Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 53 - 59)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học

Để đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp dạy học của GV tại các trường TH trên địa bàn huyện Tây Giang, tác giả căn cứ vào kết quả nhận xét, phân tích, đánh giá, xếp loại tiết dạy của 240 phiếu dự giờ của CBQL cấp Phòng, cấp trường và TTCM của 10 trường TH của huyện Tây Giang đối với người được dự giờ (GV), tác giả ghi nhận số liệu đánh giá chất lượng tiết dạy được xếp loại như sau:

Bảng 2.7. Kết quả thống kê thực trạng đổi mới PPDH

ND khảo sát

(thống kê phiếu dự giờ tiết dạy của GV) Số lƣợng (240 phiếu) Tỉ lệ

Tiết dạy xếp loại tốt 173 72.1

Tiết dạy xếp loại Khá 61 25.4

Tiết dạy xếp loại Đạt yêu cầu 6 2.5

Tiết dạy xếp loại Chưa đạt yêu cầu 0 0

(Nguồn phiếu đánh giá, xếp loại tiết dạy của GV)

Kết quả quan sát đánh giá tiết dạy qua phiếu dự giờ của CBQL hàng năm cho thấy hầu hết GV đạt loại khá và tốt, rất ít GV đạt loại đạt yêu cầu. Còn loại chưa đạt thì hầu như không thấy.

Trong 4 lĩnh vực đánh giá tiết dạy thì: lĩnh vực 1 - kiến thức chiếm 120/20 điểm 50% ; lĩnh vực 2 - kĩ năng sư phạm chiếm 60/20 điểm 25% ; lĩnh vực 3 - về thái độ sư phạm chiếm 20/20 điểm 8.3% ; lĩnh vực 4- về hiệu quả chiếm 40/20 điểm (16.7%).

Vậy lĩnh vực 2 về kĩ năng sư phạm là lĩnh vực quan trọng nhất, thể hiện năng lực nghiệp vụ sư phạm của GV nhiều nhất, liên quan đến chất lượng tiết học của HS lĩnh vực 3). Chính vì vậy, hầu như các tiết dạy chưa đạt xếp loại tốt đều bị ảnh hưởng bởi các tiêu chí của lĩnh vực này, tức là các tiêu chí về năng lực đổi mới PPDH của GV trên lớp.

2.3.5. Hình thức tổ chức dạy học 02 buổi/ngày

Kết quả khảo sát tại (phụ lục 2, PL7), ta thấy số tiết tăng cường trong chương trình học này dao động trong khoảng từ 13 tiết đến 15 tiết/tuần trong các khối học, trừ khối lớp 3, 4, 5 có 2 tiết tăng/môn học. Riêng khối lớp 1,2 có sự khác biệt hơn hai khối lớp 3 ở chỗ là có số tiết tăng cường (4-5 tiết) ở môn Toán và Tiếng Việt. Môn tự chọn tăng từ 5-6 tiết/tuần/khối/lớp. Trên cơ sở sắp xếp chương trình và thời khóa biểu như trên, những yếu tố liên quan đến việc thực hiện dạy 02 buổi/ngày đòi hỏi các trường phải xem xét một cách kĩ lưỡng.

Kết quả khảo sát và điều tra nghiên cứu của đề tài cho thấy thời khóa biểu của mô hình dạy 02 buổi/ngày ở các trường TH trên địa bàn huyện Tây Giang gồm hai loại sau: T.33 và T.30. Trong đó, đa số các trường đang áp dụng phương thức tổ chức là T.33 (33 tiết/tuần, học 9 buổi/tuần, từ thứ hai đến thứ năm học cả ngày và ngày thứ sáu học 1 buổi sáng còn buổi chiều dành cho các hoạt động khác của nhà trường . Chương trình T.30 (30 tiết/tuần) chỉ áp dụng tại trường TH vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cho các điểm trường nhỏ lẻ, dân cư tập trung thưa thớt, trong đó có 11 điểm trường của 4 trường TH trường PTDTBTTH Gari; trường PTDTBTTH Tr’hy; trường PTDTBTTH Ch’ơm, trường PTDTBTTH Avương .

Việc thực hiện nội dung chương trình dạy học 02 buổi/ngày ở bậc TH hiện nay được thực hiện trên quy định: Sáng 4 tiết, chiều 3 tiết. Nội dung chương trình chính khóa được thực hiện ở buổi thứ nhất (buổi sáng), số tiết chính khóa còn lại được học ở buổi thứ hai (buổi chiều) và số tiết ở buổi chiều còn lại sẽ tập trung cho ôn tập kiến thức hoặc (và) làm các bài tập còn lại của các môn ở buổi thứ nhất như: Tăng cường Toán, Tăng cường Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử - Địa lý, Tự nhiên - xã hội, Thể dục, Thủ công, Đạo đức) và 1 tiết/tuần dành cho hoạt động ngoại khóa. Thời khóa biểu dạy học 02 buổi/ngày của mỗi trường tiểu học không hoàn toàn giống nhau do phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng trường (phụ lục 3. PL8, PL9).

