Thực trạng nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bà

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 57 - 59)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Thực trạng nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bà

Thực trạng khảo sát mức độ thực hiện nội dung SHCM theo hướng NCBH được thống kê ở Bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện nội dung SHCM theo hướng NCBH

Nội dung

Không

thực hiện Hiếm khi

Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên X Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1. Xây dựng bài học minh họa 0 0,0 21 9,7 187 86,6 8 3,7 2,94 4 2. Tổ chức dạy minh họa

và dự giờ 0 0,0 12 5,6 162 75,0 42 19,4 3,14 2 3. Phân tích bài học 0 0,0 16 7,4 159 73,6 41 19,0 3,12 3 4. Vận dụng kết quả sinh

hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày

0 0,0 8 3,7 142 65,7 66 30,6 3,27 1

Tổng 0 0,0 57 6,6 650 75,2 157 18,2 3,12

Theo số liệu ở Bảng 2.10, có ba trong bốn nội dung SHCM theo hướng NCBH được các trường tiểu học thực hiện thỉnh thoảng (X từ 2,94 đến 3,14) và một nội dung thực hiện thường xuyên (X=3,27). Trong đó, “Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày” được cho rằng thực hiện thường xuyên nhất với 142 người (65,7%) chọn thỉnh thoảng, 66 người (30,6%) chọn thường xuyên, 8 người (3,7%) chọn hiếm khi. Nội dung “Tổ chức dạy minh họa và dự giờ” xếp thứ bậc 2 với điểm trung bình X =3,14; với 162 người (75,0%) chọn thỉnh thoảng, 42 người (19,4%) chọn thường xuyên, 12 người (5,6%) chọn hiếm khi. Nội dung “Phân tích bài học” xếp thứ bậc 3 với điểm trung bình X =3,12. Nội dung xếp thứ bậc thấp nhất là “Xây dựng bài học minh họa” với điểm trung bìnhX =2,94. Không có ý kiến chọn không thực hiện đối với bất kỳ nội dung nào của SHCM theo hướng NCBH.

Kết quả khảo sát trên phản ánh tất cả các nội dung đều SHCM theo hướng NCBH các nhà trường triển khai thực hiện. GV thường xuyên vận dụng kết quả bài học đã được nghiên cứu trong việc giảng dạy hàng ngày. Tuy nhiên, việc xây dựng bài học, tổ chức bài học và phân tích bài học chưa được thực hiện thường xuyên. Vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường, tổ trưởng chuyên môn cần có biện pháp để nâng cao tần suất và số lượng bài học được nghiên cứu để GV vận dụng thường xuyên kết quả nghiên

cứu, nâng cao chất lượng dạy học.

Kết quả khảo sát mức độ hiệu quả các nội dung SHCM theo NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được trình bày ở Bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thực trạng hiệu quả thực hiện nội dung SHCM theo hướng NCBH

Nội dung

Không

hiệu quả Hiệu quả

Ít hiệu quả Rất hiệu quả X Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1. Xây dựng bài học minh họa 8 3,7 19 8,8 158 73,1 31 14,4 2,98 4 2. Tổ chức dạy minh họa

và dự giờ 0 0,0 13 6,0 146 67,6 57 26,4 3,20 1 3. Phân tích bài học 5 2,3 20 9,3 161 74,5 30 13,9 3,00 3 4. Vận dụng kết quả sinh

hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày

12 5,6 7 3,2 163 75,5 34 15,7 3,01 2

Tổng 25 2,9 59 6,8 628 72,7 152 17,6 3,05 Số liệu ở Bảng 2.11 phản ánh các nội dung SHCM theo hướng NCBH được đánh giá hiệu quả (X từ 2,98 đến 3,20). Trong đó, “Tổ chức dạy minh họa và dự giờ” được đánh giá hiệu quả nhất với 57 người (26,4%) chọn rất hiệu quả, 146 người (67,6%) chọn hiệu quả, 13 người (6,0%) chọn ít hiệu quả và không có ai chọn không hiệu quả. Nội dung “Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày” xếp thứ bậc 2 với điểm trung bình X =3,01; 34 người (15,7%) chọn chọn rất hiệu quả, 163 người (75,5%) chọn hiệu quả, 7 người (5,6%) chọn ít hiệu quả và 12 người (5,6%) chọn không hiệu quả. Nội dung “Phân tích bài học” xếp thứ bậc 3 với điểm trung bình

X =3,00 và nội dung xếp thứ bậc thấp nhất là “Xây dựng bài học minh họa” với điểm trung bìnhX =2,98.

Đánh giá chung SHCM theo hướng NCBH cho HS ở các trường tiểu học đạt hiệu quả (X=3,05). (Xem Bảng 2.11)

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 và Bảng 2.11 cho thấy có sự tương quan cao về thứ bậc giữa mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả. Hai nội dung có thứ bậc cao về mức độ thực hiện và hiệu quả là “Tổ chức dạy minh họa và dự giờ” và “Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày”; hai nội dung cùng có thứ bậc thấp cả về mức độ thực hiện và hiệu quả là “Phân tích bài học” và “Xây dựng bài học minh họa”.

2.3.4. Thực trạng về phương pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)