Quản lý điều kiện tổ chức dạy học02 buổi/ngày

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.6. Quản lý điều kiện tổ chức dạy học02 buổi/ngày

Phương tiện, điều kiện, cơ sở vật chất, … là yếu tố vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến HĐ DH 02 buổi/ngày. Khi áp dụng HĐ DH 02 buổi/ ngày, nhà trường cần thiết kế để sử dụng tối đa nguồn lực, cơ sở vật chất trang thiết bị trong trường đảm bảo phát huy hết công năng. Tạo điều kiện cho GV và HS có thể tiếp nhận kiến thức một cách tốt nhất.

Khi DH 02 buổi/ngày, nhà trường cần xem xét cách sử dụng không gian trong trường. Nhiều trường, thư viện, nhà đa năng chưa được sử dụng một cách tối đa, thậm chí ở một số trường, phòng đa năng sử dụng để làm nhà kho chứa vật dụng. Khi chuyển sang DH 02 buổi/ngày, nhà trường cần phải tính toán không gian sử dụng ngoài trời cũng như trong phòng.

Chất lượng DH trong nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố; trong đó, yếu tố về phương tiện, điều kiện hỗ trợ HĐ DH giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì vậy, người HT cần phải có biện pháp QL tốt việc phân công sử dụng hợp lý đội ngũ GV của trường, tạo điều kiện để GV phát huy năng lực của mình.

Công tác quản lí phương tiện, đồ dùng DH phải được HT thường xuyên quan tâm. Ngay từ cuối năm học trước, HT đã tổ chức kiểm kê tài sản, khảo sát nhu cầu mua sắm trang thiết bị, đồ dùng DH, tài liệu tham khảo,… đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu của đơn vị, HT có kế hoạch trang bị, đáp ứng yêu cầu phục vụ tốt cho công tác DH. Tổ chức cuộc thi tự làm đồ dùng DH trong nhà trường để tăng cường đồ dùng phục vụ cho giảng dạy.

Các HT rất cần quan tâm đến việc huy động mọi nguồn lực: cấp uỷ, chính quyền địa phương, ban Đại diện CMHS trường, các mạnh thường quân, những người tâm huyết với giáo dục,… nhằm hỗ trợ HĐ DH của nhà trường.

Bên cạnh việc mua sắm trang thiết bị, xây dựng trường lớp, HT cần quan tâm đến công tác xây dựng môi trường sư phạm, tạo bầu không khí tốt đ p. Điều này có ảnh hưởng rất tích cực cho sự tồn tại và phát triển của tập thể.

1.4.7. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học 02 buổi/ngày

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học HS học 02 buổi/ngày là thước đo chất lượng HĐDH, là một khâu không thể thiếu trong quá trình DH; qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS nhằm xác định được mức độ chiếm lĩnh tri thức, các kỹ năng, năng lực, phẩm chất, thái độ học tập của HS. Qua công tác kiểm tra, đánh giá HS, HT QL chất lượng DH, đó cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả của quá trình dạy và học.

Từ năm học 2016-2017, trong quá trình QL HĐ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, người HT cần phải: Nâng cao nhận thức cho GV về quan điểm đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, ý nghĩa, tầm quan trọng và năng lực thực hiện trong ra đề

kiểm tra, nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện học tập của HS.

Tổ chức thực hiện đúng theo quy định, đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan và khoa học. Chỉ đạo GV phối hợp với đồng nghiệp, tham khảo ý kiến nhận xét của HS, PHHS để đánh giá, xếp loại HS. Có kế hoạch khảo sát khách quan việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá của GV, tìm ra những hạn chế, bất cập để khắc phục và bồi dưỡng nâng cao năng lực về ra đề kiểm tra, kỹ năng nhận xét, đánh giá, hỗ trợ HS để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động dạy học 02 buổi/ngày ở trƣờng tiểu học

1.5.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến GD & ĐT nói chung, quản lý hoạt động dạy và học nói riêng. Ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển; trình độ dân trí cao; thu nhập bình quân cao thì GD & ĐT có nhiều thuận lợi để phát triển. Ngược lại, ở những nơi kinh tế - xã hội chậm phát triển; trình độ dân trí thấp; đời sống người dân khó khăn thì ít có điều kiện để quan tâm, đầu tư cho GD & ĐT cũng như chăm lo việc học của HS.

1.5.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học

CSVC và TBDH trong nhà trường được hiểu là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ cho việc giáo dục toàn diện con người trong nhà trường bao gồm các nhóm cơ bản như sau:

+ Trường, lớp ; TBDH ; Sách báo và tài liệu tham khảo

CSVC và TBDH có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường, là một trong các điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập, đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện chủ trương đổi mới công tác quản lý, đổi mới PPDH và TĐG.

