Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về sinh hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 52 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về sinh hoạt

chuyên môn theo nghiên cứu bài học

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

SHCM là một hoạt động chuyên môn thường xuyên, bắt buộc trong nhà trường tiểu học. Trong những năm gần đây, SHCM theo hướng NCBH được xem là biện pháp đổi mới SHCM truyền thống, là mô hình phát triển năng lực nghề nghiệp GV hiệu quả nhất đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Để đánh giá khách quan nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH, luận văn đã thực hiện khảo sát với câu hỏi “Ý kiến đánh giá của Thầy/Cô về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học?” có 4 mức lựa chọn: rất quan trọng; quan trọng; ít quan trọng; không quan trọng. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH

Ý kiến đánh giá tầm quan trọng của

SHCM theo hƣớng NCBH Số lƣợng Tỉ lệ (%) Không quan trọng 0 0,0 Ít quan trọng 23 10,7 Quan trọng 121 56,0 Rất quan trọng 72 33,3 Tổng cộng 216 100

Trong 216 CBQL và GV các trường tiểu học ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được khảo sát có 72 người đánh giá sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là rất quan trọng chiếm 33,3%; 121 người cho rằng quan trọng chiếm 56,0%; 23 người cho rằng ít quan trọng chiếm 10,7% và không có người nào đánh giá là không quan trọng. Kết quả khảo sát này cho thấy phần lớn CBQL và GV nhận thức được tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH trong nhà trường tiểu học nhưng vẫn còn một bộ phận GV chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của hoạt động này. (xem Bảng 2.7)

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

SHCM theo hướng NCBH có ý nghĩa quan trọng không chỉ phát triển năng lực GV mà còn tạo cơ hội cho tất cả HS được học và học được. Vì vậy, SHCM theo hướng NCBH trong các cơ sở giáo dục nói chung và trường tiểu học nói riêng là rất cần thiết. Để đánh giá khách quan nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết của SHCM theo hướng NCBH, luận văn đã thực hiện khảo sát với câu hỏi “Ý kiến đánh giá của Thầy/Cô về sự cần thiết của SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học” có 4 mức lựa chọn: rất cần thiết; cần thiết; ít cần thiết; không cần thiết. Kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của SHCM theo NCBH

Ý kiến đánh giá sự cần thiết của

SHCM theo hƣớng NCBH Số lƣợng Tỉ lệ (%) Không cần thiết 0 0 Ít cần thiết 22 10,2 Cần thiết 125 57,9 Rất cần thiết 69 31,9 Tổng cộng 216 100,0

Trong 216 CBQL và GV các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên được khảo sát có 69 người đánh giá SHCM theo hướng NCBH là rất cần thiết chiếm 31,9%; 125 người cho rằng cần thiết chiếm 57,9%; 22 người (10,2%) đánh giá là ít cần thiết và không có người nào đánh giá không cần thiết. Tương tự kết quả nhận thức về tầm quan trọng, đa số CBQL và GV nhận thức được sự cần thiết của SHCM theo hướng NCBH trong nhà trường tiểu học nhưng vẫn còn một bộ phận chưa đánh giá đúng mức độ cần thiết của hoạt động này. (xem Bảng 2.8)

Để có cơ sở đánh giá khách quan nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học, tác giả luận văn đã trực tiếp trao đổi với một số CBQL và GV thuộc đối tượng khảo sát. Với câu hỏi đặt ra “Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến về tầm quan trọng và sự cần thiết của SHCM theo hướng NCBH trong nhà trường tiểu học?”, tất cả CBQL và GV được phỏng vấn đều cho rằng đây là một hoạt động chuyên môn rất quan trọng và cần thiết giúp nhà trường phát triển năng lực đội ngũ GV, nâng cao chất lượng giáo dục. Một số ý kiến tiêu biểu như sau:

- “SHCM theo hướng NCBH có vai trò quan trọng trong trường tiểu học. Đây là hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao năng lực dạy học của GV. Thông qua SHCM theo NGBH GV phát triển các kĩ năng sư phạm, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng hợp tác.” (GV N.V.T.)

- “Từ khi nhà trường thực hiện SHCM theo hướng NCBH, GV không còn thấy áp lực như dự giờ đánh giá trước đây, ngược lại rất hào hứng, tích cực tham gia. SHCM theo hướng NCBH giúp GV vững vàng chuyên môn, tự tin và chuyên nghiệp hơn. SHCM theo hướng NCBH rất cần thiết đối với GV.” (GV Đ.T.H.T.)

