Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 78)

5 .Nhiệm vụ nghiên cứu

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, toàn diện

Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các BP QL hoạt động DH TH cần phải hướng đến việc đảm bảo mục tiêu DH TH dạy học 02 buổi/ngày trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD đã đề ra. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giúp cho người nghiên cứu không bị lan man khi đề xuất các BP nghiên cứu.

Nguyên tắc này đòi hỏi các BP được đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến QL hoạt động DH 02 buổi/ngày ở các trường TH trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Các BP này phải tác động đến toàn diện các yếu tố QL hoạt động DH TH (QL hoạt động dạy, QL hoạt động học, QL môi trường DH). Các BP này có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc, hỗ trợ lẫn nhau tạo sự đồng bộ của các BP trong hệ thống. Khi thực hiện đồng bộ, các BP mới phát huy được các thế mạnh của từng BP trong việc QL hoạt động DH 02 buổi/ngày ở nhà trường TH.

Tính toàn diện đòi hỏi các BP QL phải bao quát đến các đối tượng QL, các trường TH của huyện Tây Giang và bao quát các tiêu chí đánh giá cho tất cả các nội dung QL hoạt động DH 02 buổi/ngày.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học, hiệu quả

Mỗi biện pháp đề ra đều phải có tính khoa học, logic, dựa trên các lý luận về quản lý giáo dục. Dựa trên các căn cứ quy định tại các văn bản của Nhà nước. Các biện pháp đưa ra phải có tính sáng tạo, tìm thấy cái mới trong một số biện pháp và có tính hiệu quả, phổ biến.

Ngoài ra các biện pháp đề xuất phải đạt hiệu quả cao trong QL HĐDH 02 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng GD. Hiệu quả của các biện pháp đề xuất được xác định bằng tác dụng của những biện pháp này với việc giải quyết tốt những tồn tại có trong công tác QL HĐDH 02 buổi/ngày ở các trường TH huyện Tây Giang.

Mặt khác, cải tiến đòi hỏi phải có sự đầu tư, huy động các nguồn lực được xác định trong môi trường nhất định ở địa phương. Cải tiến là nhằm làm cho tốt hơn, nếu không như vậy cải tiến trở thành tốn kém và vô ích. Do vậy cần chú trọng đến tính hiệu quả trong việc thực hiện cải tiến công tác QL HĐDH 02 buổi/ngày ở các trường TH.

Tính hiệu quả trong QL HĐDH 02 buổi/ngày được thể hiện như: Sự phù hợp, sự thuận lợi hơn cho các hiệu trưởng, GV và HS; thiết thực phục vụ cho đổi mới GD hiện nay ở các trường TH, trực tiếp là đổi mới PPDH trong các nhà trường

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định của ngành trong quá trình QL. Muốn vậy phải căn cứ vào Luật GD, Điều lệ nhà trường và chiến lược phát triển GD 2011 - 2020, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, các BP cụ thể để thực hiện trong đó việc nâng cao chất lượng DH nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS.

Đồng thời, phù hợp với thực tiễn về văn hoá, T-XH nói chung và GD&ĐT của địa phương nói riêng. Các biện pháp QL HĐDH 02 buổi/ngày phải phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, phù hợp với điều kiện nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của địa phương, của nhà trường. Hơn nữa, các biện pháp đề xuất cần đảm bảo tính dân chủ, thống nhất cao trong tập thể sư phạm, phát huy khả năng sáng tạo của mỗi CBQL, GV, phát huy nội lực của tập thể, tạo động lực phát triển nhà trường.

Các biện pháp tổ chức thực hiện cần có luận cứ khoa học và có những minh chứng cụ thể để thuyết phục được người áp dụng. Các PP trình bày phải hợp lý, có quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề được nêu, được sử dụng các PP phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát được mục tiêu, vấn đề nêu ra; phù hợp với quy luật, với xu thế chung, có tính khả thi cao. Biện pháp được đề xuất đảm bảo tính khả thi, có khả năng áp dụng vào thực tiễn QL HĐDH 02 buổi/ngày ở các trường TH; được các cán bộ quản lí GD, GV trong ngành vận dụng vào công việc DH 02 buổi/ngày đạt hiệu quả cao.

3.1.4. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ

Khi lựa chọn các biện pháp, tôi đã cân nhắc đến nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ và toàn diện của các biện pháp. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học, vấn đề đặt ra là phải nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tự bồi dưỡng - nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới công tác quản lý dạy học 02 buổi/ngày, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, xây dựng và đảm bảo thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia quản lý, hoạt động và phục vụ dạy học 02 buổi/ngày. Các biện pháp này phải được thực hiện một cách có hệ thống, đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện nhằm hướng đến mục tiêu quản lý tốt dạy học 02 buổi/ngày ở tiểu học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nhằm thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong những năm tiếp theo.

