Đánh giá chung và phân tích nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 75 - 78)

5 .Nhiệm vụ nghiên cứu

7. Cấu trúc luận văn

2.6. Đánh giá chung và phân tích nguyên nhân thực trạng

2.6.1. Ưu điểm

HT các trường đã có kế hoạch thực hiện các biện pháp QL HĐDH 02 buổi/ngày dựa trên phẩm chất, năng lực QL và kinh nghiệm thực tiễn công tác QL của từng đơn vị. Đa số HT quan tâm công tác bồi dưỡng đội ngũ GV; củng cố và đảm bảo số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, cải thiện đáng kể môi trường GD, các điều kiện đảm bảo chất lượng DH không ngừng được củng cố, tăng cường. Công tác XHH GD của nhiều đơn vị được đẩy mạnh, phát huy hiệu quả các nguồn lực từ xã hội, tăng cường, hỗ trợ CSVC và các điều kiện cho HS học tập và sinh hoạt tại trường như: Trường TH Atiêng, TH xã Lăng, PTDTBTTH AVương,… đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, chất lượng DH và chất lượng GD.

2.6.2. Hạn chế

Công tác QL HĐDH 02 buổi/ngày chưa tạo sự khác biệt về chất lượng và hiệu quả GD, có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện. Chương trình, nội dung DH 02 buổi/ngày các môn học, tiết học ngoài quy định chương trình chính khoá chưa được kế hoạch hoá, chưa chú trọng theo hướng tiếp cận năng lực người học và nhu cầu HS. Một số HT còn yếu năng lực, chưa xác định rõ được mục tiêu, ý nghĩa của việc DH 02 buổi/ngày nhằm tăng cường tổ chức các HĐ trong DH, thực hiện mục tiêu GD toàn diện, đáp ứng nhu cầu, khả năng học tập của HS và nguyện vọng chính đáng của phụ huynh, nên các biện pháp QL chưa phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD. Trong công tác QL nhà trường nói chung và QL HĐ dạy 02 buổi/ngày nói riêng, các HT còn dựa theo kinh nghiệm một cách máy móc, rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, khoa học, thực tiễn dẫn đến hiệu quả QL nhà trường nói chung và QL HĐ dạy nói riêng bị hạn chế.

2.6.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trên như: Công tác QL HĐDH chưa chú trọng phát huy hết ưu điểm, lợi thế của DH 02 buổi/ngày mang lại cho HS, chưa tạo sự đổi mới về chất lượng DH có chiều sâu. Một số HT thực hiện các biện pháp QL chưa khoa học, thực hiện chưa đồng bộ, công tác tham mưu với các cấp QL chưa tích cực, việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào sự nghiệp GD chưa cao. Giữa các trường chưa có sự đồng đều mà nội dung QL thì còn đồng bộ chưa cụ thể, chưa sâu sát thực tế do đó kết quả chưa không được như mong đợi. Thiếu biện pháp QL hiệu quả tác động tích cực đến đội ngũ GV có độ tuổi trung bình tương đối

cao 35 tuổi, còn nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ, tự bằng lòng với vị trí, trình độ, khả năng của bản thân, chưa nhiệt tình, còn hạn chế về năng lực sư phạm và tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp.

Bên cạnh đó một số GV còn trẻ chưa đủ kinh nghiệm, không mạnh dạn đổi mới phương pháp và làm theo các bước của GV đi trước. Chưa chú trọng việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học ngoài chính khoá cho từng học kỳ, cho cả năm học, chưa đầu tư sâu cho việc chuẩn bị bài vở những môn học ngoài chính khóa, đa số còn qua loa, đại khái, chưa tập trung nhiều, chỉ mới bắt đầu thực hiện, chưa có biện pháp QL hữu hiệu nhằm cải thiện tình trạng sĩ số HS/lớp cao, chưa tận dụng hết những điều kiện sẵn có để phát huy, chưa phối hợp nhiều với phụ huynh HS. Không gian lớp học chật chội, hạn chế việc tổ chức các PPDH và hình thức DH, kỹ thuật DH tích cực, điều kiện còn hạn chế cho việc đổi mới.