1.5.3. Trình độ, năng lực, phẩm chất của giáo viên

Trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm của người thầy giáo có ảnh hưởng trực rất lớn tiếp đến chất lượng dạy học; đặc trưng lao động của người thầy giáo là dạy người chính bằng bản thân con người của mình, bằng nhân cách của mình.

Nhà giáo phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau đây: Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng.

1.5.4. Phẩm chất và năng lực của học sinh

Chất lượng và hiệu quả dạy học phụ thuộc rất lớn vào chính hoạt động chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng của người học; dưới sự chỉ đạo của GV, HS dần dần có đươc những phẩm chất và năng lực thích ứng như có động cơ học tập đúng đắn, tự giác tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có phương pháp tự học ở mọi lúc và mọi nơi.

Trong quá trình dạy học, HS không chỉ là đối tượng chịu sự tác động sư phạm, mà còn là chủ thể nhận thức; với tư cách là chủ thể nhận thức HS phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh tài liệu học tập, biến vốn kinh nghiệm của loài người thành vốn kinh nghiệm của bản thân.

1.5.5. Kiểm tra, đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập, công nhận người học hoàn thành chương trình môn học, cấp học hoặc trình độ đào tạo bằng hình thức kiểm tra, thi kết thúc môn học, xét tốt nghiệp; kết quả kiểm tra, thi là một căn cứ chủ yếu giúp nhà trường và các cấp quản lý giáo dục đánh giá chất lượng giáo dục.

Trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không thể tách rời của quá trình GD&ĐT. Nếu coi quá trình GD & ĐT là một hệ thống thì đánh giá đóng vai trò phản hồi của hệ thống, đánh giá có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh hệ thống, là cơ sở cho việc đổi mới giáo dục và đào tạo…

Trong quá trình dạy học thì TĐG kết quả học tập của HS được xem là một khâu quan trọng nhằm xác định mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, thái độ học tập và thành tích học tập của HS; nó có tác dụng định hướng, thúc đẩy hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học một cách mạnh mẽ.

Đối với cấp quản lý thì TĐG là biện pháp để nhà quản lý đánh giá kết quả đào tạo cả về định lượng và định tính; nó là cơ sở để nhà quản lý xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, về đội ngũ GV, về đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học.

Đối với GV thì kết quả TĐG một mặt nó sẽ phản ánh được thành tích học tập của HS; mặt khác nó giúp cho GV tự đánh giá vốn tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của mình từ đó, không ngừng trau dồi, nâng cao và hoàn thiện về trình độ học vấn, về nghệ thuật sư phạm và nhân cách của người GV.

Đối với HS, kiểm tra đánh giá nó có tác động thúc đẩy quá trình học tập của HS phát triển không ngừng; từ kết quả kiểm tra, HS tự đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức so với yêu cầu của môn học, từ đó, HS tự biết ôn tập, củng cố, bổ sung và hoàn thiện học vấn của mình bằng các phương pháp tư học. Điều đó cho thấy rằng: iểm tra, đánh giá vừa là biện pháp để HS hoàn thiện nội dung học tập, vừa là điều kiện để HS rèn luyện phương pháp và hình thành thái độ học tập một cách tích cực.

1.5.6. Trình độ, năng lực, phẩm chất của người cán bộ quản lý

CBQL giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động dạy học.

CBQL phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.

Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.

CBQL cần phải đánh giá đúng vai trò của công tác quản lý đối với chất lượng hoạt động dạy và học cụ thể như: nắm vững những định hướng đổi mới giáo dục phổ thông; những mặt mạnh, mặt yếu; những thuận lợi, khó khăn về các yếu tố nội lực: đội ngũ GV, HS, CSVC, các trang thiết bị, tài chính… Hoặc các yếu tố về ngoại lực do môi trường bên ngoài xã hội tác động đến.

1.5.7. Gia đình và cộng đồng xã hội

Nhà trường phổ thông có nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho người học, song nhà trường không phải là nơi duy nhất bảo đảm hoàn toàn đầy đủ quá trình giáo dục toàn diện; ngoài tác động giáo dục của nhà trường, trẻ em còn chịu tác động của gia đình và xã hội. Vì vậy, tạo môi trường thống nhất, đồng bộ giữa 3 môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội là nguyên tắc cơ bản và là điều kiện vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học.

