Thực trạng quản lý hoạtđộng của các lực lượng phối hợp tham gia dạy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 67 - 71)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.6. Thực trạng quản lý hoạtđộng của các lực lượng phối hợp tham gia dạy

học02 buổi/ngày

2.4.6.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Hoạt động dạy có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng hoạt động dạy học và uy tín của nhà trường nên hầu hết các Hiệu trưởng có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động giảng dạy trên lớp. Trong những năm qua, các trường đã chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện các chức năng quản lí như: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

* Thực trạng QL công tác bồi dưỡng đội ngũ GV

Đội ngũ GV có vai trò quyết định chất lượng HĐDH, cũng như chất lượng GD. Vì vậy, QL công tác bồi dưỡng đội ngũ GV phải thực sự mang lại hiệu quả tích cực để đội ngũ GV không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, lập trường, tư tưởng chính trị, thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng đổi mới căn bản toàn diện GD.

Kết quả khảo sát ở (phụ lục 7, PL39) cho thấy các nội dung trong công tác bồi dưỡng GV đều được CBQL cấp Phòng, cấp trường và GV, tổ trưởng đánh giá mức độ quan tâm thực hiện thường xuyên từ 76% đến 100%.

Trong 7 nội dung trên, nội dung bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm được GV và TTCM đánh giá mức độ tốt là chưa cao so với 5 nội dung còn lại chỉ đạt 29%.

Nhìn chung,CBQL các trường TH thực hiện khá tốt việc quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên dù kết quả đạt chuẩn và nâng chuẩn của đội ngũ rất cao. Thực trạng này cần được xem xét và tiếp tục cải thiện vì vẫn còn khoảng 5% khách thể cho rằng Hiệu trưởng không thường xuyên thực hiện các biện pháp này, trong khi đây là một yêu cầu rất căn cơ của công tác phát triển nguồn nhân lực giáo dục. Đối với công tác dạy hai buổi ở trường tiểu học, việc chuẩn bị một đội ngũ có chuyên môn, có tay nghề, có kinh nghiệm và kĩ năng trở thành yêu cầu đặc biệt và thậm chí là yêu cầu mang tính chiến lược để hướng đến hiệu quả phát triển đích thực và toàn diện cho trẻ trong quá trình giáo dục.

* Thực trạng QL bố trí, phân công GV giảng dạy

Kết quả khảo sát ở (phụ lục 7, PL40) cho thấy CBQL nhà trường phân công giảng dạy cho GV chủ yếu căn cứ vào năng lực chuyên môn của GV, ở nội dung 1 CBQL, TTCM và GV tự đánh giá mức độ thường xuyên là 100% và thực hiện tốt là 63%. Điều đó chứng tỏ, năng lực chuyên môn có vai trò quan trọng đối với công tác giảng dạy của mỗi GV và đối với hoạt động DH của nhà trường.

Bên cạnh đó, việc phân công giảng dạy của GV được CBQL nhà trường quan tâm là năng lực của GV phù hợp với đặc điểm của lớp. Những lớp cuối cấp, lớp chất lượng cao thì những GV ngoài năng lực chuyên môn còn năng lực sư phạm, trách

nhiệm nghề nghiệp sẽ được ưu tiên, có 80% ý kiến thực hiện thường xuyên và được đánh giá tốt 92%. Nội dung 4 CBQL các trường phân công giảng dạy cho GV theo nguyện vọng của PHHS và HS) chỉ chiếm tỉ lệ 47% ý kiến của GV và tổ trưởng đánh giá thường xuyên, CBQL tự đánh giá là 0%. Điều này chứng tỏ, nội dung này không là tiêu chí quan trọng để CBQL các trường chú trọng làm căn cứ phân công giảng dạy cho GV. Tuy nhiên, ở nội dung 5, phân công theo cảm tính chủ quan của CBQL các trường vẫn có tới 41% ý kiến của GV và tổ trưởng đưa ra là thường xuyên và được đánh giá ở mức tốt là 56%; 0% là ý kiến của CBQL tự đánh giá là thường xuyên. Đây là vấn đề còn gây nhiều băn khoăn cho GV trong nhà trường với những ý kiến trái ngược nhau.

