Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 104 - 178)

5 .Nhiệm vụ nghiên cứu

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Tôi đã vận dụng thang đo tỷ lệ để khảo nghiệm mức độ của tính cấp thiết và tính khả thi của 7 biện pháp.

* ết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết

Bảng 3.2. ết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết (n=140)

Các biện pháp Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết không cấp thiết Mức đồng thuận (%) X Xếp thứ tự SL % SL % SL % SL % BP1 42 28.5 85 60.7 06 4.28 07 5.0 89.2 3.15 2 BP2 36 25.7 85 60.7 8 5.71 11 7.85 86.4 3.04 3 BP3 30 21.4 90 64.3 8 5.7 12 8.57 85.7 2.98 4 BP4 28 20.0 91 65.0 7 5.0 14 10.0 85.0 2.95 5 BP5 25 17.8 88 62.8 9 6.42 18 12.8 80.6 2.87 7 BP6 45 32.1 84 60.0 4 2.85 07 5.0 92.1 3.19 1 BP7 30 21.4 86 61.4 5 3.57 19 13.4 82.8 2.90 6 236 24.0 609 62.1 47 4.8 88 9.0 86.1

Kết quả khảo nghiệm trên 140 người liên quan thuộc 5 loại đối tượng, đã cho phép tôi rút ra những kết luận sau:

bình là 86.1%. Sự đồng thuận cao nhất đối với biện pháp 6 là 92.1%, thấp nhất đối với biện pháp 5 là 80.6%. Như vậy, dù các đối tượng được khảo nghiệm từng ở những vị trí, trình độ khác nhau nhưng đại bộ phận đều khẳng định tính rất cấp thiết và cấp thiết của cả 7 biện pháp có giá trị tác động tích cực, mạnh mẽ vào quá trình thực hiện mục đích nhiệm vụ của đề tài.

2. Sự đồng thuận có tỷ lệ cao của các nghiệm thể đã chứng minh rằng các biện pháp xây dựng không phải là tuỳ tiện, ngẫu nhiên mà đã có phân tích, so sánh dựa vào cơ sở định hướng của phần lý luận và căn cứ vào kết quả khảo sát phần thực trạng GD của huyện Tây Giang nói chung, đặc biệt là thực trạng và xu hướng phát triển của hệ thống GDTH nói riêng nên mục đích và nhiệm vụ của đề tài có giá trị thực tiễn, hành dụng.

3. Tổng hợp cả hai mức độ không đồng thuận về tính cấp thiết của cả 7 biện pháp trung bình là 13.8% trong đó có 9.0% ở mức độ không cấp thiết cùng có ở tất cả 7 biện pháp đặc biệt đối với biện pháp 3,4,5,7 ý kiến không cấp thiết là từ 5.0% đến 13.4%. Chúng tôi đã tiến hành điều tra sâu (trực tiếp trò chuyện trao đổi) thì nhận thấy rằng, các biện pháp đó đi sâu vào chuyên môn và nghiệp vụ và công tác xã hội là những vấn đề mới gắn với lao động càng thêm vất vả của GV TH trong điều kiện hiện tại với cường độ lao động của GV Tiểu học đã rất căng thẳng. Do đó, ý kiến đồng thuận, có nghĩa chấp nhận sự lao động, căng thẳng, vất vả hơn đối với nội dung của biện pháp 3,4,5,7 là không cao.

