Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạtđộng dạy học02 buổi/ngày

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 59)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.8. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạtđộng dạy học02 buổi/ngày

Để đánh giá thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cấp TH, tác giả tiến hành nghiên cứu khảo sát bằng các phiếu điều tra nhận xét, đánh giá thực trạng mức độ đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, đối với 10 trường TH của huyện Tây Giang. Đối tượng khảo sát là CBQL cấp Phòng, cấp trường, TTCM và GV. Kết quả khảo sát được ghi nhận như sau:

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ( n=200)

Nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá (200 CBQL-TTCM-GV) Tốt Tỉ lệ Khá Tỉ lệ Trung bình Tỉ lệ Chƣa tốt Tỉ lệ GV đánh giá bằng nhận xét 165 82.5 20 10.0 10 5.0 5 2.5 GV đánh giá bằng điểm số 155 77.5 35 17.5 10 5.0

GV đánh giá thường xuyên 178 89.0 20 10.0 2 1.0

GV đánh giá định kì 172 86.0 15 7.5 10 5.0 3 1.5

HS tự đánh giá 65 32.5 67 33.5 45 22.5 23 11.5

HS đánh giá bạn trong lớp 66 33.0 64 32.0 44 22.0 26 13.0

TCM đánh giá chất lượng DH 98 49.0 67 33.5 33 16.5 2 1.0

CBQL đánh giá chất lượng DH 96 48.0 77 38.5 17 8.5 10 5.0

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy rằng, thực hiện đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ được GV quan tâm và thực hiện đạt tỉ lệ cao nhất (86% - 89%). GV có nhiều kỹ năng đánh giá bằng nhận xét hơn đánh giá bằng điểm số. Việc thực hiện đánh giá định kì (cuối kì và đánh giá chất lượng qua khảo sát theo mục đích công việc cũng được CBQL cấp Phòng và cấp trường quan tâm: các phiếu khảo sát nhận xét, đánh giá kết quả đạt mức khá cao, tiếp đến tỉ lệ TCM quan tâm đánh giá chất lượng DH của tổ.

HS chưa được quan tâm nề nếp tự đánh giá trong học tập và việc đánh giá bằng nhận xét chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Tóm lại: Thực trạng hoạt động dạy học 02 buổi/ngày ở các trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có quy mô, số lượng, chất lượng về tổ chức DH 02 buổi/ngày được phát triển vững chắc. CSVC, kĩ thuật DH theo đó cũng được đầu tư nâng cấp đáp ứng căn bản cho phát triển mô hình dạy học 02 buổi/ngày. HĐDH 02 buổi/ngày ở các trường TH huyện Tây Giang góp phần quan trọng tạo nên chất lượng GDTH có những chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu, mục tiêu GD các cấp học. Việc đổi mới PP, chất lượng dạy và học đạt được một số kết quả tiến bộ. Ứng dụng CNTT trong DH và QL có sự chuyển biến mạnh, đã mang lại hiệu quả nhất định. Tìm hiểu về mức độ quan trọng của điều kiện thiết bị DH tại huyện Tây Giang cho thấy cơ sở vật chất rất quan trọng trong quá trình giáo dục, góp một phần lớn thành công vào DH. Tuy nhiên, do còn có sự chênh lệch giữa các xã cũng như các trường trong huyện về điều kiện CSVC&TBDH, con người, về phát triển kinh tế-xã hội... Vì vậy, cần phải có biện pháp quản lý cụ thể để có thể phát huy tốt đa nguồn lực của mỗi địa phương để kịp thời đáp ứng bổ sung kịp thời các điều kiện cho dạy và học.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày tại các trƣờng tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Để đánh giá đúng thực trạng QL HĐDH 02 buổi/ngày ở các trường TH, tôi đã trưng cầu ý kiến của 400: CBQL, TTCM, GV, PH của 10/10 trường TH và trưng cầu ý kiến của các CBQL, chuyên viên PGD&ĐT huyện Tây Giang.

