Quản lý hoạtđộng dạy học02 buổi/ngày

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 26)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.6. Quản lý hoạtđộng dạy học02 buổi/ngày

Quản lý HĐDH 02 buổi/ngày cũng gần giống quản lý HĐDH 01 buổi/ngày, nhưng phạm vi quản lý rộng hơn vì thời gian học sinh ở trường tăng lên gấp đôi. Về lĩnh vực chuyên môn thì các môn học cũng tăng lên vì học sinh ở trường cả ngày nên việc quản lý chuyên môn phải lưu ý về cách sắp xếp chương trình, thời khóa biểu, thời gian biểu cho hợp lý. Quản lý tốt việc nâng cao chất lượng dạy và học cho giáo viên và học sinh, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, quản lý và đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học hiện đại. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoài trời, các câu lạc bộ năng khiếu…nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường. Quản lý việc thu, chi, kinh phí cho

công tác nuôi, dạy, cách tổ chức, thực hiện công tác bán trú, chăm lo bữa ăn, giấc ngủ, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, sức khỏe cho học sinh. Ngoài ra cần chú trọng quản lý cơ sở vật chất trường lớp, các phòng chức năng, sân chơi, cảnh quan nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh làm việc và học tập 2 buổi/ngày ở trường.

Như vậy, quản lý dạy học 02 buổi/ngày thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội thông qua nội dung, chương trình mang tính đặc thù của dạy học 02 buổi/ngày nhằm đảm bảo hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

1.3. Hoạt động dạy học 02 buổi/ngày tại trƣờng tiểu học

1.3.1. Mục tiêu dạy học 02 buổi/ngày

Điều lệ trường TH theo thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 0/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về ban hành Điều lệ trường TH : “Mục tiêu DH cấp TH nhằm hình thành cho HS có những hiểu biết cơ bản và cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Thông qua các môn học Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên - Xã hội nhằm rèn luyện cho HS có các kĩ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán phù hợp cấp TH. Qua môn Thể dục hình thành thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường học tập sinh sống, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật....[5,tr.5 ]

Mục tiêu dạy học 02 buổi/ngày ở trường TH là tổ chức cho HS học tập vui chơi cả ngày ở trường. Buổi thứ nhất thực hiện chương trình chính khóa, buổi thứ hai là dành thời gian để bổ sung chương trình và ôn luyện kiến thức đã học, tăng cường các môn nghệ thuật, thể dục nhằm phát triển năng khiếu cho HS, tổ chức dạy học các môn tự chọn và các hoạt động tập thể.

GV có thời gian và điều kiện gắn bó với HS hơn thông qua đó để phát hiện năng khiếu cũng như giúp HS bổ sung những kiến thức cơ bản cần thiết.

Giảm áp lực học tập cho HS, các em có điều kiện hoàn thành bài tập ngay tại lớp mà không phải mang về nhà.

Học sinh học đủ môn và có chất lượng đối với các môn học bắt buộc, đồng thời được tiếp xúc với các môn tự chọn (Tiếng Anh, Tin học,… các môn được phân bổ hợp lý trong ngày, trong tuần. Nội dung dạy học gồm toàn bộ nội dung của dạy học 1 buổi/ngày và thêm một số nội dung: Thực hành kiến thức đã học, phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS năng khiếu, dạy học các môn tự chọn, tổ chức các HĐGDNGLL,…

1.3.2. Nội dung dạy học 02 buổi/ngày

Để thực hiện tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày ở trường TH, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và hướng dẫn:

Yêu cầu ở buổi học thứ nhất các trường dạy theo kế hoạch GD quy định cho mỗi lớp đã được quy định trong kế hoạch GD. Ở buổi học thứ hai căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường TH lập kế hoạch thực hiện

với điều kiện thời lượng bố trí tối đa là 15 tiết/tuần, như vậy lớp học 02 buổi/ngày sẽ không dạy quá 35 tiết /tuần. Đặc biệt, về nguyên tắc, giáo viên không được thêm nội dung kiến thức mới mà chủ yếu là khai thác kiến thức đã có trong sách giáo khoa, củng cố và rèn luyện các kiến thức, kỹ năng đã học hoặc chủ yếu giúp đỡ học sinh nắm được các kiến thức đã học ở các tiết học trong tuần của buổi thứ nhất; dành thời gian để học sinh giải quyết hết bài tập trong sách giáo khoa,...

Công văn số 5438/BGDĐT-GDTH ngày 17/8/2011 của Vụ Giáo dục Tiểu học về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với GDTH có hướng dẫn về dạy học 02 buổi/ngày theo đó:

Về nội dung: Giáo viên được chủ động bố trí thời gian và nội dung hợp lý đối với các hoạt động dạy học và giáo dục để thực hiện chương trình và sách quy định cho mỗi lớp. Thực hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương; học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá....

Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số, việc tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày chủ yếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học, củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt, Toán hoặc tăng cường tiếng Việt.

Đối với thành phố, những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày nhằm tăng cường các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ. được tổ chức một cách linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học sinh.

Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung học tập trong giờ học trên lớp, sử dụng có hiệu quả các tài liệu bổ trợ, không giao bài tập về nhà cho học sinh. Nơi có điều kiện thì tổ chức cho học sinh để sách, vở, đồ dùng học tập tại lớp.

1.3.3. Phương pháp tổ chức dạy học 02 buổi/ngày

Mục tiêu của đổi mới phương pháp DH là giúp HS tự tìm tòi, khám phá những khía cạnh của nội dung bài học, biết cách sử dụng các công cụ học tập và phương tiện, kỹ thuật để tìm hiểu bài học, phát hiện vấn đề và giải quyết bằng phương pháp tối ưu, rèn luyện kỹ năng sống và thể hiện hành vi, chuẩn mực, phát huy năng lực, sở trường và xây dựng niềm tin, hứng thú tìm tòi, học hỏi những vấn đề thực tiễn trong đời sống. Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp DH, trước hết HT cần tổ chức cho GV nghiên cứu, thảo luận để nhận thức sâu sắc về yêu cầu đổi mới phương pháp DH, nhằm nâng cao chất lượng DH; đồng thời nắm vững về phương pháp DH theo hướng tích cực hoá HĐ học của HS để thực hiện.

1.3.4. Hình thức tổ chức dạy học 02 buổi/ngày

Về thời gian:

- Buổi thứ hai 3 tiết : Từ 14 giờ 00 phút đến 16 giờ 20 phút Về cách thức tổ chức:

Hiện nay, tại các trường tiểu học dạy học 02 buổi/ngày, tùy theo tình hình thực tế và nhu cầu của phụ huynh và học sinh có thể thực hiện các mô hình học tập như sau: Mô hình 4-3: hông phân học sinh theo từng nhóm đối trượng khác nhau trong các tiết dạy tăng cường buổi thứ hai.

Buổi sáng 4 tiết chương trình chính khóa. Buổi chiều 03 tiết chủ yếu dạy các tiết tăng cường, năng khiếu và các môn tự chọn, học sinh học theo lớp của mình cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp.

Mô hình 4-3: Phân học sinh theo từng nhóm đối tượng khác nhau trong các tiết dạy tang cường buổi thứ hai.

Buổi sáng 4 tiết chương trình chính khóa. Buổi chiều 03 tiết chủ yếu dạy các tiết tăng cường, năng khiếu và các môn tự chọn, trong đó học sinh học theo nhóm năng khiếu, nhóm học sinh giỏi, nhóm học sinh trung bình-khá và nhóm học sinh yếu, mỗi nhóm có thể bao gồm học sinh từ nhiều lớp khác nhau trong một khối.

Mô hình 4-3+:Tại những thành phố và các vùng có điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu học Ngoại ngữ và Tin học cao, các trường tiểu học thực hiện dạy chương trình Tiếng Anh từ 4-8 tiết/tuần, theo nhu cầu của phụ huynh các trường này đã tăng thêm thời lượng sinh hoạt của các nhóm năng khiếu và câu lạc bộ trong buổi học thứ hai tăng thêm từ 35-40 phút vào cuối buổi chiều trong tuần.

1.3.5. Các lực lượng tham gia dạy học 02 buổi/ngày

1.3.5.1. Lực lượng bên trong nhà trường

* Đội ngũ CBQL, GV trong nhà trƣờng

- Sự hợp tác, sự phối hợp của các thành viên và các tổ chức trong nhà trường: Để QL tốt hoạt động giảng dạy của GV, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân, giữa các tổ chức tập thể trong nhà trường để tạo nên sự thống nhất chung, tạo nên sức mạnh đoàn kết. Đó là đội ngũ CBQL cấp Phòng, cấp trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng TCM) tạo thành bộ máy QL hoàn chỉnh hoạt động có hiệu quả; coi trọng vai trò của TCM và Hội đồng sư phạm nhằm tạo sự chuyển biến về chất lượng công tác giảng dạy.

- Điều kiện về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh: Mục tiêu cuối cùng của công tác QL hoạt động DH của CBQL cấp Phòng và cấp trường là nhằm nâng cao chất lượng dạy của thầy, qua đó góp phần nâng cao chất lượng học của trò, mục tiêu này đạt tới ở mức độ nào phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ GV. Như vậy, có thể nói rằng: Số lượng và chất lượng của đội ngũ GV và HS là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả QL hoạt động DH trong nhà trường.

- Phẩm chất, năng lực, trình độ quản lý của nhà quản lý: Nhà QL cấp Phòng và cấp trường muốn QL tốt hoạt động DH, trước hết phải là người có phẩm chất chính trị

vững vàng, biết hy sinh cái riêng để cống hiến cho sự nghiệp GD; có đạo đức, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường; phải QL thuyết phục CB, GV trong nhà trường bằng năng lực của mình; phải nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phải hiểu rõ mục tiêu GD, các nguyên tắc tổ chức GD.

- Trình độ chuyên môn của nhà QL:Nhà QL cấp Phòng và cấp trường phải là người có trình độ QL chắc chắn, vững vàng và có kinh nghiệm, có uy tín về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp. Trong công tác tổ chức thực tiễn, nhà QL cấp Phòng và cấp trường phải có tri thức cần thiết về khoa học tổ chức, đặc biệt phải biết QL con người. Chính vì vậy, lao động QL của nhà QL cấp Phòng và cấp trường vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn trong đổi mới.

- Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường: Đối với bậc TH chịu sự chỉ đạo, kiểm tra đánh giá trực tiếp của Phòng GD và ĐT. Trong công tác QL hoạt động DH, sự chỉ đạo của cấp trên chính là những định hướng, là kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu và phương hướng DH. Đồng thời, việc kiểm tra, đánh giá của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp hữu hiệu đưa hoạt động DH của nhà trường đạt mục tiêu đã xác định.

- Việc thực hiện nề nếp DH: Là quá trình người QL chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra, nhằm giúp GV nghiêm túc chấp hành yêu cầu về việc thiết kế bài dạy đúng quy định, chuẩn bị giờ lên lớp cẩn thận, chu đáo để giờ lên lớp đạt hiệu quả, đồng thời, QL GV thực hiện các loại hồ sơ chuyên môn. Để QL tốt việc GV thiết kế bài giảng, chuẩn bị giờ lên lớp, HT chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức để GV thống nhất mục tiêu nội dung, phương pháp, phương tiện hình thức tổ chức DH của mỗi tiết học, nhằm đạt hiệu quả tối ưu cho việc soạn bài giảng và lên lớp dạy.

HT cùng tổ trưởng chuyên môn kiểm tra thường xuyên việc soạn giảng của GV, tổ chức rút kinh nghiệm để soạn bài, chuẩn bị bài đạt chất lượng, hỗ trợ tích cực cho mỗi tiết dạy đạt mục tiêu. Để tiết dạy hiệu quả thì ngoài việc thiết kế bài dạy và chuẩn bị phương tiện thiết bị thì các điều kiện về năng lực sư phạm kết hợp với kinh nghiệm sư phạm của mỗi GV, được thể hiện qua việc thực hiện linh hoạt các bước lên lớp. Các tình huống sư phạm trong giờ lên lớp mới hội đủ cho một tiết dạy thành công. Thông qua việc dự giờ GV dạy, HT nắm sâu sát các ưu điểm cùng những tồn tại của GV khi lên lớp. Từ đó, phân tích rút kinh nghiệm và hướng dẫn GV kịp thời, khắc phục những hạn chế nếu có trong cách giảng dạy.

Hồ sơ chuyên môn là phương tiện phản ánh quá trình QL có tính khách quan, cụ thể, giúp người QL nắm rõ HĐ chuyên môn của GV và thực hiện quy chế, nề nếp chuyên môn của GV theo yêu cầu của cấp trên đề ra. Hồ sơ chuyên môn của GV gồm kế hoạch DH, giáo án, sổ báo giảng, sổ dự giờ, số chủ nhiệm, …. Muốn QL tốt hồ sơ, HT quy định rõ các loại hồ sơ, sổ sách GV phải thực hiện, quy định lịch kiểm tra định

kỳ hồ sơ chuyên môn; đồng thời sau khi kiểm ta, có đánh giá rút kinh nghiệm, để GV có cơ sở phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những thiếu sót tồn tại.

- Công tác bồi dưỡng GV:Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội xác định: “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp DH phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị DH, tổ chức đánh giá thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo bồi dưỡng GV và công tác QL giáo dụ”. Việc chuẩn hoá đội ngũ là quá trình phấn đấu lâu dài để khắc phục sự không đồng đều của đội ngũ về phẩm chất đạo đức, trình độ, kiến thức văn hoá, kỹ năng sư phạm. Sự phấn đấu cập nhật kiến thức chuyên môn và kiến thức văn hoá, sự rèn luyện nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong việc dạy người, dạy chữ, đồng thời nó có ý nghĩa quan trọng trọng đối với quá trình phát triển nhân cách của người GV.

QL công tác xây dựng đội ngũ; công tác QL hoạt động dạy của GV; công tác QL hoạt động học của HS; công tác kiểm tra, đánh giá HS; công tác QL bảo quản và sử dụng CSVC - TBDH…

Tổ chức bán trú: huyến khích tổ chức bán trú cho học sinh; linh hoạt, đa dạng hoạt động bán trú: tổ chức nghỉ trưa, ăn trưa cho học sinh, có thể tổ chức các hoạt động giáo dục trong giờ nghỉ trưa như xem phim, xem tivi, đọcsách, tham gia các trò chơi dân gian... Nhà trường cần tăng cường kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ học sinh.

* Học sinh

hác với hoạt động của học sinh học 01 buổi/ngày, hoạt động của học sinh học 02 buổi/ngày được diễn ra cả 02 buổi/ngày; Vì vậy quản lý hoạt động của học sinh học 02 buổi/ngày bao gồm các hoạt động học tập, các hoạt động tập thể, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí trong nhà trường.

Hoạt động của HS cần được tổ chức linh hoạt, mềm dẻo, không cứng nhắc. Thời gian HĐGD bao gồm cả thời lượng dành cho HĐNGLL, các tiết sinh hoạt tập thể

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)