và đối với HS khác; các biện pháp xử lý tình huống của GV trong giờ học; mức độ tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng, kết quả sản phẩm học tập (nếu có)… Trong quá trình dự giờ, GV dự giờ kết hợp quan sát bao quát lớp, ghi chép cụ thể và chọn ghi hình về hoạt động học của HS, nhóm HS tiêu biểu để sử dụng khi phân tích bài học, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của GV và HS.

1.4.2.3. Quản lý phân tích bài học

Quản lý việc phân tích bài học thực hiện như nội dung trình bày tại tiểu mục 1.3.2. (3).

- GV dạy minh họa nêu rõ mục tiêu, cách tiến hành, cảm nhận sau khi dạy, sự hài lòng, những băn khoăn, khó khăn khi thực hiện.

- Chủ trì SHCM tạo không khí thân thiện, cởi mở, yêu cầu và khuyến khích GV dự giờ chia sẻ ý kiến về bài dạy. Chủ trì có thể gợi ý thảo luận khi cần thiết .

- GV dự giờ tự tìm ra những yếu tố tích cực, suy nghĩ xem mình đã học được gì từ bài dạy minh họa, không áp đặt ý kiến, kinh nghiệm chủ quan cá nhân, chia sẻ chân thành dựa trên những suy ngẫm rộng mở về thực tế việc học của HS.

1.4.2.4. Quản lý việc vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài họchàng ngày

Trong quản lý việc vận dụng kết quả SHCM vào bài học hàng ngày cần chỉ đạo thực hiện các vấn đề sau:

- Yêu cầu các tổ chuyên môn và GV tích cực, chủ động, linh hoạt vận dụng kết quả qua hoạt động SHCM theo hướng NCBH vào bài học trong giờ lên lớp hàng ngày.

- Xây dựng kế hoạch dự giờ sau chu trình SHCM theo hướng NCBH. Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn), GV cốt cán và các GV tổ chuyên môn dự giờ GV để ghi nhận, đánh giá ưu, nhược điểm của GV và HS trong giờ lên lớp đối chiếu với các mục tiêu cụ thể của SHCM theo hướng NCBH. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng chỉ đạo rút kinh nghiệm kịp thời nhằm khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm của GV trong vận dụng kết quả SHCM theo hướng NCBH.

- Chỉ đạo nghiêm túc việc đánh giá thường xuyên và định kì (về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục; về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực) đối với HS tiểu học, bảo đảm kết quả đánh giá HS chính xác, trung thực. Từ kết quả đánh giá HS, CBQL chỉ đạo tổ chuyên môn đối chiếu, phân tích để xác định hiệu quả việc vận dụng kết quả SHCM theo hướng NCBH của các GV. Trên cơ sở đó Hiệu trưởng trường tiểu học có biện pháp quản lý tích cực, phù hợp và đồng bộ để tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả SHCM theo hướng NCBH đáp ứng yêu cầu mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của SHCM theo hướng NCBH trong toàn trường.

1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học hướng nghiên cứu bài học

Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức SHCM theo hướng NCBH cần thực hiện chặt chẽ, phù hợp tình hình thực tế về số lượng đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trên cơ sở nội dung của Phương pháp và Hình thức SHCM theo hướng NCBH” được trình bày tại tiểu mục 1.3.3.

Trong quản lý phương pháp, hình thức tổ chức SHCM theo hướng NCBH cần chú ý chỉ đạo xây dựng kế hoạch SHCM theo hướng NCBH bảo đảm các yêu cầu sau: - Xác định việc xây dựng các bài học minh họa cụ thể, đặc trưng các loại hình

kiến thức, các môn học ưu tiên ở các khối lớp, tổ chức các hoạt động hàng tháng ở học kì 1 và học kì 2 để triển khai kế hoạch từng bài học minh họa cần bảo đảm cân đối với khung thời gian hoạt động dạy học và giáo dục hàng tháng ở các học kì trong năm học. - Ưu tiên phân công GV cốt cán, CBQL phụ trách chính việc xây dựng và thực hiện bài học minh họa.

- Hình thức SHCM được tổ chức theo đơn vị tổ, khối chuyên môn theo khối lớp; theo đơn vị trường, cụm trường hay toàn huyện phù hợp với quy mô khối lớp, GV bộ môn Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật của các trường TH ở các địa phương trong huyện.

- Số lần SHCM cấp tổ, khối chuyên môn (có thể từ 2 đến 4 lần/tháng), cấp trường, cấp cụm trường hay toàn huyện theo từng tháng, học kì thực hiện theo chỉ đạo của Phòng GDĐT quy định phù hợp với từng vùng, miền.