- “NCBH đặt trọng tâm vào HS, tạo cơ hội cho GV có thể quan tâm tới tất cả các HS trong lớp, tạo cơ hội phát triển cho tất cả các em. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học cần thực hiện thường xuyên SHCM theo hướng NCBH. Tuy nhiên, không phải GV nào trong nhà trường cũng hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của SHCM theo hướng NCBH.” (GV N.N.S)

- “SHCM theo hướng NCBH là hoạt động chuyên môn rất quan trọng trong nhà trường. Thông qua SHCM theo hướng NCBH, các GV nâng cao được năng lực chuyên môn, tập thể GV đoàn kết hơn, quan hệ giữa Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và GV trong công tác chuyên môn bình đẳng, cởi mở hơn” (CBQL Trường Tiểu học L.)

- “SHCM theo hướng NCBH có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động giáo dục của nhà trường, đó là (1) đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập; (2) tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo; (3) nâng cao chất lượng dạy và học; (4) góp

phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.” (CBQL Trường Tiểu học B.)

- “Các trường tiểu học đang thực hiện chương trình GDPT mới, một trong các điều kiện quan trọng để thực hiện hiệu quả là năng lực đáp ứng của đội ngũ CBQL và GV các nhà trường. SHCM theo hướng NCBH có thể xem là một yếu tố quan trọng đảm bảo thực thi hiệu quả chương trình GDPT 2018” (CBQL Trường Tiểu học T.)

2.3.2. Thực trạng mục tiêu sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các Trường tiểu học

SHCM theo hướng NCBH nhằm phát triển năng lực chuyên môn của GV, nâng cao chất lượng giáo dục. Để hiểu rõ nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu SHCM theo hướng NCBH trong nhà trường tiểu học, luận văn đưa ra 4 mục tiêu cụ thể để khảo sát sự đồng thuận của CBQL, GV với 4 mức: không đồng ý, đồng ý một phần, đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng 2.9.

Trong 4 mục tiêu đưa ra, có 3 mục tiêu được CBQL, GV hoàn toàn đồng ý (X từ 3,39 đến 3,69). Mục tiêu còn lại nhận được sự đồng ý của CBQL và GV, đó là “Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường; Tạo môi trường làm việc, dạy học, học tập dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người” (X=3,09). Kết quả này cho thấy CBQL và GV thống nhất rất cao các mục tiêu luận văn đưa ra.

Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức về mục tiêu SHCM theo hướng NCBH

Nhận định Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Hoàn toàn đồng ý X Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1. Đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập

0 0,0 4 1,9 124 57,4 88 40,7 3,39 3

2. Tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học

Nhận định Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Hoàn toàn đồng ý X Thứ bậc SL % SL % SL % SL %

3. Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường

0 0,0 0 0,0 83 38,4 133 61,6 3,62 2

4. Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường; Tạo môi trường làm việc, dạy học, học tập dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.

0 0,0 9 4,2 178 82,4 29 13,4 3,09 4

Mục tiêu nhận được đồng ý cao nhất (X =3,69) là “Tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học” với 149 người (69,0%) hoàn toàn đồng ý và 67 người (31,0%) đồng ý. Mục tiêu cũng nhận được sự đồng ý cao (X

=3,62) là “Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường” với 133 người (61,6%) hoàn toàn đồng ý và 83 người (38,4%) đồng ý. Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự đồng thuận hoàn toàn với mục tiêu “Đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập” (X =3,39). Đối với mục tiêu thứ bậc thấp nhất (X =3,09; thứ bậc 4) là “Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường; Tạo môi trường làm việc, dạy học, học tập dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.” cũng nhận sự đồng thuận cao và chỉ có 4,2% đồng ý một phần.

Kết quả trên phản ánh CBQL và GV các trường tiểu học xác định đúng mục đích của SHCM theo hướng NCBH. Mục tiêu phát triển năng lực GV là mục tiêu trước tiên của SHCM theo hướng NCBH nhưng mục đích cuối cùng hướng đến là nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Bản chất NCBH là hướng trọng tâm vào HS, do vậy đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập là một mục tiêu quan trọng. Ngoài ra, SHCM theo hướng NCBH cải thiện được những hạn chế trong SHCM truyền thống, tạo môi trường làm việc, dạy học, học tập dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người. Để thực hiện hiệu quả SHCM theo hướng NCBH, nhà trường cần quán triệt tất cả 4 mục tiêu nêu trên.

2.3.3. Thực trạng nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các Trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)