Điều kiện CSVC chưa đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới PPDH, hình thức DH. Các TBDH chưa đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng DH của GV và đáp ứng sự phát triển khoa học kỹ thuật CNTT. Diện tích sân chơi, bãi tập còn ít; hệ thống cây xanh, bóng mát chưa nhiều; các phòng chức năng còn thiếu, đầu tư bên trong không đồng bộ, sơ sài. Hơn nữa còn có sự chênh lệch điều kiện giữa các trường trong huyện. Một số PHHS có tư tưởng khoán trắng cho GV, nhà trường. Ban đại diện cha m HS do thiếu điều kiện và còn e ngại.

Vì vậy, hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc theo dõi, kiểm tra các HĐDH 02 buổi/ngày chưa mang lại hiệu quả. Do đó mà GVCN thường bị áp đặt nặng nề và không thể QL thật tốt hết lớp mình chủ nhiệm. Trong quá trình QL nói chung, QL HĐDH nói riêng, một số HT vẫn còn biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, không nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ GV. Vì thế, chưa xây dựng, tập hợp được sức mạnh đoàn kết của tập thể sư phạm, chưa nuôi dưỡng được niềm tin, tình cảm yêu nghề, bồi dưỡng đạo đức nghề giáo, thiếu sự nỗ lực cống hiến hết mình của đội ngũ GV cho sự nghiệp GD.

Tiểu kết Chƣơng 2

Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng công tác QL HĐDH 02 buổi/ngày ở các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy: Trong công tác QL nhà trường nói chung và QL HĐ dạy 02 buổi/ngày nói riêng, một số HT tự thấy tính kinh nghiệm được thể hiện nổi trội hơn tính khoa học; chưa thấy rõ sự vận dụng lý luận của khoa học QL vào công tác của mình. Chủ yếu HT cũng như các cán bộ QL cấp dưới đều sử dụng kinh nghiệm được tích luỹ qua năm tháng làm QL của mình để tiếp tục áp dụng cho những năm tháng tiếp theo mà ít có sự đổi mới trong phương pháp QL mặc dù hoàn cảnh hiện tại đã thay đổi khác với thời gian qua rất nhiều, giữa thực tiễn và lý thuyết còn có sự chênh lệch. Cho nên, họ sử dụng phương pháp dựa theo kinh nghiệm một cách máy móc, rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, khoa

học, thực tiễn, dẫn đến hiệu quả QL nhà trường nói chung và QL HĐ dạy 02 buổi/ngày nói riêng bị hạn chế. HT còn bảo thủ với nội dung QL của mình, không muốn thay đổi vì mất nhiều thời gian, trong khi đó một số nội dung không còn phù hợp cho giáo dục hiện tại. Đó cũng là điều quan tâm và đáng lo ngại của giáo dục huyện nhà. Có những nội dung QL chưa đáp ứng được yêu cầu của HĐDH hiện nay, còn đứng trước nhiều thách thức về sự bất cập giữa trình độ GV và năng lực sư phạm của GV; khả năng của nhà trường với nhu cầu của HS, PHHS; các điều kiện DH với yêu cầu DH; các nguồn lực của nhà trường với nhu cầu CSVC, điều kiện DH. Do công tác QL của một số HT nặng tính chủ quan, dựa trên kinh nghiệm QL, thiếu cơ sở lý luận khoa học, chưa mạnh dạn đổi mới, thậm chí ngại đổi mới, thiếu linh hoạt, sáng tạo nên hiệu quả chưa cao; chưa chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình các nội dung, môn học ngoài chính khoá, chưa phát huy thế mạnh DH 02 buổi/ngày. Trên một tương quan khác, các HT chưa quan tâm nhiều đến QL HĐDH, hoặc QL thiếu khoa học, còn xem nh các tiết dạy buổi thứ 2, dẫn đến hiệu quả còn thấp. Kết quả khảo sát trên đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, đề xuất các biện pháp QL HĐDH 02 buổi/ngày các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chương tiếp theo.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 02 BUỔI/NGÀY TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)