Kiểm tra, đánh giá hoạtđộng dạy học02 buổi/ngày

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.7. Kiểm tra, đánh giá hoạtđộng dạy học02 buổi/ngày

Mục tiêu đào tạo con người hiện nay trong giáo dục, trước hết là tính tích cực, năng động, sáng tạo, để giúp trẻ thích ứng với cuộc sống. Vì vậy, mục tiêu kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở mức độ yêu cầu là tái hiện kiến thức hay rèn luyện các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích được tư duy năng động, sáng tạo, biết phát hiện, sự chuyển biến thái độ, xu hướng hành vi của trẻ và biết giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế.

Quan điểm DH hiện đại coi người học là chủ thể tích cực, chủ động trong HĐ học tập, do đó cần hướng dẫn người học kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh bản thân. Để thực hiện đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp gắn liền với đổi mới cách đánh giá, xếp loại HS.

Năm 2009 có Thông tư số 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27/10/2009 về việc ban hành quy định đánh giá xếp loại HS TH, năm 2014 ban hành Thông tư 30/TTBGDĐT về việc ban hành quy định đánh giá xếp loại HS TH.

Năm 2016 ban hành Thông tư số 22/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30. Thông tư 22 đã khắc phục những điểm yếu của Thông tư 30.

Việc lượng hóa này, cho phép giáo viên, cán bộ quản lý, cha m học sinh xác định được mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện. Từ đó giáo viên, nhà trường có những giải pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực để các em ngày một tiến bộ hơn.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày tại trƣờng tiểu học

1.4.1. Quản lý mục tiêu dạy học 02 buổi/ngày

Giảm sức ép, tránh quá tải. Xây dựng môi trường GD thân thiện. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ em. Góp phần hình thành nhân cách: Tự tin, năng động, sáng tạo, giàu lòng nhân ái, có khả năng hợp tác và hội nhập.

Thực hiện dạy học phân hóa, HS có nhiều cơ hội để phát huy các khả năng và sở thích cá nhân; nhu cầu của cá nhân người học được đáp ứng tốt hơn; HS yếu có nhiều cơ hội được quan tâm giúp đỡ hơn để đạt chuẩn của chương trình.

Mang lại cơ hội được học tập, góp phần tạo sự bình đẳng về quyền lợi cho trẻ em ở những vùng, miền khác nhau.

1.4.2. Quản lý nội dung dạy học 02 buổi/ngày

Chương trình GD phổ thông cấp TH ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Thực hiện chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT mang tính pháp lệnh Nhà nước. Đây là căn cứ cho các cấp QLGD tiến hành chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐDH của nhà trường, của GV.

HT không những phải nắm vững mà còn phải tổ chức cho GV nghiên cứu, nắm vững chương trình DH của từng môn học, nội dung, phạm vi kiến thức, PPDH đặc trưng, các điều kiện để thực hiện DH từng môn học, lớp học, cấp học. Trên cơ sở đó, HT chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình DH. Đặc biệt, để đáp ứng sự phù hợp với điều kiện DH, tính chất vùng miền của từng địa phương.

Trong chương trình DH, Bộ GD&ĐT có quy định một số nội dung “mở” giao quyền tự chủ cho cơ sở CB QL, GV được chủ động lựa chọn nội dung, chương trình, kế hoạch DH các tiết học ngoài quy định bắt buộc (chính khoá) còn có nội dung, môn học tự chọn (ngoài chính khoá) cho mỗi khối lớp, đảm bảo tính cân đối, hài hoà giữa phát triển kiến thức kỹ năng với phát triển năng lực, phẩm chất cho HS, phù hợp với thực tiễn đơn vị như: Tiếng Anh, Tin học và các HĐ ngoài giờ lên lớp, bồi dưỡng năng khiếu, tổ chức các câu lạc bộ,... tăng cường rèn luyện một số kỹ năng, HĐ trải nghiệm phù hợp lứa tuổi, góp phần phát triển năng lực người học, giúp HS phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phù hợp xu thế hội nhập.

