Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 91 - 120)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

3.4.5.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được tổng hợp ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

TT Biện pháp Mức độ cấp thiết X Thứ bậc Không cấp thiết Ít cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết SL % SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH. 0 0,0 4 2,5 96 60,0 60 37,5 3,35 2 2

Xây dựng nội dung SHCM theo hướng NCBH.

0 0,0 7 4,4 92 57,5 61 38,1 3,34 3

3

Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho CBQL, GV để tổ chức SHCM theo hướng NCBH đạt hiệu quả

0 0,0 5 3,1 89 55,6 66 41,3 3,38 1

4

Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện SHCM theo hướng NCBH.

0 0,0 10 6,3 98 61,3 52 32,5 3,26 5

5

Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức SHCM theo hướng NCBH.

0 0,0 11 6,9 88 55,0 61 38,1 3,31 4

Số liệu từ Bảng 3.1 cho thấy tất cả 5 biện pháp luận văn đề xuất đều được các CBQL, GV đánh giá là rất cấp thiết với điểm trung bình từ 3,26 đến 3,38. Điều này chứng tỏ CBQL, GV của các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên rất quan tâm đến công tác quản lý hoạt động SHCM theo hướng NCBH và việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động này là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Biện pháp 3 “Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho CBQL, GV để tổ chức SHCM theo hướng NCBH đạt hiệu quả” có thứ bậc cao nhất với điểm trung bình X

=3,38; trong đó có 66 người (41,3%) chọn rất cấp thiết, 89 người (55,6%) chọn cấp thiết, chỉ có 5 người (3,1%) chọn ít cấp thiết và không có người chọn không cấp thiết.

Kết quả khảo sát ở Chương 2 cho thấy CBQL, GV các trường tiểu học đều nhận thức rõ tầm quan trọng và cần thiết của hoạt động SHCM theo hướng NCBH trong nhà trường. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý hoạt động SHCM theo hướng NCBH chưa cao. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do công tác bồi dưỡng các lực lượng tham gia SHCM theo hướng NCBH chưa được chú trọng đúng mức. Đa số CBQL và GV cho rằng Hiệu trưởng cần chú trọng hơn nữa đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho CBQL, GV để tổ chức SHCM theo hướng NCBH đạt hiệu quả. Vì vậy, Biện pháp 3 là một biện pháp cấp thiết hàng đầu trong công tác quản lý SHCM theo hướng NCBH của Hiệu trưởng.

Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH” được xếp thứ bậc 2 với giá trị trung bình X =3,35; trong đó có 60 người (37,5%) chọn rất cấp thiết, 96 người (60,0%) chọn cấp thiết, 4 người (2,5%) chọn ít cấp thiết và không có người chọn không cấp thiết.

Kết quả khảo sát ở Chương 2 cho thấy phần lớn CBQL và GV đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của SHCM theo hướng NCBH. Tuy nhiên, một số CBQL, GV còn chưa nhận thức sâu sắc về bản chất NCBH và SHCM theo hướng NCBH. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, sự cần thiết cũng như lợi ích của NCBH đối với phát triển năng lực của từng GV nói riêng và chất lượng của nhà trường nói chung.

Hai biện pháp khác rất cấp thiết xếp ở các thứ bậc tiếp theo là Biện pháp 2 và Biện pháp 5. Biện pháp 2 “Xây dựng nội dung SHCM theo hướng NCBH” với giá trị trung bình X=3,34 và thứ bậc 3; trong đó có 61 người (38,1%) chọn rất cấp thiết, 92 người (57,5%) chọn cấp thiết, 7 người (4,4%) chọn ít cấp thiết và không có người chọn không cấp thiết. Biện pháp 5 “Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức SHCM theo hướng NCBH” với giá trị trung bình X =3,31 và thứ bậc 4; trong đó có 61 người (38,1%) chọn rất cấp thiết, 88 người (55,0%) chọn cấp thiết, 11 người (6,9%) chọn ít cấp thiết và không có người chọn không cấp thiết.

Để SHCM theo hướng NCBH có hiệu quả cần phải xây dựng nội dung cụ thể và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nội dung này. Vì vậy, kết quả khảo sát trên là hoàn toàn phù hợp. Biện pháp 2 và Biện pháp 5 là điều kiện cần để thực hiện hiệu quả quản lý SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học. Vì vậy, hai biện pháp này thực sự rất cấp thiết.

Biện pháp có thứ bậc thấp nhất là biện pháp 4 “Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện SHCM theo hướng NCBH” (X=3,26; thứ bậc 5); trong đó có 52 người (32,5%) chọn rất cấp thiết, 98 người (61,3%) chọn cấp thiết, 10 người (6,3%) chọn ít cấp thiết và không có người chọn không cấp thiết. Mặc dù được xếp ở thứ bậc cuối cùng nhưng biện pháp này cũng được đánh giá là rất cấp thiết.