Tiểu kết Chƣơng 1

Để nâng cao chất lượng HĐDH 02 buổi/ngày nói chung, QL HĐDH 02 buổi/ngày nói riêng, đòi hỏi HT nhà trường TH phải nắm vững kiến thức về lý luận QL, có năng lực QL, năng lực sư phạm và có phẩm chất đạo đức mẫu mực trong sáng, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có uy tín với đội ngũ, HS, phụ huynh, tâm huyết với nghề nghiệp. Công tác QL HĐ DH là một trong những nội dung QL cơ bản của công tác QL trường học nói chung, QL trường TH nói riêng. Trong đó, công tác QL DH 02 buổi/ngày tác động trực tiếp đến công tác QL HĐ dạy trong nhà trường. Từ việc tìm hiểu cơ sở khoa học và lí luận của vấn đề nghiên cứu, cho phép rút ra một số kết luận sau:

Vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng đã được nghiên cứu nhiều, nhưng còn ít công trình nghiên cứu có hệ thống về quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày ở các trường Tiểu học vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Xuất phát từ lý luận về quản lý hoạt động dạy và học, quản lý nhà trường và thực tiễn quản lý ở các trường Tiểu học thuộc huyện Tây Giang hiện nay là tiền đề quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

Chương 1 được bắt đầu bằng việc trình bày một số khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, hoạt động dạy học, hoạt động dạy học 02 buổi/ngày, quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày; Hoạt đông dạy học 02 buổi/ngày tại các trường Tiểu học. Sau đó trình bày cụ thể các nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học bao gồm: quản lý mục tiêu dạy học 02 buổi ngày, quản lý nội dung dạy học 02 buổi ngày, quản lý hình thức dạy học 02 buổi ngày, quản lý các lực lượng tham gia dạy học 02 buổi ngày, điều kiện tổ chức dạy học 02 buổi/ngày, iểm tra, đánh giá hoạt đông dạy học 02 buổi/ngày.

luận, là cơ sở để xây dựng các tiêu chí khảo sát, đánh giá được trình bày ở chương 2. Đồng thời cũng là cơ sở để đưa ra hệ thống giải pháp cho quản lý hoạt động dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các trường tiểu học huyện Tây giang sẽ được trình bày ở chương 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 02BUỔI/NGÀY TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng quản lý đổi mới dạy học 02 buổi/ngày tại các trường Tiểu học của nhà trường.

2.1.2. Đối tượng khảo sát

Để khảo sát thực trạng HĐDH 02 buổi/ngày và QL HĐDH 02 buổi/ngày ở các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến 4 đối tượng: CBQL, GV, HS lớp 4, 5 và phụ huynh ở 10 trường TH. Số lượng người được trưng cầu ý kiến: 400 người. Trong đó: 30 CBQL; 20 TTCM; 150 GV; 100 phụ huynh và 100 HS.

2.1.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá thực trạng công tác thực hiện các nội dung biện pháp quản lý dạy học 02 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học về các nội dung quản lý cụ thể như sau: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, các lực lượng tham gia dạy học, điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học.

Khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá chung về công tác quản lý dạy học 02 buổi/ngày của hiệu trưởng và xác định nguyên nhân của những tồn tại.

Khảo sát thực trạng về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.1.4. Thời gian và địa bàn khảo sát

- Thời gian: Từ tháng 4/2020 đến hết tháng 5/2020.

- Địa bàn khảo sát: Phòng GD&ĐT và 10/10 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang.

2.1.5. Phương pháp khảo sát

- Phỏng vấn lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý, tổ trưởng tổ chuyên môn các trường tiểu học, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam để thu thập các thông tin .

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh các trường tiểu học, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Để đánh giá đúng thực trạng về công tác HĐDH và quản lý HĐDH 02 buổi/ngày ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

- Phiếu khảo nghiệm dành cho cán bộ Phòng GD&ĐT, chuyên viên PGD&ĐT, CBQL trường tiểu học, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, về mức độ cấp thiết và tính khả thi đối với các biện pháp.

- Quan sát hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

- Nghiên cứu các văn bản đánh giá kết quả dạy học 02 buổi/ngày.

- Phân tích và đánh giá kết quả thực trạng thông qua xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS for windows version 18.0 đánh giá frequency, %, mean, Std deviation, … dựa vào bảng phân bố tần suất; sử dụng các PP kiểm định tham số để đánh giá sự khác biệt của một vài tham số):

- Tính điểm trung bình: theo công thức ĐTB : 

  n i xi n X 1 1

2.1.6. Thời gian tiến hành khảo sát

- Tháng 4,5: Khảo sát thực trạng tại Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang và 10/10 trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

- Tháng 6: Khảo sát tính khả thi của các biện pháp tại Phòng GD&ĐT huyện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)