Vì vậy, HT phải có định hướng, chỉ đạo việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí, triển khai thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phong phú về hình thức và nội dung, chương trình. Có như vậy, mới có được sự chuyển biến tích cực góp phần tạo nên sự khác biệt, tính ưu việt của 02 buổi/ngày. Đảm bảo việc tổ chức dạy học sao cho nh nhàng, tự nhiên, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, lồng ghép các nội dung Hát-Nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Hoạt động tập thể thành hoạt động tổng hợp có định hướng theo chủ đề, tăng cường các hình thức học theo nhóm như nhóm vẽ, hát múa, thể thao, Ngoại ngữ, Tin học....

Các tổ chuyên môn phân công giáo viên tham khảo tài liệu, chọn lọc nội dung dạy học cụ thể phù hợp với điều kiện dạy học, không vượt quá “Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng” và nội dung đó phải được thông qua tổ, khối chuyên môn. Việc

dạy học của các môn Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Nhạc, Thể dục, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, … ở các tiết tăng thêm một cách khoa học, hợp lý (Phụ lục1, PL1).

1.4.3. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học 02 buổi/ngày

- Để chất lượng DH đáp ứng những yêu cầu của đổi mới GD hiện nay, đổi mới phương pháp DH là nội dung đặc biệt, HT, cán bộ QL trường học cần coi trọng. Vì thế, bằng nhiều biện pháp khác nhau, bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau, HT chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp DH.

HT chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân tham dự các HĐ liên quan đến việc thực hiện các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp học ngành học, tích cực tham gia bồi dưỡng về đổi mới phương pháp, làm cho GV tin tưởng sẵn sàng tiếp cận cái mới, cái hay, nhiệt tình tham gia đổi mới, ứng dụng vào DH, tránh tư tưởng trì trệ, ỉ lại, không ngại đổi mới.

Trong đổi mới PP DH, cần tập trung đổi mới cách dạy của GV và đổi mới cách học của HS.

Cách học của HS là mục đích của cách dạy và chỉ thay đổi thực sự khi cách dạy được đổi mới, cách đánh giá kiểm tra, nhận xét được thay đổi.

Đổi mới PP DH là một quá trình thay đổi và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các PP DH mới vào thực tiễn DH. Đây là một công việc đầy khó khăn, thách thức không chỉ đối với cá nhân GV mà cả tập thể HS.

Để sự thay đổi không làm xáo trộn những nền nếp, thói quen học tập đã có, GV cần biết lựa chọn từng nội dung, yêu cầu đổi mới phù hợp vừa phát huy tính kế thừa và phát triển trong cho quá trình DH.

1.4.4. Quản lý hình thức tổ chức dạy học 02 buổi/ngày

Hình thức dạy học 02 buổi/ngày cần tổ chức linh hoạt, mềm dẻo và phong phú. hi lên lớp dạy học ở buổi 02 nếu hình thức dạy học đơn điệu, nghèo nàn, học sinh sẽ rất ngại học, chán học. Bởi thế, bên cạnh việc chủ động chọn nội dung, thời lượng thích hợp thì hiệu trưởng cũng như giáo viên cần quan tâm đến việc làm phong phú các hình thức dạy học nhằm chống chán, tạo nhu cầu học, hứng thú học cho học sinh để phát huy tốt nhất vai trò chủ động, sáng tạo. ý thức tự học, tự rèn luyện của học sinh.

Có một số hình thức tổ chức dạy học ở buổi 02 như là:Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương.Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua các trò chơi, câu lạc bộ,…Tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Tổ chức đan xen giữa hình thức học cá nhân, học nhóm, học cả lớp.Thay đổi giữa các bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận, câu đố, xen giữa việc dùng các đồ dùng học tập như bảng con, phiếu bài tập, vở ô ly,…

* Các phương án dạy học 02 buổi/ngày

Do điều kiện ở các trường khác nhau nên cần có các phương án phù hợp cho từng loại trường. Có 3 phương án chủ yếu cho các loại trường, như: T.30, T.33, T.35.