3.4.5.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên tổng hợp ở Bảng 3.2. Theo đó, có 3 trong tổng số 5 biện pháp đạt mức rất khả thi ( ̅ từ 3,38 đến 3,44) và hai biện pháp còn lại đạt mức khả thi ( ̅ = 3,16 và 2,91).

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Mức độ khả thi ̅ Thứ bậc Không khả thi Ít Khả thi Khả thi Rất khả thi SL % SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH. 0 0,0 4 2,5 91 56,9 65 40,6 3,38 3 2

Xây dựng nội dung SHCM theo hướng NCBH.

0 0,0 6 3,8 78 48,8 76 47,5 3,44 1

3

Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho CBQL, GV để tổ chức SHCM theo hướng NCBH đạt hiệu quả

TT Biện pháp Mức độ khả thi ̅ Thứ bậc Không khả thi Ít Khả thi Khả thi Rất khả thi SL % SL % SL % SL % 4 Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện SHCM theo hướng NCBH.

5 3,1 14 8,8 132 82,5 9 5,6 2,91 5

5

Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức SHCM theo hướng NCBH.

2 1,3 11 6,9 107 66,9 40 25,0 3,16 4

Tổng 7 0,9 40 5,0 490 61,3 263 32,9 3,26

Biện pháp 2 “Xây dựng nội dung SHCM theo hướng NCBH” có thứ bậc cao nhất với giá trị trung bình ̅ =3,44; trong đó có 76 người (47,5%) chọn rất khả thi, 78 người (48,8%) chọn khả thi, 6 người (3,8%) chọn ít khả thi và không có người chọn không khả thi.

Biện pháp 3 “Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho CBQL, GV để tổ chức SHCM theo hướng NCBH đạt hiệu quả” được xếp thứ bậc 2 với giá trị trung bình

̅=3,43; trong đó có 73 người (45,6%) chọn rất khả thi, 82 người (51,3%) chọn khả thi, 5 người (3,1%) chọn ít khả thi và không có người chọn không khả thi.

Biện pháp rất khả thi có thứ bậc 3 là biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH” với giá trị trung bình ̅=3,38; trong đó có 65 người (40,6%) chọn rất khả thi, 91 người (56,9%) chọn khả thi, 4 người (2,5%) chọn ít khả thi và không có người chọn không khả thi.

Biện pháp 5 “Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức SHCM theo hướng NCBH” được đánh giá khả thi với ̅ =3,16 và thứ bậc 4; trong đó có 40 người (25,0%) chọn rất khả thi, 107 người (66,9%) chọn khả thi, 11 người (6,9%) chọn ít khả thi và 2 người (1,3%) chọn không khả thi.

Biện pháp 4 “Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện SHCM theo hướng NCBH” được đánh giá khả thi ( ̅ =2,91) và có thứ bậc thấp nhất; trong đó có 9 người (5,6%) chọn rất khả thi, 132 người (82,5%) chọn khả thi, 14 người (8,8%) chọn ít khả thi và 5 người (3,1%) chọn không khả thi.

Kết quả khảo sát cho thấy đa số các nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, đánh giá có mức độ hiệu quả thấp hơn các nội dung khác. Do vậy, biện pháp 5 được đánh giá là rất cấp thiết nhưng ở mức độ khả thi chứ không phải rất khả thi. Đối với biện pháp 4 về đảm bảo các điều kiện phục vụ SHCM theo hướng NCBH được đánh giá khả thi và có thứ bậc thấp nhất do có liên quan đến cơ sở vật chất, tài chính. Trong khi đó, nguồn tài chính của trường tiểu học chủ yếu là nguồn ngân sách được cấp, các khoản chi để mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động SHCM theo hướng NCBH gặp nhiều khó khăn.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy CBQL, GV ở các trường tiểu học thuộc địa bàn khảo nghiệm tin tưởng vào tính khả thi của các biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH.

3.4.5.3. Nhận xét chung về kết quả khảo nghiệm

Căn cứ kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi trên đây có thể khẳng định các biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên mà tác giả luận văn đề xuất là hoàn toàn hợp lý. Các biện pháp đều rất cấp thiết và đạt mức rất khả thi hoặc khả thi.