2.4.1. Nhận thức của CBQL, GV, PH, HS về lợi ích dạy học 02 buổi/ngày

Để đánh giá về thực trạng nhận thức dạy học 02 buổi/ngày, tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với câu hỏi: Anh/Chị hãy đánh giá nhận định của mình về lợi ích của việc dạy học 02 buổi/ngày. Kết quả đánh giá ý kiến của CBQL, GV, PHHS về lợi ích của việc thực hiện dạy học 02 buổi/ngày được thể hiện trong 2 bảng dưới đây:

Bảng 2.14. Nhận thức của CBQL, TTCM, GV và PHHS về dạy học 02 buổi/ngày (n=300)

Nội dung

Đánh giá của CBQL, PHHS Đánh giá của tổ trƣởng và GV Không có ý kiến Không đồng ý Phân vân Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Phân vân Đồng ý Học sinh sẽ học tốt hơn

nếu trường áp dụng dạy học 02 buổi/ngày

8% 92% 1% 26% 72%

Học sinh được rèn kỹ năng và thái độ tốt hơn

nếu trường áp dụng dạy học 02buổi/ngày

14% 86% 3% 32% 65%

Học sinh được dạy kiến

thức tốt hơn nếu trường

áp dụng dạy học 02 buổi/ngày 15% 85% 25% 75% Dạy học 02 buổi/ngày hạn chế tình trạng dạy thêm học thêm 20% 23% 57% 34% 14% 56%

Cả ba đối tượng được khảo sát bao gồm CBQL, GV, PH có một sự nhất trí khá cao với tỉ lệ trên 60% đồng ý những lợi ích của việc thực hiện 02 buổi/ngày. Vấn đề quan trọng được đưa ra trong quá trình tìm hiểu thực trạng của mô hình dạy học 02 buổi/ngày là kết quả học tập, kết quả rèn luyện kĩ năng và thái độ của HS trước và sau khi thực hiện mô hình. HS sẽ học tốt hơn nếu trường áp dụng dạy học 02 buổi/ngày là điều mà CBQL, PHHS đồng ý cao nhất (92%)và ý kiến của GV là (72%). Tuy nhiên, vẫn có 8% CBQL, PHHS và 28% GV không rõ về lợi ích này.

Đối với ý kiến HS được dạy kiến thức tốt hơn khi trường tổ chức dạy học 02 buổi/ngày có tỉ lệ đồng ý của CBQL, PHHSrất cao (85%)và đánh giá củaTTCM, GV là (75%).

Dạy học 02 buổi/ngày hạn chế tình trạng dạy thêm học thêm cũng được CBQL, PH, TTCM và GV đồng ý với tỉ lệ khá thấp (từ 57% - 56%), không đồng ý và phân vân (từ 34%, 23%, 20%, 14%).Việc tổ chức dạy 02 buổi/ngày chưa thật sự hạn chế thấp nhất tình trạng dạy thêm, học thêm do các nguyên nhân như sau: Tại các tiết tăng cường Toán, Tiếng Việt, trong một lớp học có 35 học sinh với nhiều đối tượng khác nhau, giáo viên không thể thực hiện tất cả các mục tiêu GD. Vì vậy, để con em mình đủ kiến thức, năng lực dự thi vào trường PTDTNT THCS huyện buộc phụ huynh phải cho con đi học thêm ngoài giờ, đối với học sinh yếu phụ huynh phải cho con đi học các lớp dạy thêm.

Một số ý kiến khác của CBQL và GV cho biết buổi thứ hai HS được ôn luyện các kiến thức cơ bản, rèn các kĩ năng sống, học thêm các môn năng khiếu, tiếng Anh, qua đó có thời gian và điều kiện phát triển tư duy nhiều hơn. Ngoài ra, kết quả phỏng vấn PH về những lợi ích của mô hình dạy học 02 buổi/ngày cũng phản ánh:

- Chất lượng học tập của HS được cải thiện đáng kể do HS được dạy nhiều hơn. - Các hoạt động vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh đã và đang gia tăng trong khi PH không đủ thời gian, điều kiện kèm cặp con.

- Chương trình học ngày nay đã thay đổi nên các PH không thể chỉ dạy con như trước đây.

- HS thích đến trường hơn ở nhà vì được học và được chơi. Môi trường học đường an toàn hơn, tốt cho việc giáo dục HS.

* Về lợi ích của mô hình 02 buổi/ngày đối với giáo viên,tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi 150 GV, 20 TTCM và 30 CBQL cấp phòng và các trường TH

Bảng 2.15. Ý kiến của các đối tượng khảo sát liên quan đến GV trong mô hình dạy học 02 buổi/ngày (n=200)

Nội dung

Đánh giá của CBQL Đánh giá của tổ trƣởng và GV Không có ý kiến Không đồng ý Phân vân Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Phân vân Đồng ý

Năng lực đội ngũ giáo viên hiện nay của trường phù hợp với việc dạy học 02 buổi/ngày

17% 83% 29% 71%

Giáo viên của trường

thích dạy học 02

buổi/ngày

83% 17% 6% 53% 41%

Dạy học như truyền thống (ngày một buổi)

phù hợp đối với giáo viên hơn là dạy 02 buổi/ngày CBQL

Nội dung

Đánh giá của CBQL Đánh giá của tổ trƣởng và GV Không có ý kiến Không đồng ý Phân vân Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Phân vân Đồng ý