- Phương án T.30 là phương án dành cho các trường có nguồn lực còn hạn chế, số tiết tăng thêm là 30 tiết/tuần… Trong tuần, HS sẽ có 2 ngày học 02 buổi/ngày và 3 ngày học 1 buổi/ngày. Tại các trường có HS dân tộc, thời gian tăng thêm phải bao gồm 2 tiết học môn tiếng Việt với trọng tâm là cải thiện các kĩ năng nghe và nói tiếng Việt cho HS dân tộc. Chương trình giảng dạy bổ sung của môn Tiếng Việt, Toán và các hoạt động giáo dục có thể được tổ chức theo nhu cầu của nhà trường.

- Phương án T.33: Phương án dành cho các trường có nguồn lực hạn chế. Số tiết tăng lên là 33 tiết/tuần. HS sẽ có 5 ngày học 02 buổi/ngày và học 9 buổi/tuần. Đây là phương án dành cho các trường chưa đủ điều kiện để chuyển sang phương án T.35 nhưng có thể chuyển sang phương án cao hơn T.30, và một số trường dạy tiếng dân tộc.

- Phương án T.35: HS học thêm 35 tiết/tuần với 5 ngày học 02 buổi/ngày và học 10 buổi/tuần..

1.4.5. Quản lý hoạt động của các lực lượng phối hợp tham gia dạy học 02 buổi/ngày buổi/ngày

1.4.5.1. QL công tác bồi dưỡng đội ngũ GV

Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội xác định: “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp DH phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị DH, tổ chức đánh giá thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo bồi dưỡng GV và công tác QL giáo dục”. Việc chuẩn hoá đội ngũ là quá trình phấn đấu lâu dài để khắc phục sự không đồng đều của đội ngũ về phẩm chất đạo đức, trình độ, kiến thức văn hoá, kỹ năng sư phạm. Sự phấn đấu cập nhật kiến thức chuyên môn và kiến thức văn hoá, sự rèn luyện nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong việc dạy người, dạy chữ, đồng thời nó có ý nghĩa quan trọng trọng đối với quá trình phát triển nhân cách của người GV.

QL công tác bồi dưỡng GV là quá trình chỉ đạo, tổ chức, động viên, tạo điều kiện về tinh thần lẫn vật chất để lực lượng GV được nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy, đồng thời kiểm tra GV thực hiện các yêu cầu của cấp trên về chuẩn hoá và nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ ngày càng vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, đưa số lượng GV giỏi của trường ngày càng tăng về lượng lẫn về chất. HT chỉ đạo công tác bồi dưỡng GV qua việc tổ chức thường xuyên các chuyên đề DH, qua việc phân tích sư phạm sau các tiết dự giờ, qua các đợt bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ. Ngoài ra, HT đặt yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi để GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu DH trong giai đoạn mới.

1.4.5.2. Quản lí hoạt động dạy của giáo viên

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, cần phải đồng thời đổi mới “cách dạy” của GV và “cách học” của HS. Bởi, quá trình DH là quá trình có sự gắn bó mật thiết giữa HĐ dạy và HĐ học.Đặc biệt là “cách dạy” của GV sẽ tác động trực tiếp

đến “cách học” của HS.Vì vậy, muốn đổi mới DH, khâu then chốt là phải đổi mới “cách dạy”, đó là điều chúng ta cần quan tâm nhất.

*QL HĐDH của GV

Công tác QL HĐDH của GV giữ vị trí trọng yếu trong công tác QL của HĐDH nói chung. QL tốt và hiệu quả HĐDH tức là QL tốt chất lượng GD, là nền tảng, là cơ sở để HT nhà trường QL hiệu quả các nội dung QL trường học. QL HĐDH tốt chất lượng giáo dục sẽ đạt kết quả cao.