Hệ thống các biện pháp luận văn đề xuất hợp lý, có độ tin cậy cao, Hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên có thể vận dụng vào công tác quản lý SHCM theo hướng NCBH của nhà trường.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động SHCM theo hướng NCBH tại các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên đã được trình bày ở Chương 1 và Chương 2, trong Chương 3, luận văn đã đề xuất hệ thống 5 biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH phù hợp và đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực chuyên môn của GV, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường tiểu học. Hệ thống các biện pháp quản lý này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, thực tiễn, đồng bộ, kế thừa, khả thi và hiệu quả. Đồng thời các biện pháp bám sát Điều lệ trường tiểu học, chuẩn nghề nghiệp GV, chương trình GDPT năm 2018, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam nói chung và GDPT nói riêng. Mỗi biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đều có vai trò quan trọng nhất định và có tác động qua lại trong mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. Các biện này đã được khảo nghiệm tại 8 trường tiểu học công lập của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đã đề xuất là hợp lý, có độ tin cậy cao. Tất cả biện pháp đều rất cấp thiết, khả thi hoặc rất khả thi và hoàn toàn có thể áp dụng được tại các trường tiểu

học của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Xuất phát từ tầm quan trọng của mỗi biện pháp nêu trên, để công tác quản lý SHCM theo hướng NCBH tại các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đạt hiệu quả, Hiệu trưởng cần thực hiện đầy đủ, đồng bộ các biện pháp như luận văn đề xuất và phát huy đúng mức vai trò của từng biện pháp. Hiệu trưởng quản lý hoạt động SHCM theo hướng NCBH hiệu quả sẽ cải thiện chất lượng SHCM theo hướng NCBH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

SHCM theo hướng NCBH là hoạt động chuyên môn quan trọng của các nhà trường, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp của GV, nâng cao chất lượng dạy và hoc. Trong bối cảnh thực hiện chương trình GDPT năm 2018 cần phải có đội ngũ GV có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, các nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động SHCM theo hướng NCBH. Vấn đề đặt ra cho các Hiệu trưởng trường tiểu học là làm thế nào để quản lý hiệu quả SHCM theo hướng NCBH trong giai đoạn hiện nay.

Với nhận thức đó, luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất các biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên có tính khả thi đáp ứng yêu cầu quản lý trường tiểu học trong bối cảnh áp dụng chương trình GDPT năm 2018. Kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này phù hợp với mục đích nghiên cứu đã đề ra, các nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đã được triển khai một cách đầy đủ và hoàn thành trọn vẹn.

1.1. Về lý luận

Luận văn đã hệ thống những vấn đề cơ bản nhất của lý luận về quản lý SHCM theo hướng NCBH các trường tiểu học, bao gồm các nội dung: Tổng quan nghiên cứu vấn đề; các khái niệm chính về NCBH, SHCM theo hướng NCBH, quản lý SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học.

Xác định được chủ thể quản lý SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học là Hiệu trưởng. Quản lý SHCM theo hướng NCBH ở trường tiểu học là quá trình tác động có định hướng, có mục đích, có hệ thống thông tin của Hiệu trưởng đến GV nhằm tổ chức thực hiện SHCM theo hướng NCBH hiệu quả. Kết quả nghiên cứu lý luận có ý nghĩa quan trọng, làm nền tảng cho việc khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Kết hợp phương pháp điều tra, phân tích xử lý số liệu thông qua phiếu hỏi ý kiến và phỏng vấn sâu một số CBQL và GV, luận văn đã phân tích rõ thực trạng SHCM theo hướng NCBH, quản lý SHCM theo hướng NCBH và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Kết quả khảo sát đã

phản ánh được những kết quả đạt được và những tồn tại, bất cập trong quản lý SHCM theo hướng NCBH tại các trường được khảo sát cần có những biện pháp khắc phục thích hợp.

Đánh giá chung SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Tương tự, quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường này được đánh giá chung chỉ ở mức khá. Các yếu tố chủ quan, khách quan đều có ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý hoạt động SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo hướng NCBH phù hợp và đồng bộ trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Đó là: (1) Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của SHCM theo hướng NCBH; (2) Chỉ đạo xây dựng nội dung SHCM theo hướng NCBH; (3) Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho CBQL, GV để tổ chức SHCM theo hướng NCBH đạt hiệu quả; (4) Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện SHCM theo hướng NCBH; (5) Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức SHCM theo hướng NCBH. Hệ thống các biện pháp bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, kế thừa, hiệu quả và khả thi. Việc thực hiện đồng bộ hệ thống các biện pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng SHCM theo hướng NCBH của nhà trường.

Luận văn đã vận dụng được những lý luận cơ bản về quản lý giáo dục trong nghiên cứu thực trạng và xây dựng hệ thống biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Hệ thống các biện pháp này hoàn toàn có thể vận dụng tại các trường tiểu học ở các địa phương khác có

Một phần của tài liệu Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên 1 (Trang 91 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)