2.3.6. Các lực lượng tham gia dạy học 02 buổi/ngày

2.3.6.1. Lực lượng bên trong nhà trường

* Đội ngũ CBQL

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ CBQ huyện Tây Giang

CBQL các cấp TS

Giới tính Trình độ Tuổi đời Nghiệp vụ QL Trình độ LLCT Tuổi nghề ( năm) Nam Nữ ĐH CĐ THSP 25- 35 <35 BDNV ĐH SC TC CC 5- 10 10- 15 <15 Phòng 05 03 02 05 0 0 0 05 05 0 0 03 02 0 0 05 Trường 27 12 5 26 1 0 0 27 25 2 25 0 0 27

Kết quả khảo sát bảng 2.8 cho thấy đội ngũ CBQL cấp Phòng và cấp trường tuổi nghề phần lớn trên 20 năm trở lên, thâm niên QL chủ yếu nằm ở nhóm 15 năm trở lên.

Đội ngũ CBQL có trình độ đào tạo trên chuẩn chiếm tỉ lệ cao, có năng lực chuyên môn vững, có phẩm chất đạo đức tốt, có nghiệp vụ về QL trường học, có trách nhiệm với công việc, 100% được bồi dưỡng về chính trị và QLGD. Qua thống kê cho thấy phần lớn CBQL có tuổi đời còn tương đối trẻ, thâm niên QL chưa nhiều, có tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt các danh hiệu thi đua các cấp. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số ít HT tuổi đã cao, nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, thiếu linh hoạt, năng động, sáng tạo, chủ yếu QL bằng kinh nghiệm, bản thân ngại khó, không muốn đổi mới. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT, cập nhật và xử lý thông tin, tiếp cận với khoa học DH hiện đại còn hạn chế, dẫn đến việc chỉ đạo, đặc biệt là QL đổi mới PPDH, chương trình DH 02 buổi/ngày, kiểm tra, đánh giá HS,... chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD.

Vẫn còn một số CBQL chưa chú trọng đến vấn đề sử dụng và bố trí GV đứng lớp cũng như ý thức tự học, tự bồi dưỡng của GV ở một số trường còn hạn chế.

* Đội ngũ giáo viên

Bảng 2.9. Thống kê đội ngũ GV ở 10 trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, năm học 2019-2020 Trường TS GV TS lớp Tỉ lệ GV/ lớp

Số GV theo môn dạy

Âm nh ạc Th ể d ục Mĩ t hu ật Tin h ọc Ti ếng A nh Các môn h ọc k hác S ố GV ch uyên trá ch đ ội Trường PTDTBTTH Avương 20 16 1.25 1 1 1 0 0 16 1 Trường PTDTBTTH Bhlê 17 12 1.41 1 1 1 1 1 12 1 Trường PTDTBTTH AXan 14 9 1.55 1 1 1 1 1 9 1 Trường PTDTBTTH Tr’hy 13 9 1.44 1 1 1 1 1 9 1 Trường PTDTBTTH Gari 11 7 1.57 1 1 1 1 1 7 1 Trường PTDTBTTH Ch’ơm 14 10 1.40 1 1 1 0 0 10 1 Trường TH xã Lăng 19 12 1.58 2 1 1 1 1 12 1 Trường TH Atiêng 25 18 1.44 1 1 1 1 2 18 1 Trường TH Anông 12 8 1.50 1 1 1 0 1 8 1 Trường PTDTBTTH xã Dang 17 11 1.54 1 1 1 1 1 11 1

(Nguồn các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam)

Công tác đội ngũ là vấn đề các cấp lãnh đạo huyện, lãnh đạo Phòng GD&ĐT đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, chất lượng GV của các đơn vị đều đạt chuẩn 100% và tỉ lệ trên chuẩn cao, cụ thể Đại học chiếm 82.5%; Cao đẳng chiếm 14.5%; Trung cấp chiếm 3.0% .