3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở có xem xét, kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn (kể cả những thành tựu từ các cuộc cải cách trước đây ; một số biện pháp có được dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lý luận chung của đề tài và những ý tưởng sáng tạo của các địa phương đang áp dụng. Đồng thời những nguyên tắc này cũng kế thừa những nghiên cứu đã có về quản lý dạy học 02 buổi/ngày ở tiểu học.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày tại các trƣờng tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Từ những vấn đề lý luận ở chương 1 và phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang ở chương 2, tác giả xin đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam như sau:

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh và toàn xã hội về hoạt động dạy học 02 buổi/ngày học sinh và toàn xã hội về hoạt động dạy học 02 buổi/ngày

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục từ cấp phòng giáo dục đến cấp trường về tầm quan trọng và cần thiết của công tác dạy học 02 buổi/ngày trong việc nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp và cách thực hiện

Nâng cao nhận thức đúng cho CBQL cấp Phòng, CBQL cấp trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), GV về công tác QL hoạt động DH 02 buổi/ngày.

Nâng cao năng lực hành động theo nhận thức đúng cho đội ngũ CBQL cấp Phòng, CBQL cấp trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), GV nhằm thực hiện đúng mục tiêu dạy học 02 buổi/ngày theo định hướng đã đề ra.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cha m học sinh và cộng đồng về lợi ích của dạy học 02 buổi/ngày và trách nhiệm nghĩa vụ đóng góp về nhân lực, vật lực,… khi con em tham gia hoạt động dạy học 02 buổi/ngày.

Cha m học sinh và cộng đồng dân cư cần phải quan tâm đến kết quả học tập của con em mình và hiểu rõ cơ chế hiện nay trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình khi con em đến trường học 02 buổi/ngày ở tiểu học.

* Đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp.

Ủy ban nhân dân huyện Tây Giang chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch và tổ chức thực hiện các buổi hội thảo tìm hiểu về xu hướng giáo dục, mô hình giáo dục tiểu học của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Trong kế hoạch của các buổi hội thảo nên có các buổi tham quan, học tập kinh nghiệm của một số nước và cử cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm theo các đợt. Trên cơ sở thực tế học hỏi được trong các chuyến tham quan, mỗi cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý được cử đi học tập ở nước ngoài sẽ phải viết một bài thu hoạch và nêu rõ những điểm mà nền giáo dục địa phương có thể vận dụng được để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, trong đó có dạy học 02 buổi/ngày. Qua việc tham quan học tập và giao lưu sẽ mở rộng tầm nhìn và nâng cao nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của việc nâng cao chất lượng giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Ngoài việc tổ chức các đoàn thăm quan học tập về mô hình giáo dục tiểu học ở nước ngoài, lãnh đạo Phòng GD&ĐT tham mưu cho chính quyền tạo kinh phí cho việc tổ chức các đoàn thăm quan các địa phương và cơ sở giáo dục tiểu học trong nước, trong tỉnh để cùng chia sẻ và đóng góp ý kiến phát triển việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày cho từng đơn vị trường tiểu học trong huyện.

Tạo điều kiện để cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý ngành giáo dục tham gia, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng các kế hoạch và biện pháp quản lý giáo dục cụ thể ở địa phương để nhằm mục đích tạo cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó người lãnh đạo, người quản lý phải luôn cập nhật, nắm được các chủ trương, chiến lược phát triển giáo dục trong nước ở từng giai đoạn phát triển của đất nước bằng cách đọc, hiểu các văn bản và vận dụng, triển khai văn bản vào thực tiễn một cách kịp thời, sáng tạo, có hiệu quả để góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục của địa phương và đất nước trong thời kỳ hiện nay. Người lãnh đạo, quản lý phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý trong giai đoạn hiện nay.

Tham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về chủ trương và tạo cơ chế, mở các lớp đào tạo, có lộ trình bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp cũng như ngành giáo dục được tham gia. Có hai hình thức: tham gia bồi dưỡng tập trung và tự học về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước,… Có chính sách hỗ trợ về kinh phí, tạo điều kiện về thời gian để cán bộ lãnh đạo, các bộ quản lý tích cực tham gia bồi dưỡng. Đưa tiêu chí bằng cấp vào một trong các điều kiện để bổ nhiệm, đề bạt cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý.