Bố trí, phân công GV giảng dạy, phân công chuyên môn đang thực sự gặp khó khăn của các nhà QL. Đặc biệt trong điều kiện các đơn vị trường học hiện nay, số lượng, cơ cấu GV bộ môn vẫn còn vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu một số lĩnh vực... Nhiều HT thường có xu hướng duy trì cách sắp xếp của năm học trước, ngại thay đổi, chỉ điều chỉnh sự thay đổi nhỏ phù hợp thực tế. Chính vì vậy, GV chưa có nhiều cơ hội học tập, khẳng định năng lực DH toàn cấp học. Vì vậy, công tác QL bố trí chuyên môn, phân công DH của một số đơn vị chưa tạo động lực để phát triển nâng cao khả năng, năng lực đội ngũ GV.

* Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Kết quả khảo sát ở (phụ lục 7, PL41) cho thấy các nội dung QL giờ dạy trên lớp của một số CBQL chưa thực sự được chú trọng. Tự đánh giá của CBQL mức thường xuyên ở nội dung 1, 2 và 5 đạt 100%. GV và tổ trưởng đánh giá cao nhất là 98% và thấp nhất là 92% cho mức độ thường xuyên thực hiện. Kết quả thực hiện 100% là mức đánh giá tốt cho nội dung 3, các nội dung còn lại kết quả thực hiện tương đối cao, chỉ đạt 88% đến 98% là kết quả tốt. Nội dung 1,2,4,6,7 có từ 2% đến 9% đánh giá của tổ trưởng và GV ở mức độ khá. Không có mức trung bình.

Việc đánh giá giữa CBQL, TTCM và GV về thực hiện các nội dung trong QL giờ lên lớp có sự chênh lệch đáng kể. Trong khi CBQL tự đánh giá thường xuyên là 100% và 10% thỉnh thoảng thì GV và TTCM đánh giá ở mức độ đó là 92% và 8% thỉnh thoảng. Như vậy, việc QL giờ lên lớp ở các trường chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn.

* Quản lý việc soạn bài lên lớp

Số liệu khảo sát ở (phụ lục 7, PL42) cho thấy, các chỉ số tự đánh giá về thường xuyên thực hiện đều rất cao CBQL: 77% đến 93%; GV,TTCM: 82% - 95% . Nhưng nhìn tổng thể lại có sự chênh lệch ở tất cả các nội dung đều từ 2% đến 14%. Ngay trong tự nhận xét, đánh giá của GV, TTCM cũng có sự chênh lệch ở nội dung 3, 4 và 6 mức độ thường xuyên là 95% và không thực hiện là 3%. Đánh giá của GV về mức độ thực hiện các nội dung trong QL soạn bài lên lớp giữa mức độ thường xuyên là 82%; 88% 95%; 91%; 85%; 85%; và không thực hiện là 0%; 0%; 1%; 0%; 3%; 3% (theo

thứ tự các nội dung).

Nội dung 2 CBQL đánh giá 7% là không thực hiện. Nội dung 2,5,6, GV,TTCM đánh gái giá từ 1% - 3% không thực hiện. Kết quả thực hiện được đánh giá cao ở mức độ tốt và khá (từ 47% đến 71% tốt; 29% đến 41% khá), nội dung 3, 5, 6 có mức độ đánh giá trung bình.

