Quản lý điều kiện đảm bảo cho hoạtđộng dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 71 - 73)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.7. Quản lý điều kiện đảm bảo cho hoạtđộng dạy học

2.4.7.1. Thực trạng QL CSVC&TBDH phục vụ DH 02 buổi/ngày

Kết quả khảo sát QL CSVC&TBDH, các phương tiện DH 02 buổi/ngày cáctrường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam (phụ lục 7, PL 47).

Quản lý cơ sở vật chất được CBQL, TTCM và GV đánh giá ở cả 3 mức độ thường xuyên (42% - 83%), thỉnh thoảng (17% - 48%), không thực hiện được GV đánh gá 3% - 12%). Với ba mức độ thực hiện kết quả cũng không đồng đều: trung bình các mức độ từ cao đến thấp: yếu = 0%, trung bình = 6% - 18%, khá = 35% - 52%, tốt = 42% - 53%.

Ý kiến khác: Có 20% ý kiến CBQL và 29% ý kiến của GV cho rằng sách giáo khoa hiện ít phù hợp với đối tượng học sinh học 02 buổi/ngày bởi vì bộ sách giáo khoa được biên soạn để dạy chương trình chính khóa; toàn bộ nội dung, kiến thức dạy học các tiết tăng cường buổi thứ hai do giáo viên tự lựa chọn thiết kế dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng và tình hình thực tế học sinh tại lớp. Có 34% giáo viên cho rằng không phù hợp hoặc chưa phù hợp để dạy 02 buổi/ ngày. Ý kiến đánh giá này phần lớn tập trung ở các giáo viên bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học và ngoại ngữ.

kiến đều cho rằng HT các trường thường xuyên thực hiện các nội dung về quản lý CSVC&TTBDH. Tuy nhiên tình hình CSVC&TBDH phục vụ DH chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu dạy học 02 buổi/ngày. Nguyên nhân là do nguồn ngân sách đầu tư cho trang bị TBDH còn hạn chế song nhu cầu đòi hỏi nhiều, nên chất lượng TBDH chưa cao và chưa đồng bộ, có những thiết bị không phù hợp với nội dung DH, nhanh hỏng, hoặc không sử dụng được. Đặc biệt hệ thống CSVC-TBDH còn có sự chênh lệch, khác nhau giữa các trường, điều này cần đến sự hỗ trợ của các ban ngành để có thể chú tâm vào công tác GD của huyện được hiệu quả hơn.

2.4.7.2. Quản lý công tác tài chính

Qua bảng (phụ lục 7, PL48), kết quả khảo sát cho thấy CQBL nhận xét mức thường xuyên là 93%, thỉnh thoảng 7%, nhưng ngược lại TTCM và GV nhận xét mức thường xuyên chỉ đạt 29%, thỉnh thoảng 57%, không thực hiện là 14% và được đánh giá là kết quả thực hiện mức tốt là 24%, khá 41%, TB 35% đối với nội dung thông báo công khaithu chi cho hoạt động dạy học buổi thứ 2.

hâu được đánh giá thấp là việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ một cách phù hợp và hiệu quả đối với hoạt động dạy học 02 buổi trên ngày cả ba đối tượng trên nhận xét về mức thường xuyên (34% - 93%), thỉnh thoảng (7% - 59%), không thực hiên (7%) đây cũng là khâu có nhiều khó khăn trong việc thống nhất giữa các bộ phận về chế độ thù lao cho mọi công việc và các đối tượng trong nhà trường.

Có 83% ý kiến của CBQL cho rằng thường xuyên đảm bảo chế độ bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia dạy học 02 buổi/ngày. Về phía TTCM, GV có 35% ý kiến cho rằng thường xuyên thực hiện chế độ bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia dạy học 02 buổi/ngày. Mức độ thực hiện tốt chỉ có 32%, há 53%, TB 15%. Như vậy, Hiệu trưởng chưa thực sự quan tâm đến chế độ đãi ngộ dạy học 02 buổi/ngày cho GV.

Việc quan tâm, động viên thường xuyên đến đội ngũ giáo viên và nhân viên tham gia dạy học 02 buổi/ngày cũng được đánh giá tương đối thấp, thường xuyên thực hiện (41% - 80%), thỉnh thoảng (20% - 56%), không thực hiện 3%. Kết quả thực hiện tốt (38%), khá (56%), TB (6%).

Nhìn chung, thực trạng thực hiện các chính sách đãi ngộ cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia hoạt động dạy học 02 buổi/ngày vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Những số liệu thống kê cho thấy mức độ hài lòng của cán bộ quản lý, giáo viên chưa cao khi nhận được những ưu đãi từ phía nhà trường khi tham gia vào công tác giảng dạy 02 buổi/ngày.

2.4.7.3. Thực trạng quản lí các công tác bán trú trong trường tiểu học

Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện công tác bán trú dạy học 02 buổi/ngày ở trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam như sau:

Đồng hành với hình thức DH 02 buổi/ngày là mô hình bán trú, trong nhiều năm qua các nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhiều CMHS. Việc tổ chức DH 02 buổi/ngày có bán trú được thực hiện ở các trường PTDTBT TH và còn 03

điểm trường không thực hiện bán trú. Tuy nhiên, chất lượng bán trú ở các trường không phải như nhau và chưa được như ý muốn, đặc biệt là việc QL, chăm sóc HS tại trường.

Qua (phụ lục 7, PL49), ta thấy kết quả khảo sát các nội dung từ 1 đến nọi 5 được CBQL, TTCM và GV đánh giá mức thường xuyên khá cao 50% - 88%; mức thực hiện tốt từ 53%-60%; khá 29%-41%; trung bình từ 6%-12%, không có mức yếu.Đây là vấn đề nan giải mà GD huyện cần tìm cách giải quyết kịp thời để có thể nâng cao chất lượng DH.

2.4.7.4. Thực trạng quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp

Kết quả khảo sát ở (phụ lục 7, PL50) cho thấy: 93% ý kiến của CBQL và 79% ý kiến của TTCM, GV cho rằng Hiệu trưởng các trường TH thường xuyên xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL được các trường xây dựng từ đầu năm học, có tham khảo ý kiến, thống nhất, triển khai thực hiện đến tất cả giáo viên và học sinh. Nhưng quá trình thực hiện chưa cao mức tốt chỉ đạt 12% và khá là 88%, dẫn đến hiệu quả của các hoạt động bị hạn chế.

100% ý kiến của cả ba đối tượng trên cho rằng mức độ thường xuyên thực hiện của Hiệu trưởng về thực trạng quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động GDNGLL

Kết quả khảo sát cho thấy, việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường là khá tốt (khá 41%, tốt 59%), tuy nhiên việc phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường còn nhiều hạn chế, mức thường xuyên chỉ đạt từ 72%-88%, vẫn còn tình trạng thỉnh thoảng mới thực hiện (12%-28%).

Qua khảo sát cho thấy, công tác kiểm tra, đánh giá chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung này về mức độ thường xuyên được CBQL,TTCM,GV đánh giá từ (65%-75%), kết quả thực hiện khá (88%), tốt 12% . Điều này đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải tiến hành thường xuyên, liên tục và đồng bộ về việc kiểm tra đánh giá HĐ NGLL.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)