* ết quả khảo nghiệm về tính khả thi

Bảng 3.3. ết quả khảo nghiệm về tính khả thi

Các biện pháp Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Mức đồng thuận (%) X Xếp thứ tự SL % SL % SL % SL % BP1 40 28.5 85 60.7 5 3.57 10 7.14 89.2 3.10 2 BP2 35 25.0 86 61.4 9 6.42 10 7.14 86.4 3.04 3 BP3 30 21.4 88 62.8 8 5.71 14 10.0 84.2 2.95 4 BP4 32 22.8 82 58.5 8 5.71 18 12.8 81.3 2.91 5 BP5 15 10.7 86 61.4 10 7.14 29 20.9 72.1 2.62 7 BP6 43 30.7 83 59.2 5 3.57 9 6.42 89.9 3.14 1 BP7 22 15.7 82 58.5 11 7.85 25 17.8 74.2 2.72 6 217 22.1 592 60.4 56 5.71 115 11.7 82.5

Từ kết quả khảo nghiệm về tính khả thi tôi rút ra được những nhận xét sau: 1. Tất cả 7 biện pháp cùng được 140 người liên quan đồng thuận về tính khả thi trung bình là 82.5%, trong đó mức rất khả thi là 22.1% mức khả thi là 60.4%. Nhưng

so với tính cấp thiết thì các mức đồng thuận của tính khả thi đều thấp hơn từ 3.0% đến 3.6%. Như vậy là đại bộ phận đối tượng dù đang công tác ở các vị trí khác nhau, có trình độ, giới tính, quan hệ với giáo dục cũng khác nhau nhưng đều biểu thị sự tin tưởng cao ở tính khả thi - thực hiện được của 7 biện pháp đã đề xuất.

2. Dù mức độ đồng thuận về tính cấp thiết và tính khả thi ở 7 biện pháp không hoàn toàn trùng khớp nhưng đều đạt từ 72.1% trở lên đối với tính khả thi và từ 80.6% trở lên đối với tính cấp thiết. Kết quả đó chứng tỏ là có cơ sở khoa học, đã nhận được sự tin tưởng của đa số người được hỏi.

Tiểu kết Chƣơng 3

Căn cứ vào định hướng lý luận ở chương 1 trong đó có nhấn mạnh đến vai trò, vị trí của hoạt động quản lý với 2 nhiệm vụ trung tâm là quản lý hoạt động dạy của thầy và quản lý hoạt động học của trò nhằm nâng cao chất lượng, thực hiện tốt mục đích giáo dục, đào tạo của bậc Tiểu học. Căn cứ vào những mặt hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế khi khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học 02 buổi/ngày của các trường Tiểu học ở huyện Tây Giang, tỉnh quảng Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang có tính đến các đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Tây Giang nói chung và mức độ phát triển giáo dục nói riêng. Các biện pháp tôi đề xuất tuy chưa được thực nghiệm vì điều kiện thời gian không cho phép, nhưng qua kết quả khảo nghiệm của nhiều loại đối tượng, tôi đã nhận được sự đồng thuận cao, cho nên rất tin tưởng trong thời gian tới chúng tôi sẽ đưa vào thực nghiệm ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nhằm rút ra những bài học tích cực trong công tác quản lý và chỉ đạo.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đề xuất các biện pháp QL HĐDH 02 buổi/ngày ở các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảnpg Nam, tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về lý luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận QL, QLGD, QL trường TH, HĐDH 02 buuoir/ngày, QL HĐDH 02 buổi/ngày, hệ thống các quan điểm làm sáng tỏ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển GDTH cũng như chiến lược phát triển GD của nước ta nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng từ nay đến năm 2025 và thực tế QL HĐDH 02 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đầu tư cho chiến lược con người là đầu tư cho sự phát triển. GD là con đường cơ bản để thực hiện: “chiến lược con người”. Với sứ mệnh đó đã thực sự đặt ra cho GD những thời cơ cũng như những thách thức mới, do vậy việc tăng cường, đổi mới công tác QLGD, QL nhà trường, QL HĐDH 02 buổi/ngày là những nội dung cấp thiết.

Qua việc nghiên cứu lý luận nói trên đã thực sự định hướng và tạo nên cơ sở để tác giả nghiên cứu thực trạng từ đó có cơ sở để đề xuất một số biện pháp QL HĐDH 02 buổi/ngày hiệu trưởng các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Hệ thống biện pháp này cũng là cơ sở để hiệu trưởng đề ra các biện pháp QL của hiệu trưởng đối với việc QL HĐDH 02 buổi/ngày ở trường TH huyện Tây Giang nói riêng và các trường TH nói chung.

