7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế-xã hội của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
tính khả thi đối với các biện pháp.
- Quan sát hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Nghiên cứu các văn bản đánh giá kết quả dạy học 02 buổi/ngày.
- Phân tích và đánh giá kết quả thực trạng thông qua xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS for windows version 18.0 đánh giá frequency, %, mean, Std deviation, … dựa vào bảng phân bố tần suất; sử dụng các PP kiểm định tham số để đánh giá sự khác biệt của một vài tham số):
- Tính điểm trung bình: theo công thức ĐTB :
n i xi n X 1 1
2.1.6. Thời gian tiến hành khảo sát
- Tháng 4,5: Khảo sát thực trạng tại Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang và 10/10 trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Tháng 6: Khảo sát tính khả thi của các biện pháp tại Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang và các trường tiểu học huyện Tây Giang.
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam Quảng Nam
* Đặc điểm địa lý tự nhiên
Tây Giang là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 180 km, được tái lập theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ. Diện tích tự nhiên là 91.368,31 ha, có 10 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, có 08 xã biên giới giáp với nước bạn Lào, với tổng chiều dài đường biên giới hơn 76 km. Dân số hơn 20.000 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 21,78%; có 14 thành phần dân tộc, trong đó: Đồng bào dân tộc Cơtu chiếm hơn 91%, dân tộc kinh chiếm 7,74%, còn lại là các dân tộc khác; đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn, chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 38,07% (năm 2019 theo tiêu chí tiếp cận đa chiều).
Đặc điểm kinh tế huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Năm 2020, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2015-2020. Nhiệm vụ chủ yếu của năm 2020, phát huy kết quả đạt được, huy động tối đa tiềm năng và lợi thế; huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, trồng rừng, dược liệu, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2019, nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2015-2020; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; huy động mạnh các nguồn lực để xây dựng nông
thôn mới, ….Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2019 là 280.290,85 triệu đồng. Ước thực hiện giải ngân 256.735,40 triệu đồng/280.290,85 triệu đồng, đạt 91,60% kế hoạch vốn.
Đặc điểm văn hóa - xã hội huyện Tây Giang
Trong những năm qua, huyện Tây Giang đã chú trọng thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Cơtu.
Thực hiện Nghị quyết TW5 (khoá VIII) của Đảng về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc”, nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Cơtu, cấp ủy đảng, chính quyền huyện đã tích cực thực hiện có hiệu quả nghị quyết trung ương 5, tích cực quán triệt đường lối của đảng và xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội là mục tiêu vừa là động lực tổ chức thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Đã khôi phục được 61/70 thôn có gươl, đạt 87,14%; tổ chức lễ hội Mừng lúa mới, các hoạt động nói lý, hát lý, hội thi điêu khắc, củng cố, thành lập các đội trống chiêng của huyện, xã, thôn…