Mối quan hệ giữa biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 102 - 103)

5 .Nhiệm vụ nghiên cứu

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa biện pháp

Nhằm mục đích chủ yếu nâng cao kết quả hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học của huyện cho nên các biện pháp đề xuất dù khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mang tính chất đồng bộ. Mỗi biện pháp có một lợi thế riêng, cách tổ chức thực hiện, điều kiện để thực hiện cũng không hoàn toàn giống nhau nhưng đều tập trung vào giải quyết các mục đích nhiệm vụ của đề tài. Về mặt lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn không có một biện pháp nào là toàn diện, toàn năng nếu không có biện pháp khác hỗ trợ. Muốn làm thay đổi chuyển biến một sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội thì phải có nhiều điều kiện, mỗi điều kiện dù phải tìm ra một biện pháp chủ yếu để tác động có thể biện pháp về vật chất hoặc biện pháp về tinh thần, biện pháp tổ chức, biện pháp động viên kích thích.v.v.

Trong 7 biện pháp tôi đã đề xuất đều có mối quan hệ tương tác và nhân quả trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý về cả nội dung và chủ thể quản lý đó là Phòng Giáo dục huyện và Ban giám hiệu các nhà trường Tiểu học cùng với các lực lượng liên đới.

theo điều kiện hoàn cảnh của từng trường và sự vận dụng linh hoạt của nhà quản lý. Vì vậy, các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trên đây theo thứ tự từ 1 đến 7 không mang ý nghĩa tầm quan trọng của mỗi biện pháp.

Như vậy, việc quản lí dạy học 02 buổi/ngày có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên việc quản lí dạy học 02 buổi/ngày đòi hỏi giáo viên cũng như cán bộ quản lý trường tiểu học phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của mình để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đặc điểm của từng trường, đáp ứng nhu cầu của các em học sinh và các bậc phụ huynh

Tất cả 7 biện pháp trên đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, không trùng chéo và mâu thuẫn với nhau. Biện pháp này là tiền đề của biện pháp kia. Trong mỗi một biện pháp đều có ý nghĩa, mục tiêu riêng để tương ứng với các cách thực hiện nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong quản lý dạy học 02 buổi/ngày ở trường tiểu học. Mỗi biện pháp là một thành tố không thể thiếu được, các thành tố có mối liên hệ logic, biện chứng với nhau, biện pháp này tốt là tiền đề cho biện pháp kia, chúng bổ sung, tương tác với nhau trong hệ thống biện pháp quản lý dạy và học để tạo nên chất lượng dạy và học 02 buổi/ngày, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Khi triển khai thực hiện các giải pháp này đòi hỏi người hiệu trưởng cần phải nghiên cứu bản chất với mối quan hệ tổng thể trên cơ sở vận dụng, khai thác thế mạnh, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Các biện pháp này sẽ góp phần khai thác thông tin, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý của các hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay. Khi thực hiện vận dụng và quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày, mức độ và hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, trình độ của người hiệu trưởng. Mỗi biện pháp quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam mà đề tài đưa ra có phạm vi tác động riêng đối với từng thành tố của quá trình dạy học, có ý nghĩa riêng đối với các chức năng quản lý song chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, làm tiền đề cho nhau, thực hiện tốt biện pháp này cũng là góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của biện pháp khác.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)