1.4.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nghiên cứu bài học

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động SHCM theo hướng NCBH cần tập trung các vấn đề sau:

- Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch SHCM theo hướng NCBH ở các tổ chuyên môn bảo đảm yêu cầu, mục tiêu của SHCM theo hướng NCBH, đồng thời phù hợp với tình hình đội ngũ GV, HS, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường.

- Kiểm tra, đánh giá quy trình, nội dung, chất lượng SHCM theo hướng NCBH ở tất cả các khâu “Xây dựng bài học minh họa, Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ, Phân tích bài học, Vận dụng kết quả SHCM vào bài học hàng ngày” bảo đảm theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT và các cấp quản lý giáo dục địa phương về yêu cầu mục tiêu, quy trình, nội dung SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học.

- Tổ chức sơ, tổng kết công tác kiểm tra, đánh giá SHCM theo hướng NCBH. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng có biện pháp quản lý phù hợp, kịp thời nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy ưu điểm, khen thưởng tổ chuyên môn, GV đạt kết quả tốt, tạo động lực tích cực trong đội ngũ GV phấn đấu nâng cao chất lượng hoạt động này một cách thiết thực, hiệu quả góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp của GV và nâng cao phẩm chất, năng lực của HS tiểu học.

1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cứu bài học

Trong quản lý các điều kiện hỗ trợ SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học, Hiệu trưởng cần chỉ đạo triển khai những vấn đề cơ bản sau:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, trang bị thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị tối thiểu đối với từng lớp học trong cấp tiểu học; các phương tiện dạy học (máy tính, máy chiếu, ti vi, đầu video,...); các tài liệu dạy học và tài liệu tham khảo chuyên môn.

+ Đầu tư xây dựng, cải tạo các phòng học bảo đảm không gian lớp học rộng rãi tạo thuận lợi cho hoạt động dạy học (sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hình thức dạy học, kĩ thuật dạy học…) và chỗ ngồi cho GV dự giờ.

+ Ban hành qui định cụ thể về việc yêu cầu GV khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong thực hiện kế hoạch giáo dục; Khuyến khích các tổ chuyên môn, GV tự làm đồ dùng dạy học.

- Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng cho GV sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học môn học và các phương tiện dạy học (máy tính, máy chiếu, ti vi, đầu video,...), năng lực sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các công nghệ mới vào quá trình dạy học, giáo dục HS.

- Chỉ đạo phát huy vai trò của GV trong SHCM theo hướng NCBH theo nội dung trình bày ở tiểu mục 1.4.3.1.

- Chỉ đạo phát huy vai trò của CBQL trong SHCM theo hướng NCBH theo nội dung trình bày ở tiểu mục 1.4.3.2.

1.4.6. Vai trò của GV và cán bộ quản lý trong tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học theo hướng nghiên cứu bài học

1.4.6.1. Vai trò của GV

GV là chủ thể, trực tiếp tham gia thực hiện xây dựng bài học minh họa và giảng dạy bài học minh họa, dự giờ, phân tích bài học và vận dụng kết quả SHCM vào các bài học hàng ngày; vì vậy, GV có vai trò rất quan trọng, quyết định chủ yếu kết quả của hoạt động SHCM theo hướng NCBH.

Để phát huy được vai trò nêu trên, GV cần nắm vững: mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học, môn học, bài học; kế hoạch dạy học; nội dung, đặc điểm của các nguyên tắc dạy học, các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, các kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng các thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong dạy học. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng về SHCM theo hướng NCBH. Học các kĩ năng về quan sát HS, ghi chép, lắng nghe, suy nghĩ, thiết kế bài dạy… Mạnh dạn và kiên trì áp dụng vào bài học hàng ngày.

1.4.6.2. Vai trò của cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý nhà trường có trách nhiệm chỉ đạo triển khai SHCM theo hướng NCBH, quản lý quá trình thực hiện hoạt động này của GV thông qua các tổ chuyên môn trong nhà trường. Vì vậy, cán bộ quản lý có vai trò rất quan trọng trong việc góp

phần quyết định kết quả của SHCM theo hướng NCBH trong nhà trường. Để thực hiện tốt vai trò của mình, cán bộ quản lý Trường tiểu học cần:

- Chia sẻ tầm nhìn, giúp GV nhận thức được tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH trong nâng cao năng lực sư phạm, nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy và phẩm chất, năng lực HS.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức SHCM theo hướng NCBH một cách chặt chẽ, khoa học, phù hợp về nội dung các bài học minh họa, hình thức tổ chức SHCM, huy động tất cả GV tích cực, chủ động, kể cả Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng cùng tham gia xây dựng bài học minh họa, dự giờ, phân tích bài học và vận dụng vào thực tế giảng dạy hàng ngày.

- Xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh, dân chủ; mối quan hệ tôn trọng, thân thiện, cùng quan tâm lắng nghe, chia sẻ một cách chân thành tạo thuận lợi cho

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)