Giáo viên có thời gian tập trung vào phát triển chuyên môn hơn khi dạy như truyền thống

33% 50% 17% 0% 29% 71%

Giáo viên được hưởng

chế độ tốt hơn khi dạy

học 02 buổi/ngày

67% 33% 14% 41% 45%

hi đề cập vấn đề năng lực đội ngũ GV hiện nay của trường có phù hợp với việc dạy học 02 buổi/ngày hay không, thì có từ 71% - 83% GV,TTCM và CBQL đồng ý điều này.

Với nội dung:Giáo viên của trường thích dạy học 02 buổi/ngày,cả ba đối tượng này đều đồng ýở mức khá thấp từ 17% - 41% và phân vân chiếm tỉ lệ cao từ 53% - 83%. Theo kết quả này, nguyên nhân người giảng dạy trực tiếp không đồng ý chiếm tỉ lệ 6% là cần được làm rõ. hi được phỏng vấn về điều này, GV bày tỏ rằng họ thích dạy một buổi/ngày hơn với lí do lớn nhất là chế độ chính sách chưa tương xứng.

Tiếp theo, xét về khía cạnh dạy 02 buổi/ngày mang lại ích lợi cho GV, kết quả khảo sát đưa ra những con số khá nổi bật. Trước tiên, chỉ có 6% GV đồng ý dạy học như truyền thống (ngày một buổi) phù hợp đối với GV hơn là dạy 02 buổi/ngày, 100% CBQL không đồng ý dạy học như truyền thống.

Tỉ lệ đồng ý nội dung 4 không cao mức đồng ý từ 17% - 71% của TTCM, GV và CBQL cho rằng GV có thời gian tập trung vào phát triển chuyên môn hơn khi dạy như truyền thống. hi được hỏi, đa số GVtrẻ có mong muốn được các cấp quản lí tạo điều kiện cho mình tiếp tục học lên cao để nâng cao trình độ chuyên môn, học tập kinh nghiệm và đổi mới phương pháp, … nhưng hiện tại họ chưa có thời gian tập trung phát triển chuyên môn như nguyện vọng.

Ngoài ra, không có nhiều sự khác biệt ý kiến giữa CBQL, TTCM và GV khi đồng ý rằng GV được hưởng chế độ tốt hơn khi dạy học 02 buổi/ngày, tuy nhiên tỉ lệ này chiểm từ 33% đến 45%.

Qua phỏng vấn 100 phụ huynh về mức độ hài lòng của PHHS có con em học 02 buổi/ngày với các tiêu chí về năng lực chuyên môn, hiệu quả, chất lượng DH của GV dạy 02 buổi/ngày, điều kiện phục vụ cho HĐ DH 02 buổi/ngày. Được PH đánh giá như sau: Điều kiện phục vụ các HĐDH: 43,3% ở mức rất hài lòng, mức bình thường lại chiếm đến 56,7%;Về năng lực chuyên môn hiệu quả,chất lượng DH của GV dạy 02 buổi/ngày mức hài lòng đạt 52,7%.

Phần lớn HT các trường đã cố gắng đổi mới QLGD, phát huy tinh thần trách nhiệm QL của mình để nâng cao chất lượng DH, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều

người bảo thủ và giữ nguyên phương pháp QL theo kinh nghiệm của mình. Hiện tại, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực GV các đơn vị nói chung chỉ dừng lại mức độ đáp ứng cơ bản yêu cầu DH, nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới DH, rất ít GV có khả năng DH được tất cả các lớp trong cấp học.

2.4.2. Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học 02 buổi/ngày

Qua kết quả khảo sát các đối tượng về mức độ nhận thức việc thực hiện các hoạt động thực hiện mục tiêu dạy học 02 buổi/ngày của giáo viên (phụ lục 7, PL33).

Quản lý các hoạt động thực hiện mục tiêu dạy học buổi thứ 2 là nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng các trường tiểu học dạy 02 buổi/ngày. Tuy nhiên, ý kiến đánh giá mức độ thực hiện của Hiệu trưởng các trường tiểu học chưa cao, có 42% - 88% ý kiến đánh giá mức độ tốt, 12% -53% ý kiến đánh giá ở mức độ khá và 5.0% đánh giá ở mức độ Trung bình, không có mức độ yếu. Bên cạnh đó Hiệu trưởng rất ít khi dự giờ tiết dạy Tin và Tiếng Anh do hạn chế về trình độ tin học và ngoại ngữ. Việc ra đề kiểm tra các môn này thường được giao cho giáo viên giảng dạy trực tiếp ra đề. Điều này cho thấy công tác quản lý các hoạt động thực hiện mục tiêu dạy học buổi thứ hai chưa được Hiệu trưởng nhà trường quan tâm đúng mức.

