Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự ủng hộ của các nguồn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 99 - 102)

5 .Nhiệm vụ nghiên cứu

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạtđộng dạy học02 buổi/ngày tại cáctrường tiểu học

3.2.7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự ủng hộ của các nguồn

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục sẽ tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh để giáo dục và đào tạo học sinh, ngoài ra còn giúp huy động mọi nguồn lực xã hội cùng chăm lo cho giáo dục về kinh phí, cơ sở vật chất, lực lượng và sự phối hợp. Nhân cách của học sinh được hình thành phần lớn phụ thuộc vào môi trường giáo dục mà quang cảnh, cơ sở vật chất mà học sinh được học tập ở đó cũng phần nào góp phần

vào việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan của các em.

Nâng cao nhận thức của CMHS, các tổ chức đoàn thể, nhân dân của địa phương về vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, theo dõi, hỗ trợ, QL các HĐDH và HĐ GD. Thông qua đó, làm thay đổi quan điểm, nhận thức của CMHS, xã hội về trách nhiệm trong công tác GD là sự chủ động, cộng đồng trách nhiệm, dân chủ, hợp tác chia sẻ.

3.2.7.2. Nội dung biện pháp và cách thực hiện

Tích cực tham mưu với Đảng uỷ và chính quyền địa phương về chủ trương XHH GD, xây dựng kế hoạch và các giải pháp thực hiện XHH GD. Trong đó, các mục tiêu hướng đích là xây dựng, duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia của địa phương, của nhà trường, tạo CSVC, phương tiện DH, điều kiện GD đáp ứng thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cáo chất lượng giáo dục.

HT cùng với Hội đồng trường, các tổ chức trong nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha m HS để thống nhất quan điểm; xây dựng kế hoạch, nội dung, cách thức thực hiện, phối hợp thường xuyên giữa nhà trường và gia đình trong việc hỗ trợ, theo dõi, giám sát các HĐDH, HĐ GD; nhằm huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo, xây dựng phong trào học tập và môi trường GD lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng DH, chất lượng GD.

Nhà trường có kế hoạch công khai các kế hoạch HĐ thu, chi, sử dụng các nguồn tài chính của đơn vị, của từng lớp đến tận CMHS; đặc biệt công khai minh bạch nguồn quỹ do CMHS đóng góp; biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của CMHS, kịp thời giải quyết những bất cập, hạn chế trong quá trình phối hợp thực hiện với CMHS.

HT tạo điều kiện và cùng với Hội CMHS thực hiện đúng Thông tư 55/2011/BGDĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện CM HS, thường xuyên quan tâm, nắm bắt, theo dõi các HĐ của Ban đại diện CMHS trường và các lớp, nhằm phát huy hết tiềm lực của mọi phụ huynh phù hợp với tình hình cụ thể của từng lớp, nhưng đảm bảo sự hài hoà giữa các lớp trong nhà trường.

Thiết lập, tạo dựng mối quan hệ hợp tác bền vững giữa nhà trường với CMHS, với các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các nhà hảo tâm, các lực lượng xã hội trên địa bàn.

Xây dựng cơ chế HĐ để làm tốt công tác vận động, động viên tinh thần thiện nguyện của các tổ chức, tập thể, cá nhân đóng góp trí lực, tài lực và vật lực nhằm tổ chức tốt HĐDH 02 buổi/ngày.

HT thiết lập mối quan hệ, vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhằm khai thác triệt để thế mạnh của các tổ chức Đoàn, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Công đoàn dưới sự lãnh đạo thống nhất của chi bộ nhà trường cùng tham gia phối hợp với CMHS, địa phương đảm bảo đúng quy định, thực hiện đúng vai trò trách nhiệm và mang lại hiệu quả cao; có kế hoạch chỉ đạo thực hiện,

theo dõi, kiểm tra đánh giá, làm tốt công tác động viên khích lệ cá nhân, tổ chức và PH có nhiều đóng góp cho nhà trường.

Đặt lợi ích, quyền lợi của HS làm mục tiêu cơ bản để phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà trường, đến GD, đặc biệt quan tâm những bức xúc trong CMHS, trong dư luận xã hội để chủ động, hoặc phối hợp với các lực lượng xã hội liên quan nhằm giải quyết kịp thời đảm bảo mục tiêu chung của nhà trường.