Tổng số GV: 172 GV trong đó có 4 GV trường tự hợp đồng . Nhìn chung đội ngũ CBGV được bổ sung đáp ứng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển GD. Đội ngũ GV trong biên chế được đào tạo dạy TH tổng thể chưa đủ biên chế và chưa đảm bảo đủ số lượng đạt 1.44 GV/lớp, như vậy chưa đủtỉ lệ 1.5 theo quy định dạy 02 buổi/ngày và số lượng GV còn thiếu cục bộ ở 1 số trường. Đồng thời GV trong biên chế dạy các môn tự chọn và năng khiếu được tính theo số GV/số trường đạt tỉ lệ thấp:

GV dạy Tiếng Anh trong biên chế: 09 GV/10 trường = 90%, thiếu 1GV chiếm tỉ lệ 10%. Giáo viên dạy tin học trong biên chế 07 GV/10 trường = 70%, thiếu 3GV chiếm tỉ lệ 30%. Chính vì vậy, để tổ chức được DH lớp 02 buổi/ngày các nhà trường đã phải kí hợp đồng ngắn hạn đội ngũ GV dạy chuyên trách môn Tiếng Anh và môn tin học.

Đa số GV âm nhạc kiêm nhiệm Tổng phụ trách đội.

Với số lượng GV dạy môn tự chọn chủ yếu là hợp đồng nên trong công tác quản lý giáo dục gặp nhiều khó khăn:

- GV thuộc hợp đồng ngắn hạn nên trách nhiệm và chất lượng giảng dạy chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học 02 buổi/ngày và mục tiêu phát triển toàn diện cho HS.

- Phân công thời khoá biểu khó, GV hưởng lương thấp vẫn phải đi làm nhiều buổi nên thiếu động lực làm việc.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu GV

- HS học 02 buổi/ngày tăng nhiều đòi hỏi cần có đội ngũ GV dạy giỏi ở tất cả các môn học. Chương trình Giáo dục thay đổi nhưng công tác đào tạo GV TH chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế. Do tình hình chung của huyện, một số GV dạy môn tự chọn dạy liên kết 02 cấp học TH và THCS, song nhiều GV dạy môn ngoại ngữ, Tin học và thể dục được phân công DH chủ yếu ở cấp 2.

- Một nguyên nhân nữa, do biên chế, số lượng người làm việc được giao chưa đáp ứng yêu cầu so với quy mô trường, lớp học và chưa đảm bảo được định mức theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2012/TTLT-BDGĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục Và Đào tạo và Bộ Nội vụ, Thông tư 16/2017/TT-BNV ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có sự mất cân đối trong việc bố trí, sử dụng giáo viên giữa các môn học, giữa các trường: Có môn học, có trường thừa giáo viên nhưng có môn học, có trường lại thiếu giáo viên; dẫn đến tình trạng có trường thừa giáo viên bộ môn này nhưng vẫn phải hợp đồng lao động để dạy các môn khác còn thiếu theo quy định.

- Một yếu tố khách quan khác, do địa bàn rộng, dàn trải nên quy mô trường, lớp nhỏ bé hơn 10 lớp, bé hơn 100 HS , mặc dầu một số trường đảm bảo tỉ lệ 1.5 GV/lớp nhưng vẫn rất khó bố trí.

được yêu cầu công việc.

Tóm lại, thực trạng về đội ngũ CBQL và đội ngũ GV như đã nêu ở trên cơ bản là điều kiện thuận lợi để tổ chức và QL tốt dạy học lớp 02 buổi/ngày. Tuy nhiên với số lượng GV dạy môn chuyên trách và tự chọn còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, vấn đề này cần được khắc phục để nâng cao chất lượng QLDH 02 buổi/ngày hiện nay.

Tổ chuyên môn

Bảng 2.10. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn của các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam (n=170)

Nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá (TTCM, GV) Tốt Khá Trung

bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL

Thực hiện theo sự chỉ đạo của nhà

trường 120 71% 50 29% 0%

Sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn 79 46% 87 51% 4 2% Thực hiện đổi mới PPDH 115 68% 55 32%

Thực hiện nội dung chương trình 90 53% 60 35% 20 12% Kiểm tra, đánh giá HS 95 56% 70 41% 5 3%

Qua bảng 2.10, kết quả cho thấy: Tổ trưởng thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của nhà trường, đạt tỉ lệ 71% đã làm tốt. Tổ trưởng chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH, thực hiện nội dung chương trình, kiểm tra, đánh giá HS đạt tỉ lệ trên 50% đã làm tốt.Sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn đánh giá ở mức thấp nhất đạt tỉ lệ 46%.

Tóm lại, các tổ trưởng chuyên môn đã nhận thức được vai trò QL tổ, đã xây dựng được chương trình hoạt động chung của tổ. TCM đã tham mưu cho CBQL trong việc phân công giảng dạy và tham gia QL thực hiện quy chế, tổ chức phong trào thi đua trong tổ và trong trường.Chất lượng sinh hoạt TCM đạt kết quả chưa cao, vì còn dùng nhiều thời gian cho sự vụ, thời gian bàn bạc về nội dung chuyên môn ít, việc trao đổi kinh nghiệm gần như không có. Việc chỉ đạo ở tổ về cải tiến PPDH, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, báo cáo chuyên đề còn yếu.

