Xây dựng mục tiêu, chương trình giáo dục trong nhà trường phù hợp vớ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 83 - 85)

5 .Nhiệm vụ nghiên cứu

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạtđộng dạy học02 buổi/ngày tại cáctrường tiểu học

3.2.2. Xây dựng mục tiêu, chương trình giáo dục trong nhà trường phù hợp vớ

3.2.2. 1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp CBQL cấp trường kiểm tra, giám sát công việc của GV một cách khách quan, khoa học.

Tránh được sự tùy tiện, ngẫu hứng hoặc cắt xén chương trình, nội dung DH. Xây dựng môi trường sư phạm với tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cá nhân trước tập thể.

QL GV thực hiện đúng và có hiệu quả các nhiệm vụ giảng dạy, GD trong nhà trường TH được quy định tại điều 32 chương IV- Điều lệ trường TH).

Giúp cho HT theo dõi việc thực hiện các HĐ, cũng như điều chỉnh, bổ sung các giải pháp kịp thời với tình hình thực tế nhằm thực hiện một cách có hiệu quả, phù hợp với điều kiện văn hoá, T-XH của địa phương, phù hợp với đặc thù của mỗi đơn vị trường học.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp và cách thực hiện

Xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình DH 02 buổi/ngày theo hướng “DH phù hợp với đối tượng” là thực hiện các mục tiêu, nội dung, chương trình DH 02 buổi/ngày theo kế hoạch cụ thể năm học, học kỳ, tháng, tuần, ngày được tập thể xây dựng, thống nhất phù hợp tại mỗi địa phương và thực tiễn nhà trường theo hướng “DH phù hợp với đối tượng”; đồng thời đảm bảo việc thực hiện đúng, đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT; tạo cơ hội để HS tham gia vào các HĐ học tập, rèn luyện, vận dụng, thực hành (cá nhân, nhóm, tập thể) với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; nhằm hình thành, phát huy phẩm chất, kỹ năng, năng lực, sở trường của từng cá nhân người học, tạo động cơ học tập tích cực, chủ động, tự giác để đạt kết quả cao, bền vững, nhằm hướng đến phát triển khả năng tiếp thu của từng người học, thực hiện mục tiêu DH và GD, đáp ứng yêu cầu đời sống thực tế, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học từng năm cụ thể của Bộ, Ngành và các văn bản chỉ đạo cấp trên, thực trạng của đơn vị để tập thể nhà trường xây dựng kế hoạch năm học. Dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, HT phân công nhiệm vụ cho CBQL, GV, các tổ xây dựng kế hoạch dự thảo về mục tiêu, chương trình, nội dung DH 02 buổi/ngày cho năm học, học kỳ của từng tổ khối; tổ chức các tổ khối thảo luận, đóng

buổi/ngày cho năm học, học kỳ của từng tổ khối; tổ chức các tổ khối thảo luận, đóng góp ý kiến cho các kế hoạch này.

Từ đó, đi đến thống nhất kế hoạch, để các tổ khối có cơ sở đề ra các kế hoạch cụ thể cho từng tháng, tuần; lựa chọn nội dung, bố trí nhân sự, quỹ thời gian phù hợp để đạt các mục tiêu đã đề ra.

Từ kế hoạch của nhà trường, tổ trưởng, GV từng tổ có trách nhiệm chủ động trong việc xác định mục tiêu, nội dung, chương trình đối với các môn học, tiết học tự chọn (ngoài chính khoá ; tăng cường thảo luận, trao đổi trong tổ phát huy sức mạnh, trí tuệ của cá nhân, tập thể; đảm bảo tính dân chủ trong nhà trường; khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo; sử dụng bố trí chương trình linh hoạt, tạo nên hiệu quả, chất lượng cao.

Quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra, điều chỉnh việc sắp xếp thời khoá biểu đảm bảo tính hệ thống, khoa học và cân đối giữa 02 buổi dạy/ngày; cân đối giữa HĐ học tập với các HĐ thể chất, GD thẩm mỹ, HĐ tập thể.

Có kế hoạch phân bố thời gian dự giờ, kiểm tra đột xuất với tỉ lệ phù hợp giữa các môn học, tiết học chính khoá và các môn học, tiết học tự chọn.