* QL bố trí, phân công GV giảng dạy

Trong DH, HĐ dạy của GV đóng vai trò chủ đạo, là một HĐ quan trọng có tính chất quyết định hiệu quả, chất lượng DH. Vì vậy, QL các công việc có liên quan đến HĐ giảng dạy của GV là một nhiệm vụ cơ bản trong QL HĐDH, cụ thể, QL việc phân công giảng dạy; việc chuẩn giờ lên lớp; thực hiện giờ lên lớp; HĐ tổ chuyên môn.

* QL việc phân công giảng dạy cho GV: Sắp xếp phân công giảng dạy cho đội ngũ GV là công việc khó khăn nhất trong QL nhân sự. Việc phân công giảng dạy cho GV có tác động trực tiếp quyết định chất lượng DH. Căn cứ vào khả năng, năng lực, tâm tư, nguyện vọng, chuyên môn đã được đào tạo của từng GV để có sự phân công đảm bảo tính khoa học, hợp lí, cần đối, hài hoà giữa các bộ phận, phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường của đội ngũ GV. Phân công giảng dạy cho GV phải đặt quyền lợi học tập của HS lên hàng đầu, nhưng cần chú ý để bảo đảm tính công bằng về quyền, nghĩa vụ của cá nhân GV; tạo sự thống nhất, đoàn kết, thân ái, yêu thương, thông cảm, chia sẻ lẫn nhau mới phát huy được sức mạnh của tập thể sư phạm.

* Quản lý việc soạn bài lên lớp của GV:Lập kế hoạch DH (soạn bài) là phần việc quan trọng nhất của GV trong chuẩn bị giờ lên lớp. GV được quyền lựa chọn, quyết định về nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng HS và đúng với mục tiêu cần đạt của từng tiết học. HT có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tổ, khối chuyên môn để chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc nghiên cứu nội dung, chương trình, công tác chuẩn bị của GV.

* QL giờ lên lớp của GV: Giờ lên lớp là khâu quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình DH, được thực hiện trong một thời gian nhất định (35-40phút). Hiệu quả giờ lên lớp thể hiện qua việc tổ chức, điều khiển, điều chỉnh,...của GV tác động đến quá trình học tập nhằm giúp HS tích cực, chủ động, tự giác chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực, phẩm chất, hoàn thiện nhân cách. Vì thế, HT cần có kế hoạch thăm lớp, dự giờ thường xuyên, đột xuất hay định kỳ để việc đánh giá, nhận xét đầy đủ, chính xác, toàn diện. Sau dự giờ, cần tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm, để GV thấy được những thành công, hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu của mình.

* Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá giáo viên

Kiểm tra, đánh giá trong QL nhà trường là công việc không thể thiếu. Hoạt động này nhằm thu thập thông tin, tiếp nhận các dữ kiện, đánh giá kết quả hoạt động DH, đối chiếu với mục tiêu để có những quyết định tiếp theo trong quá trình điều hành

hoạt động DH.

Khi kiểm tra, đánh giá GV sẽ có những thông tin giúp CBQL cấp Phòng và cấp trường nắm bắt đầy đủ hơn về hoạt động của GV. Để thực hiện tốt hoạt động này, CBQL cấp Phòng và cấp trường cần chú ý: Triển khai các văn bản quy định, yêu cầu về việc kiểm tra, đánh giá GV; Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá GV trong nhà trường; Thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá GV: định kỳ, đột xuất,...; Thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá GV; Điều chỉnh và xử lý kịp thời những nội dung và thông tin sau kiểm tra, đánh giá.

* QL HĐ của tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn là bộ phận tham mưu quan trọng cho HT và chỉ đạo trực tiếp các HĐ chuyên môn của tổ, đánh giá đúng khả năng, năng lực và sự cống hiến từng thành viên, đồng thời trực tiếp bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ. Chính vì vậy, HT phải chỉ đạo, tổ chức tổ chuyên môn HĐ theo quy trình cụ thể, chặt chẽ, bố trí GV vị trí tổ trưởng, tổ phó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quy định. Đồng thời, HT cần có kế hoạch kiểm tra tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch đến tổ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)