* Tình hình học sinh

Chất lượng GD là mục tiêu trọng tâm, nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị trường học. Hình thức DH 02 buổi/ngày ở TH nhằm tạo thêm điều kiện thuận lợi để DH mang lại hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng GD. Để đáp ứng yêu cầu cho việc DH 02 buổi/ngày, nhiều năm qua, GD&ĐT huyện Tây Giang đã quan tâm, đầu tư các nguồn lực để phát triển quy mô trường, lớp DH 02 buổi/ngày. Từ khi thực hiện “Chương trình GD phổ thông cấp TH”, GD TH huyện Tây Giang đã áp dụng vào mô hình DH 02 buổi/ngày phù hợp điều kiện, tình hình thực tế của từng đơn vị có

hiệu quả. Nhờ đó, chất lượng GD được duy trì và phát triển, cụ thể như sau:

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá chất lượng học sinh cuối năm học 2019 - 2020

Trƣờng TS học sinh Khen thƣởng Hoàn thành CT Kiểm tra lại Bỏ học SL TL SL TL SL TL SL TL Trường PTDTBTTH Avương 233 155 66.5 232 99.6 1 0.43 Trường PTDTBTTH Bhlê 274 188 68.6 273 99.6 1 0.36 Trường PTDTBTTH AXan 188 130 69.1 188 100 Trường PTDTBTTH Tr’hy 132 100 75.8 132 100 Trường PTDTBTTH Gari 112 90 80.4 112 100 Trường PTDTBTTH Ch’ơm 154 122 79.2 154 100 Trường TH xã Lăng 233 178 76.4 232 99.6 1 Trường TH Atiêng 379 285 75.2 379 100 Trường TH Anông 114 89 78.0 114 100 Trường PTDTBTTH xã Dang 190 150 78.9 190 100 TC 2009 1487 74.0 2006 99.85 3 0.15

(Nguồn báo cáo tổng kết năm học 2019– 2020 của Phòng GD&ĐT Tây Giang)

Qua bảng 2.12 cho thấy kết quả học tập tập của HS của 10 trường đạt tỉ lệ cao: hen thưởng 74.0%, hoàn thành chương trình đạt 74%, kiểm tra lại 0.15 %, không có HS bỏ học.

2.3.6.2. Môi trường bên ngoài nhà trường

Bảng 2.12. Kết quả đánh giá công tác QL môi trường bên ngoài nhà trường

Nội dung

Đánh giá của CBQL Đánh giá của tổ trưởng và GV Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Khá Tốt Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Khá Tốt Chính trị, kinh tế, xã hội 23% 77% 51% 49% Luật pháp, văn bản pháp quy về GD-ĐT 23% 27% 50% 37% 63% Chính sách đối với GD-ĐT 100% 100% 0% Vị trí trường trú đóng 6% 40% 54% 13% 37% 49% Cộng đồng dân cư 5% 95% 33% 67%

Văn hóa địa phương 100% 29% 71%

Yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và các văn bản pháp quy là những yếu tố tác động bên ngoài ảnh hưởng đến cơ chế, chính sách hoạt động GD-ĐT nói chung đối với

trường TH nói riêng là có cơ sở. Riêng nội dung về vị trí trường trú đóng thuộc vùng sâu hay vùng thấp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động DH ở TH rất có ý nghĩa thực tiễn. Nội dung về cộng đồng dân cư, văn hóa địa phương được cho là có ảnh hưởng lớn đến hoạt động DH ở TH.

Vì cộng đồng dân cư nơi trường đóng sẽ có con em của họ trực tiếp học tại trường TH. Nếu cộng đồng dân cư tốt thì nhà trường được hỗ trợ tốt.Văn hóa địa phương, phong tục, nề nếp sinh hoạt đời sống hàng ngày, đời sống văn hóa khu dân cư tốt sẽ thúc đẩy GD nhà trường tốt hơn. Nội dung về chính sách đối với GD-ĐT và chỉ báo về công nghệ thông tin có ảnh hưởng lớn đến hoạt động DH ở TH. Chính sách đối với GV và HS vùng nông thôn nghèo, vùng sâu,... tác động tích cực đến đời sống GV và HS, cùng các điều kiện, phương tiện dạy và học để đảm bảo chất lượng. Trường có điều kiện tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin tốt sẽ là yếu tố thúc đẩy hoạt động DH tốt hơn.

2.3.7. Điều kiện tổ chức dạy học 02 buổi/ngày

Kết quả khảo sát điều kiện tổ chức dạy học02 buổi/ngàycủa 10/10 trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Qua kết quả thống kê ở (phụ lục 7, PL32) dễ dàng nhận thấy 10/10 trường được khảo sát tương đối đầy đủ CSVC phục vụ dạy học 02 buổi/ngày, 143 phòng/112

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)