Tuy nhiên CBQL các trường tiểu học đều nhận thức được tầm quan trọng công tác quản lý các hoạt động thực hiện mục tiêu dạy học của giáo viên. Góp phần nâng cao chất lượng DH và hiệu quả GDTH trong toàn huyện. Song quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập, nhất là khâu kiểm tra nhắc nhở chưa kịp thời nên hiệu quả chưa cao, vẫn còn một số nội dung chưa phát huy tối đa về thời gian, về điều kiện để nâng khả năng học tập, rèn luyện của HS, tạo điều kiện để HS phát triển toàn diện; khai thác tính ưu việt, lợi thế của DH 02 buổi/ngày ở các trường TH, huyện Tây Giang.

So với chất lượng GDTH nói chung, chất lượng DH của các trường, lớp DH 02 buổi/ngày, bên cạnh nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng DH và hiệu quả GDTH trong toàn huyện.

2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung dạy học 02 buổi/ngày

Để đánh giá về thực trạng việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày của giáo viên, tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi 200 CBQL, TTCM, GV

Từ kết quả khảo sát tại (phụ lục 7, PL 34,35). Mức độ nhận thức việc thực hiện nội dung, chương trình,kế hoạch dạy học của giáo viên. Nhìn chung CBQL, TTCM, GV các trường đều nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày và được đánh giá rất quan trọng (59% - 100%). Chú trọng việc quán triệt cho đội ngũ về nhiệm vụ của nhà trường, của cấp học hằng năm và các văn bản hướng dẫn của ngành, của địa phương về thực hiện dạy học 02 buổi/ngày cũng được CBQL, TTCM và GV đánh giá cao về mức độ rất quan trọng (55% -100%) và mức thường xuyên thực hiện là 54%.

Có 50% ý kiến của CBQL cho rằng: Có kế hoạch sắp xếp nội dung chương trình dạy học cân đối, linh hoạt giữa 02 buổi học/ngày là rất quan trọng, đánh giá này cũng tương đương với ý kiến của TTCM và GV là 49% rất quan trọng.

Những cán bộ quản lý và giáo viên được trưng cầu ý kiến và cho rằng quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày của giáo viên là quan trọng và rất quan trọng (33% - 88%). Tuy nhiên ở kết quả thực hiện được GV đánh giá chưa cao đa số các ý kiến cho rằng chỉ đạt ở mức thường xuyên là 59%. Kết quả thực hiện rất thường xuyên 35%, thường xuyê 53% và không thực hiện là 12%.

Có 100% ý kiến CBQL cho rằng có kế hoạch, nội dung, chương trình các tiết học ngoài chương trình chính khoá) phù hợp với HS theo hướng phát triển năng lực HS được đánh giá quan trọng. Nhưng TTCM và GV lại đánh giá thấp chỉ đạt 41% là rất quan trọng, 50% là quan trọng và 9% là không quan trọng.

Hiệu trưởng chỉ đạo các TCM tổ chức định kỳ việc rút kinh nghiệm, đánh giá tiến độ, tình hình thực hiện chương trình, thảo luận những vấn đề khó khăn của chương trình để nhanh chóng tháo gỡ và tổ chức tiến hành phân tích tình hình thực hiện chương trình để rút kinh nghiệm và đánh giá chung trong toàn trường (47%- 55%).

Trong támnội dung trên, mức độ đánh giá của CBQL và mức độ nhận thức của TTCM, GV chiếm tỉ lệ cao, từ 88% đến 100%. Số liệu này cho thấy việc QL của HT xét trên bình diện QL chương trình, kế hoạch DH được thực hiện đều tay và bao quát. Đặc biệt, dựa trên những lí luận về QL HĐDHkhách thể nghiên cứu đều khẳng định không có biện pháp nào là không thực hiện nên tín hiệu này khá khả quan và tích cực.

Dẫu rằng số liệu này cũng chỉ dừng ở mức tự đánh giá nhưng kết quả thực hiện cũng đem đến những thông điệp tích cực. Sau khi quan sát thực tế và khảo sát hồ sơ, chúng tôi cũng nhận ra thực tiễn thực hiện các biện pháp này có sự tương đồng nhất định với số liệu trên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)