Động viên, khuyến khích GV đăng ký thao giảng, thi giảng, chuyên đề về các nội dung, tiết học tự chọn. Không ngừng tăng cường chất lượng DH các tiết học chính khoá mà còn tập trung nâng cao chất lượng tổ chức DH các tiết học tự chọn.

Nắm bắt xu thế phát triển xã hội, nhu cầu, nguyện vọng của HS, CMHS và dựa trên nguồn lực hiện có của đơn vị, HT chỉ đạo việc thực hiện các môn học, tiết học tự chọn, tăng cường tổ chức các HĐ ngoài giờ lên lớp, GD kĩ năng sống phù hợp, phục vụ lợi ích, nhu cầu của HS. Trong đó, chú trọng tập trung vào rèn luyện các kỹ năng, khả năng vận dụng, thực hành các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các vấn đề đời sống thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng người học để kịp thời phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, phát huy năng lực sở trường, tạo cơ hội cho HS được hợp tác, chia sẻ, nói lên tâm tư, nguyện vọng bản thân, giúp các em hứng thú hơn trong học tập, phát triển toàn diện về nhân cách, phẩm chất, năng lực.

Có kế hoạch chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá mức độ hoàn thành, hiệu quả công việc của từng tổ, đồng thời, có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời, giải quyết các tồn tại, hạn chế cần khắc phục; khuyến khích sự chủ động trong thực hiện kế hoạch, đề cao những ý tưởng sáng tạo, đổi mới của GV; có cơ chế khen thưởng, xử lý phù hợp đối với tổ, cá nhân trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.

CBQL và đội ngũ GV có chuyển biến thật sự về mặt nhận thức, hiểu đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò của kế hoạch hóa và có ý thức làm việc tuân theo kế hoạch một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện cụ thể cuả từng lớp, từng trường.

CBQL, tổ trưởng, đội ngũ GV nòng cốt có những kiến thức và kỹ năng cơ bản để xây dựng, soạn thảo kế hoạch; đồng thời, biết sử dụng, huy động các nguồn lực nhà

trường nhằm hoàn thành tốt các kế hoạch; biết đánh giá đúng mức độ hoàn thành kế hoạch, nhận ra những ưu điểm, hạn chế trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch; có tư duy sáng tạo, linh hoạt, ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra trong thực tế.

Các điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học, điều kiện DH, phương tiện DH phải đáp ứng được tổ chức DH cả ngày, cơ sở vật chất đảm bảo quy chuẩn theo điều kiện trường đạt chuẩn Quốc gia; có đủ về tỉ lệ 1.5 GV/lớp, cơ cấu đội ngũ đủ GV dạy các môn văn hóa, nghệ thuật, Tiếng Anh, Tin học, nhân viên theo quy định.

HT luôn lấy kế hoạch làm căn cứ để QL đội ngũ GV trong thực hiện các nội dung, chương trình DH.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Công khai việc kế hoạch hoá công tác QL HĐDH 02 buổi/ngày, tác động đến nhận thức, hành động của mỗi CBQL và GV để mọi người được bàn bạc, thống nhất các chỉ tiêu và đề ra các biện pháp thực hiện.

Huy động sức mạnh tổng hợp của mỗi cá nhân, đơn vị, các tổ chức và tập thể sư phạm trong trường TH tham gia vào QL HĐDH 02 buổi/ngày một cách phù hợp.

Thực hiện nghiêm túc sự phân cấp QL, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, của đội ngũ CBQL, tổ khối chuyên môn và GVTH trong QL HĐDH 02 buổi/ngày.

Thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra, theo dõi và đôn đốc thực hiện kế hoạch, đồng thời bổ sung, điều chỉnh kế hoạch kịp thời để kế hoạch đảm bảo tính khả thi cao

3.2.2.4. Nguồn minh chứng

Hồ sơ tổ chức thực hiện và triển khai các chỉ thị, các văn bản quy phạm của Bộ GD&ĐT về công tác giảng dạy, học tập, kiểm tra, nội dung, chương trình - SGK mới theo yêu cầu đổi mới GD; hồ sơ kiểm tra việc lập kế hoạch DH của TCM và của GV, của nhà trường TH; hồ sơ tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện chương trình theo đúng kế hoạch; hồ sơ xử lý những cá nhân thực hiện sai kế hoạch…

3.2.3. Tạo điều kiện để giáo viên học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu dạy học 02 buổi/ngày

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)