1.2. Về thực tiễn

Thông qua các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã đánh giá một cách khái quát tình hình KT-XH, thực trạng về chất lượng DH, thực trạng đội ngũ GV, CBQL, điều kiện, phương tiện phục vụ cho HĐDH ở các trường TH. Qua kết quả điều tra, có thể khẳng định các biện pháp QL HĐDH 02 buổi/ngày đối với các trường TH của hiệu trưởng đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn những tồn tại dẫn đến chất lượng GD toàn diện chưa cao.

1.3. Về việc đề xuất các biện pháp

Từ những cơ sơ lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp QL HĐDH 02 buổi/ngày ở các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh và toàn xã hội về hoạt động dạy học 02 buổi/ngày

Biện pháp 2: Xây dựng mục tiêu, chương trình giáo dục trong nhà trường phù hợp với đối tượng và điều kiện dạy học 02 buổi/ngày tại các trường tiểu học.

Biện pháp 3: Tạo điều kiện để giáo viên học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu dạy học 02 buổi/ngày

Biện pháp 4: Tích cực đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào QLDH 02 buổi/ngày ở các trường TH.

Biện pháp 5: Phát huy vai trò các lực lượng phối hợp để quản lý việc học của học sinh

Biện pháp 6: Bổ sung hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh.

Biện pháp 7: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự ủng hộ của các nguồn lực ngoài nhà trường để đáp ứng nhu cầu dạy học 02 buổi/ngày.

Những biện pháp được đề xuất trong luận văn là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc. Những kết quả điều tra, khảo sát trưng cầu ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, của các cán bộ, chuyên viên PGD&ĐT huyện Tây Giang, của các CBQL và GV các trường TH trên địa bàn huyện Tây Giang. Mặc dù, các biện pháp đã đề xuất không hoàn toàn mới mẻ, song đó là kết quả nghiên cứu nghiêm túc cùng với các phương pháp nghiên cứu của tác giả nhằm nâng cao chất lượng HĐDH, nâng cao chất lượng GD toàn diện ở huyện Tây Giang. Kết quả thăm dò đã xác nhận tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp pháp này. Đồng thời cũng cho thấy nội dung của luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được những nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra.

2. KHUYẾN NGHỊ

Để thực hiện áp dụng các biện pháp QL HDDH 02 buổi/ngày đạt hiệu quả và nâng cao chất lượng GD, tôi xin trình bày những kiến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

- Tích cực tham mưu và thực hiện đồng bộ việc phân cấp QL về GD theo hướng tăng quyền chủ động trong việc đề bạt, bổ nhiệm CBQL trường học cho PGD&ĐT, SGD&ĐT; phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện hiệu quả chế độ chính sách, giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm có sự QL của nhà nước.

- Tham mưu với Chính phủ tăng tỷ lệ ngân sách cho GD&ĐT nói chung và GDTH nói riêng, để tăng cường CSVC, TBDH và nhất là tăng kinh phí cho hoạt động chuyên môn, tăng thu nhập cho GV để tạo động lực làm việc cho CBQL, GV.

- Thay đổi mô hình dạy học 02 buổi/ngày, chú trọng nội dung DH môn GD thể chất như bơi, bóng đá... và môn học năng khiếu cho HS phát triển toàn diện.

- Đào tạo GV chuyên sâu DH buổi thứ hai của lớp 02 buổi/ngày.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam

- Đầu tư kinh phí mua sắm đồ dùng trang TBDH một cách đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo chất lượng, tạo điều kiện cho các trường TH đổi mới nội dung, PPDH và GD một cách toàn diện cho HS.