Hạn chế việc QL soạn bài của GV là việc chưa thấy xuất hiện nhiều bài soạn có ứng dụng các kĩ thuật - PPDH tích cực vào các hoạt động; phần hoạt động của trò chưa thể hiện PP học của trò theo từng đối tượng HS; chưa thấy PP học tập dành cho HS khó khăn trong học tập, HS khuyết tật,… Điều này dẫn tới việc phát huy tính tích cực, tự giác của HS trong từng tiết dạy nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS ở các trường TH hiện nay chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Nguyên nhân là do GV chưa nhận thức hết tầm quan trọng, ý nghĩa của việc soạn bài đối với chất lượng học tập của từng HS trên lớp. Vấn đề này cần phải được CBQL, đặc biệt là CBQL nhà trường giúp GV điều chỉnh trong thời gian tới.

* Quản lí công tác kiểm tra, đánh giá GV

Việc kiểm tra, đánh giá GV là BP QL nhằm nâng cao chất lượng DH trong nhà trường. Thực trạng của công tác này thực hiện ở trường TH trên địa bàn huyện Tây Giang được thể hiện qua kết quả khảo sát sau:

Kết quả được thể hiện qua (phụ lục 7, PL43) cho thấy việc triển khai các văn bản và việc thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá GV nội dung 1 và 3 được thực hiện tốt, mức độ đánh giá thường xuyên của CBQL là 100%, của TTCM và các GV là 95%, kết quả tốt đạt được là 94% và 85%.

Tuy vậy, ở nội dung 2 và 5 lại được đánh giá chưa cao. Phần tự đánh giá của CBQL cấp Phòng và cấp trường ở mức độ thường xuyên đạt 91,3%; 85,6%; 85,6%; ở mức độ này thì đánh giá của GV và các tổ trưởng chỉ đạt 85%; 78%; 78% và kết quả đạt được tốt là 78%; 75%; 78%, cũng còn 2%; 3%; 5% kết quả được đánh giá ở mức độ trung bình.

Kết quả đó đã phản ánh, CBQL QL việc kiểm tra, đánh giá GV còn những vấn đề chưa sát thực tế. Đó là việc triển khai, thông báo tốt nhưng thực hiện chưa đạt kết quả cao. Trong phần tự đánh giá của CBQL cấp Phòng và cấp trường cũng phản ánh điều đó. Việc thực hiện cần tương xứng với kế hoạch đề ra mới có sức thuyết phục các đối tượng QL, CBQL cấp Phòng và cấp trường nắm bắt được vấn đề này để có những điều chỉnh phù hợp.

* Thực trạng QL HĐ tổ chuyên môn

QL tốt việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ chuyên môn sẽ góp phần tích cực để HT xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, nâng cao chất lượng GD toàn diện, đáp ứng nhu cầu đổi mới GD.

Qua bảng khảo sát ở (phụ lục 7, PL44). HT các đơn vị đều nhận thức được vai trò quan trọng của HĐ tổ chuyên môn. Kết quả khảo sát đã thể hiện công tác quản lý

của HT đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn trong DH của tổ chuyên môn và GV các trường TH DH 02 buổi/ngày khá chặt chẽ, sâu sát như: QL tổ chuyên môn gắn với việc thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới PPDH được CBQL và GV đánh giá cao từ 88%-93% và đánh giá mức tốt là 59%, tổ chuyên môn đã làm tốt công tác sinh hoạt tổ thảo luận về quy định soạn bài, thống nhất mục tiêu, nội dung, PP, phương tiện, hình thức tổ chức DH được đánh giá khá cao; làm tốt việc kiểm tra soạn giáo án và chuẩn bị giờ lên lớp của GV cũng như kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện hồ sơ chuyên môn của GV; tổ chức khá tốt việc dự giờ và đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy.

