Thực trạng về phương pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 59 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Thực trạng về phương pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn

Kết quả khảo sát mức độ thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức SHCM theo hướng NCBH được trình bày ở Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Thực trạng thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức SHCM theo hướng NCBH

Phƣơng pháp, hình thức

Không

thực hiện Hiếm khi

Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên X Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1. Xác định bài học cần nghiên cứu đối với từng môn học dựa trên chương trình môn học thực tế dạy học trên lớp

0 0,0 35 16,2 167 77,3 14 6,5 2,90 2

2. Tổ chức các hoạt động để triển khai kế hoạch từng bài học 0 0,0 34 15,7 171 79,2 11 5,1 2,89 3 3. SHCM theo trường 0 0,0 17 7,9 178 82,4 21 9,7 3,02 1 4. SHCM theo cụm trường 162 75,0 38 17,6 16 7,4 0 0,0 1,32 4 5. SHCM toàn thành phố 199 92,1 17 7,9 0 0,0 0 0,0 1,08 5 Tổng 361 33,4 141 13,1 532 49,3 46 4,3 2,24 0 Theo số liệu ở Bảng 2.12, có ba trong năm phương pháp, hình thức SHCM theo hướng NCBH được các trường tiểu học thực hiện thỉnh thoảng (X từ 2,89 đến 3,02), đó là: “SHCM theo trường” (X =3,02; thứ bậc 1); “Xác định thời gian, môn học và số bài học thực hiện” (X=2,90; thứ bậc 2) và “Tổ chức các hoạt động để triển khai kế hoạch từng bài học” (X =2,89; thứ bậc 3). Hai phương pháp, hình thức còn lại không thực hiện, đó là: “SHCM theo cụm trường” (X =1,32; thứ bậc 4) và “SHCM toàn thành phố” (X =1,08; thứ bậc 5). Vì hai phương pháp, hình thức này không thực hiện nên kết quả đánh giá chung thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức SHCM theo hướng NCBH ở mức hiếm khi (X=2,24). (Xem Bảng 2.12).

Kết quả khảo sát mức độ hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức SHCM theo hướng NCBH được trình bày ở Bảng 2.13.

Bảng 2.13. Thực trạng hiệu quả phương pháp, hình thức SHCM theo hướng NCBH

Nội dung

Không

hiệu quả Hiệu quả

Ít hiệu quả Rất hiệu quả X Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1. Xác định thời gian, môn học và số bài học thực hiện 0 0,0 32 14,8 168 77,8 16 7,4 2,93 2 2. Tổ chức các hoạt động để triển khai kế hoạch từng bài học 0 0,0 31 14,4 175 81,0 10 4,6 2,90 3 3. SHCM theo trường 0 0,0 21 9,7 156 72,2 39 18,1 3,08 1 4. SHCM theo cụm trường 180 83,3 31 14,4 5 2,3 0 0,0 1,19 4 5. SHCM toàn thành phố 201 93,1 15 6,9 0 0,0 0 0,0 1,07 5 Tổng 381 35,3 130 12,0 504 46,7 65 6,0 2,23 Theo số liệu ở Bảng 2.13, có ba trong năm phương pháp, hình thức SHCM theo hướng NCBH được đánh giá hiệu quả (X từ 2,90 đến 3,08), đó là: “SHCM theo trường” (X =3,08; thứ bậc 1); “Xác định thời gian, môn học và số bài học thực hiện” (X =2,93; thứ bậc 2) và “Tổ chức các hoạt động để triển khai kế hoạch từng bài học” (X =2,90; thứ bậc 3). Hai phương pháp, hình thức còn lại được đánh giá không hiệu quả, đó là: “SHCM theo cụm trường” (X =1,19; thứ bậc 4) và “SHCM toàn thành phố” (X =1,07; thứ bậc 5). Do hai phương pháp, hình thức này không hiệu quả dẫn đến kết quả đánh giá chung thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức SHCM theo hướng NCBH là ít hiệu quả (X=2,23). (Xem Bảng 2.13).

Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng thực hiện phương pháp, hình thức SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học, tác giả luận văn đã phỏng vấn trực tiếp một số CBQL và GV. Hầu hết các CBQL và GV đều cho rằng SHCM theo hướng NCBH chỉ được thực hiện theo tổ chuyên môn của từng trường, hiện chưa triển khai SHCM theo cụm trường hoặc toàn thành phố. Theo GV N.T.T.T, hai hoặc một nhóm GV có mối quan hệ thân thiết của một số trường có cùng nhau trao đổi nghiên cứu một số bài học nhưng chỉ mang tính tự phát, chưa có kế hoạch chung của các nhà trường và theo đúng quy trình NCBH. GV này còn đề xuất nên mở rộng SHCM theo cụm trường để GV có cơ hội vừa học hỏi kinh nghiệm vừa giao lưu với các trường bạn. Trong khi đó, CBQL Trường Tiểu học D. cho rằng rất khó thực hiện SHCM theo hướng NCBH ở qui mô cụm trường hoặc toàn thành phố do lịch công tác, thời khóa biểu của các nhà trường

khác nhau, điều kiện đi lại của GV … Ngược lại, CBQL Trường Tiểu học A cho rằng hoàn toàn có thể thực hiện SHCM theo hướng NCBH ở qui mô cụm trường hoặc toàn thành phố nếu như Phòng GDĐT có chủ trương và Hiệu trường các trường thống nhất thực hiện. Thực tế trong các giờ thao giảng cấp Tỉnh, GV của các trường cũng đã cùng nhau xây dựng bài học.

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)