- Tham mưu với UBND tỉnh để tỉnh có chính sách khuyến khích động viên CBQL tham gia học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

2.3. Đối với Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Tây Giang

- Đầu tư CSVC trường TH, tạo điều kiện DH buổi thứ hai theo mô hình mới có đủ sân thể chất, bể bơi, phòng học đa năng.

- Biên chế đủ số lượng GV dạy các môn chuyên trách. - Tuyển chọn GV dạy học có chất lượng tốt hơn.

- Có chế độ chính sách phù hợp cho GV dạy buổi thứ hai phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội để đảm bảo lương cho GV dạy lớp 02 buổi/ngày đối với trường chưa có đủ 1,5 GV/lớp.

- Có biện pháp tích cực huy động toàn dân tham gia hỗ trợ hoạt động GD, đặc biệt các doanh nghiệp trong tỉnh.

2.4. Đối với PGD&ĐT huyện Tây Giang

- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác QL của PGD&ĐT cũng như ở trường và trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở TH (thành lập trang web, trao đổi và báo cáo qua mạng Internet...).

- Chỉ đạo đồng bộ các biện pháp nâng cao hiệu quả QL, nâng cao chất lượng DH 02 buổi/ngày và chất lượng GD.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đúng thực chất năng lực đội ngũ GV, CBQL ở tất cả các trường, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, kịp thời. Thực hiện chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL đúng quy định.

- Tiếp tục tham mưu với các cấp QLGD về tăng cường cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách, trang thiết bị, phương tiện DH.

- Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL, GV gắn với quy hoạch phát triển GDTH của huyện. Chỉ đạo các trường phát hiện, giới thiệu cho Phòng những GV có phẩm chất đạo đức, sức khoẻ, trình độ chuyên môn, năng lực và điều kiện làm công tác QL để Phòng có kế hoạch cử đi đào tạo, bồi dưỡng dự nguồn kế cận. Đặc biệt quan tâm giới thiệu và mạnh dạn đề bạt những CBQL trẻ.

2.5. Đối với các trƣờng tiểu học huyện Tây Giang

- Tiếp tục đổi mới nhận thức về yêu cầu nhiệm vụ của GDTH, xây dựng kế hoạch DH gắn liền với mục tiêu KT-XH của địa phương.

- Tăng cường QL HĐDH 02 buổi/ngày, thanh tra, kiểm tra đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp để QL việc tự học, tự bồi dưỡng và thực hiện bồi dưỡng GV.

- Tăng cường mua sắm CSVC, TBDH, đẩy mạnh hoạt động thư viện, sử dụng đúng quy định và phát huy tối đa hiệu quả của ĐDDH.

- Tiếp tục chỉ đạo xây dựng THTT, HSTC; tạo dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện nằm phát huy tốt đa khả năng, năng lực và sáng tạo đối với GV, HS.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuân lợi để GV tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tích cực đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban Chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam. (1996) Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Han Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000. Số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996.

[2]. Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 40- CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Hà Nội, 2004.

[3]. Ban Bí thư Trung ương 2004 , Chỉ thị của Ban bí thư trung ương về Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QL GD, số 40- CT/TW ngày 15/6/2004, Hà Nội.

[4]. Bộ GD&ĐT 2006 , Hướng dẫn, điều chỉnh việc dạy và học cho HS TH, số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006, Hà Nội.

[5]. Bộ GD&ĐT 2020 , Điều lệ trường TH, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 4 tháng 9 năm 2020, Hà Nội.

[6]. Bộ GD&ĐT 2018 , Ban hành Quy định chuẩn HT TH, Thông tư số 14/2018/TT- BGD&ĐT ngày 20/7//2018, Hà Nội.

[7]. Bộ Chính trị (2001); Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.

[8]. Bộ GD&ĐT 2018 , Ban hành quy định về kiểm định chất lượng GD và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường tiểu học Thông tư số 17/TT-BGD&ĐT,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 104 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)