Thường xuyên duy trì, củng cố mối quan hệ giữa nhà trường, GV với phụ huynh, đặc biệt thông qua GV chủ nhiệm. Hầu hết các bậc phụ huynh HS đều thống nhất rằng: “Người có tác dụng tốt nhất đối với con em mình, chính là GV chủ nhiệm”. Thông qua GV chủ nhiệm thông tin kịp thời cho phụ huynh HS biết sự việc xảy ra, biện pháp đã giáo dục tại lớp, tại trường để phối hợp giáo dục tiếp theo: phối hợp chặt chẽ với CMHS có kết quả học tập chưa cao để tìm ra biện pháp giúp đỡ động viên các em phấn đấu tốt hơn, phối hợp với CMHS động viên tinh thần cho những em có nhà ở xa, tạo điều kiện tốt trong học tập cũng như trong việc tham gia phong trào ở trường, lớp, đề cử, động viên những em học khá, giỏi giúp đỡ những bạn học trung bình tiến bộ hơn trong học tập bằng cách tổ chức học nhóm, truy bài, giải đáp một số thắc mắc trước khi vào tiết học. Cũng chính từ việc nắm bắt thông tin này mà CMHS có sự hỗ trợ, điều chỉnh, giúp đỡ phù hợp, từ đó, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, nhược điểm của các em trong học tập, rèn luyện.

Ngược lại, thông qua phối hợp, nhà trường, GV có thêm những hiểu biết cụ thể về điều kiện, hoàn cảnh của HS để có những tác động phù hợp với từng đối tượng HS nhằm hạn chế những khó khăn, bất lợi, thúc đẩy sự nỗ lực của người học, giúp HS tiến bộ. Có kế hoạch mời CMHS tham gia các buổi sinh hoạt tập thể của lớp, các HĐ của nhà trường nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp, sự hỗ trợ về điều kiện vật chất, tinh thần.

Thông qua đó, CMHS có hiểu biết thêm về con em mình, công việc của nhà trường, tăng thêm cộng đồng trách nhiệm; đồng thời có kế hoạch, bố trí quỹ thời gian hợp lý để CMHS có thể trực tiếp gặp gỡ GV, GVCN và CBQL nhà trường để trao đổi tâm tư, nguyện vọng cũng như những thắc mắc, trăn trở của CMHS.

Từ những ý kiến đóng góp, hỗ trợ của CMHS, nhà trường sẽ có hướng giải quyết, xử lý phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của HS; làm tốt công tác tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ cho CMHS, tạo điều kiện cho CMHS tham gia các HĐ GD, biết cách giúp đỡ, hỗ trợ HS đúng cách và đạt hiệu quả cao.

Phát huy nội lực, ngoại lực của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tập trung khai thác nguồn tài lực và vật lực và huy động khai thác triệt để nguồn trí lực, nhân lực của cộng đồng xã hội đóng góp cho nhà trường.

Tạo mối quan hệ gắn bó, khăng khít, dài lâu với các tổ chức, tập thể trong xã hội trong địa phương để có sự hỗ trợ thường xuyên; tăng cường vận động, hướng ứng của đơn vị trong việc tham gia công tác cộng đồng, xã hội, công tác đền ơn đáp nghĩa, công tác từ thiện…, để trường học trở thành một trong những điểm trung tâm văn hoá

của địa phương.

HT cần nắm vững các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của địa phương, của ngành về phát triển GD, về chủ trương, chính sách XHH GD, về cơ chế phối hợp HĐ với các tổ chức, tập thể, cá nhân trong và ngoài trường học; QL đúng luật và có hiệu quả các nguồn quỹ từ XHH GD.

Mọi sự đóng góp của CMHS, xã hội đều xuất phát từ nhu cầu chính đáng, cấp thiết để thực hiện mục tiêu giáo dục HS, đảm bảo tính vừa sức và đồng thuận tự nguyện cao, đồng thời, thực hiện nghiêm túc quy định công khai hóa các HĐ tài chính, minh bạch trong thu chi.

Tôn trọng lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc, kịp thời xử lý những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình phối hợp thực hiện.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường trong các giai đoạn 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm và dài hạn hơn nữa. Trong kế hoạch này nêu rõ về mặt tài chính: số tiền phải huy động được từ nguồn xã hội hóa giáo dục là bao nhiêu và việc sử dụng số tiền đó vào việc gì.

- Kế hoạch đó phải được chính quyền địa phương đồng ý, ủng hộ và tạo hành lang pháp lý để nhà trường thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục trong chặng đường xây dựng và phát triển nhà trường.

- Hiệu trưởng tuyên truyền, tạo được sự đồng thuận trong tập thể nhà trường để mọi thành viên cùng có trách nhiệm và tích cực trong công tác xã hội hóa giáo dục.

- Phụ huynh học sinh hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác xã hội hóa giáo dục, ủng hộ mọi điều kiện có thể để cùng với địa phương xây dựng nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)