Qua đó khẳng định, HĐ tổ chuyên môn thường xuyên, sẽ giúp các thành viên đoàn kết, có thêm cơ hội để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, giúp mỗi GV không ngừng phấn đấu, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách của người GV trong thời kì hội nhập và phát triển. Đặc biệt, để đáp ứng đổi mới GD hiện nay, QL các tổ chuyên môn theo hướng gắn với đổi mới PPDH là nhiệm vụ quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng đội ngũ GV và hiệu quả DH

* Thực trạng quản lý đổi mới sinh hoạt chuyên môn

Qua kết quả khảo sát ở (phụ lục 7, PL45). CBQL, TTCM và GV đánh giá rất cao từ 71% đến 100% mức rất thường xuyên và kết quả thực hiện mức tốt từ 78% đến 98% các nội dung SHCM của tổ như: Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề;Sinh hoạt chuyên môn dựa trên hoạt động học tập của học sinh, Sinh hoạt chuyên môn về vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học, Tổ chức tốt các tiết dự giờ, thao giảng,…qua đó nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân từng GV và cho công tác QL.

Như vậy, SHCM là một HĐ có ý nghĩa quan trọng, tác động đến từng thành viên, tạo sự phát triển cho tổ, đồng thời, góp phần tạo nên sự phát triển của đơn vị về mặt chuyên môn. Đổi mới SHCM tạo sự chuyển biến mới, tích cực đến cá nhân GV. SHCM thường xuyên giúp cho GV trau dồi, lĩnh hội, trao đổi kinh nghiệm DH, học hỏi đồng nghiệp và rút ra bài học hay nhận được kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.

2.4.6.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của HS

Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động học tập của HS (phụ lục 7, PL46), cho thấy các nội dung đều được Hiệu trưởng thực hiện khá thường xuyên (CBQL: 77% -100%; GV: 86%-100%). Mức đánh giá thực hiện thỉnh thoảng không đáng kể (8%-23% . hông có đánh giá nào về mức độ không thực hiện. Kết quả thực hiện cũng được đánh giá ở mức khá, tốt trở lên là chủ yếu (71% khá và 84% tốt), vẫn còn một vài khách thể đánh giá mức độ thực hiện chỉ đạt ở mức trung bình. Điều này cho thấy cũng cần xem xét việc thực hiện các biện pháp này của Hiệu trưởng trong thực tiễn.

Kết quả khảo sát và phỏng vấn học sinh cũng cho thấy được sự nỗ lực của HS và GV. HS nhận thấy được việc học tập rất cần thiết cho bản thân với mức rất cần

thiết chiếm 62.0%, cần thiết là 32.7%, bình thường là 5.3%. HS thường xuyên chuẩn bị bài chiếm 89%, thầy cô thường hay kiểm tra, nhận xét về sự chuẩn bị bài ở nhà của các em là 93% và 7% chưa thực hiện. Cũng lĩnh vực này, bố, m , anh, chị chỉ chiếm từ 71% đến 74% các tiêu chí liên quan về báo cáo kết học tập, hỗ trợ những vấn đề khó khăn trong học tập, tỉ lệ không có sự hỗ trợ, thiếu quan tâm đến kết quả học tập của con em chiếm tỉ lệ khá cao 16% đến 19%. Như vậy, ảnh hưởng của nhà trường, của GV rất lớn đối với HS.

Như vậy tất cả Hiệu trưởng đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh. Trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng chỉ đạo tất cả các giáo viên thường xuyên theo dõi sự tích cực, tự giác của học sinh trong khi tham gia các hoạt động của nhóm nhóm đôi, nhóm lớn); học tập cá nhân rút ra tri thức bài học; tuy nhiên, việc hướng dẫn rèn luyện học sinh phương pháp tự học khi làm bài tập; nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo chưa đạt hiệu quả cao còn mang tính hình thức. Một bộ phận học sinh còn rất thụ động, chậm chạp trong quá trình học tập, tự học.

Quản lý việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng năng khiếu

Do nhận thức tầm quan trọng của việc phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi nên trong thời gian qua Hiệu trưởng các trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp tiến hành kiểm tra, khảo sát, xác định đúng đối tượng học sinh yếu, lập kế hoạch và phân công giáo viên phụ đạo và tiến hành kiểm tra xóa yếu ít nhất 2 – 3 đợt/ năm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)