Để việc học tập, nâng cao nhận thức một cách rộng rãi trong các cơ quan quản lý có thẩm quyền, Phòng GD&ĐT cùng các trường tiểu học có kế hoạch tổ chức đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về việc xây dựng nhà trường hoàn thiện cơ sở vật chất và có lộ trình thực hiện kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày một cách hoàn hảo.

* Đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên

Đầu mỗi năm học, đội ngũ giáo viên có giai đoạn học tập nhiệm vụ chính trị hàng năm và hoặc học tập các Chỉ thị, hướng dẫn Nhiệm vụ năm học. Đây là dịp thuận lợi nhất để giáo viên và nhân viên có điều kiện học tập, nhìn nhận và đánh giá thực tiễn những thành tự đạt được của nhà trường và phân tích những hoạt động của thầy và trò trong việc thực hiện dạy học và quản lý dạy học 02 buổi/ngày. Đồng thời thông qua các hình thức học tập, trao đổi này, mỗi giáo viên thấy rõ hơn vị trí, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ giáo viên đứng lớp cũng như những người phục vụ tham gia hoạt động dạy học 02 buổi/ngày.

chính trị và nhiệm vụ năm học hàng năm, liên hệ với hoạt động của cá nhân trong hoạt động dạy học 02 buổi/ngày. Hoặc nhà trường còn có thể tổ chức các hình thức cam kết lĩnh vực hoạt động và kết quả cần đạt được cho mỗi cá nhân giáo viên và nhân viên.

* Đối với cha m học sinh và cộng đồng

Tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học, giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm học và các kỳ họp đột xuất (nếu cần thiết) nhằm phổ biến kế hoạch năm học; các chủ trương giáo dục của nhà trường; thông báo kết quả học tập, kết quả giáo dục của học sinh; lấy ý kiến phản hồi của cha m học sinh khi nhà trường và các giáo viên triển khai các chủ trương, kế hoạch giáo dục và kế hoạch giảng dạy.

Phối hợp với chính quyền địa phương, Ban quản trị thôn, trưởng thôn để tuyên truyền với nhân dân về các chủ trương giáo dục của nhà trường trong từng giai đoạn, nhằm tranh thủ sự đồng thuận và ủng hộ cho nhà trường. Thông qua các văn bản, quy định của các cấp chính quyền và các cấp lãnh đạo ngành giáo dục để cho cán bộ lãnh đạo địa phương, nhân dân hiểu rõ về dạy học 02 buổi/ngày ở tiểu học và các quy định về tài chính hiện hành, đóng góp cho việc dạy học ở buổi thứ 2 trên ngày của cha m học sinh. Khi nhân dân và cha m học sinh đã biết, hiểu về chủ trương, chính sách của nhà nước thì họ sẽ thực hiện nghĩa vụ, ủng hộ về tinh thần và vật chất cho hoạt động dạy học 02 buổi/ngày ở tiểu học.

Thu hút các thành viên chủ chốt, nhiệt huyết với công tác giáo dục trong hội cha m học sinh, cán bộ thôn, xóm và nhân dân để tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt, nhà trường chỉ đóng vai trò tư vấn trong việc sử dụng quỹ hội phụ huynh, giúp phụ huynh nắm được quy trình sử dụng quỹ này đúng mục đích, minh bạch và công khai vào các kỳ họp phụ huynh học sinh toàn trường. Nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các năm học tiếp theo, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

CBQL cấp Phòng, CBQL cấp trường phải có sự đồng thuận, nhất quán về nhận thức và chỉ đạo về QL hoạt động DH 02 buổi/ngày. CBQL cấp Phòng, CBQL cấp trường phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động DH 02 buổi/ngày nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng GD.

Các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý nhà nước và giáo dục phải có tư tưởng cải cách và chấn hưng nền giáo dục nước nhà thông qua các chương trình hành động, chiến lược phát triển giáo dục cụ thể.

Phải đặt ra yêu cầu, mục tiêu, nội dung, biện pháp thực hiện của các buổi hội thảo và nghiêm túc thực hiện, kết luận và đưa ra những biện pháp có thể vận dụng vào thực tế quản lý dạy học 02 buổi/ngày.

Đối với cán bộ lãnh đạo cấp trên cần xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ về thời gian và kinh phí để cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý đi học nâng cao trình độ.

tới dạy học, quản lý dạy học 02 buổi/ngày.

Nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với hội cha m học sinh, hàng năm,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổingày tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)