8. Kết cấu luận văn
1.2.4. Tổ chức học tập
về mặt pháp lý. Mục tiêu hoạt động và nội dung hoạt động của nó phải xuất phát từ lợi ích xã hội.
Trên thế giới:
Năm 1990, lần đầu tiên Senge đã phổ biến khái niệm “tổ chức biết học” với ý nghĩa là “nơi mọi người không ngừng mở rộng khả năng của họ để tạo ra những kết quả mà họ thực sự mong muốn, nơi mà những mô hình tư duy mới và cởi mở được nuôi dưỡng, nơi những khát vọng chung được tạo lập tự do và mọi người không ngừng học tập để cùng nhau đạt tới mục tiêu chung”.
Learning orgnaization (Tổ chức học tập) là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho việc học tập của nhân viên, nhằm mục đích giúp doanh nghiệp có thể tự biến đổi liên tục.
Tiếp sau Senge, rất nhiều tác giả đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về tổ chức biết học trên cơ sở các góc nhìn cụ thể. Chẳng hạn như, năm 1999, Marquardt và Kearsley trên quan điểm công nghệ đã cho rằng, tổ chức biết học có sức mạnh trong việc thu thập, lưu giữ và chuyển giao tri thức và nhờ đó đạt thành công liên tục; nó tăng cường khả năng cho các thành viên của nó để học tập ngay khi làm việc; một thành tố quan trọng nhất là tận dụng công nghệ để tối ưu cả việc học tập và năng suất lao động.
Còn Garvin định nghĩa “một tổ chức có khả năng sáng tạo, tiếp thu, chuyển giao, ứng dụng tri thức và điều chỉnh hành vi của nó để phản ánh tri thức và những hiểu biết mới là một tổ chức biết học”.
Có một số nghiên cứu khác nhau về khái niệm “tổ chức học tập” (learning forgnaization), chủ yếu nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả quản lí, góp phần xây dựng văn hoá tổ chức, chẳng hạn như các nghiên cứu của các tác giả Senge P. M. và cộng sự (1996) , Senge, P. M. (2006) , Rothwell, W. J. (2002) , Manbu E masaki Sato (2015)
Argyris và Schon (1978) xác định tổ chức học tập là quá trình " phát hiện và sửa chữa sai sót " [11]. Theo quan điểm của hai tác giả này , việc học của tổ chức chỉ thông qua các cá nhân.
Còn Peter Senge (1990) định nghĩa một tổ chức học tập là một nơi trong đó "mọi người đang liên tục học cách để tìm hiểu nhau" [15]. Senge, Kleiner, Roberts, Ross và Smith (1996) xem một tổ chức học tập như là một nơi mà mọi người liên tục mở rộng khả năng của họ để tạo ra các kết quả mà họ thực sự mong muốn, liên tục mở rộng khả năng trong việc tạo ra tương lai của tổ chức [16].
Ở Việt Nam:
Đã có một số nghiên cứu của các tác giả Việt Nam như Nguyễn Vũ Bích Hiền và cộng sự (2017), Nguyễn Thị Hoàng Anh (2010) ,...
Còn hai tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, tổ chức như một nhóm có cấu trúc nhất định những con người cung hoạt động vì một mục đích chung nào đó, mà để đạt được mục đích đó, một con người riêng lẻ không thể nào đạt đến.
Về bản chất, đó là một chất lượng mới, một chỉnh thể có sức mạnh lớn hơn sức mạnh của những cá nhân tạo nên nó cộng lại.[2]
Theo Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Tổ chức học tập được xem như một mô hình triết lí về hoạt động tổ chức, trong đó mọi thành viên lôi cuốn vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề làm cho tổ chức có khả năng thực nghiệm cách làm mới để biến đổi cải tiến và phát triển liên tục nhằm đẩy nhanh khả năng tăng trưởng của tổ chức có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt đẹp nhất” [2].
Các lý luận về tổ chức học tập đã nhấn mạnh đến việc học tập của mọi thành viên trong tổ chức và ý nghĩa của việc học tập đối với mỗi cá nhân và với cả tổ chức.
Có thể thấy, các định nghĩa này tuy chưa đầy đủ, có thể khác nhau theo từng quan điểm nhưng điểm chung là đã khái quát được những khía cạnh nổi bật nhất làm nên một tổ chức học tập. Như vậy, có thể hiểu, tổ chức học tập là một tổ chức thông qua việc học tập của các cá nhân, nhóm và mọi cấp độ trong hệ thống để liên tục thay đổi, chuyển hóa, mở rộng khả năng phát triển trong tương lai. Các thành viên trong tổ chức chủ động tìm kiếm và làm chủ thay đổi; tạo ra, tiếp thu và chuyển giao kiến thức, từ đó mở rộng khả năng của bản thân và mở rộng khả năng của tổ chức để đạt được mục tiêu mong muốn. Tổ chức nhờ vậy có khả năng thích nghi, giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh và có sức cạnh tranh trong môi trường thay đổi.
Có thể hiểu khái quát thêm về Tổ chức học tập là một quá trình trong đó tiến trình học tập được thực hiện bởi hệ thống tổ chức với cùng định hướng chung, luôn có sự kết hợp giữa học tập và công việc, nhanh chóng thích ứng khi môi trường thay đổi. Học tập, tổ chức, con người, kiến thức, công nghệ luôn được phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau.
Tóm lại, dù diễn đạt, nhìn nhận qua nhiều cách khác nhau nhưng các tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất rằng tổ chức học tập là những tổ chức phát triển được khả năng học tập, thích nghi và thay đổi không ngừng. Với những thuộc tính này, tổ chức học tập được coi như một bộ phận của văn hóa tổ chức chứ không phải là một loại hình tổ chức được phân biệt theo cấu trúc hay lĩnh vực hoạt động. Triết lý mà tổ chức biết học mang theo nó khác về căn bản với các tổ chức truyền thống. Sự khác biệt thể hiện như sau:
Bảng 1.1. So sánh sự khác biệt giữa tổ chức truyền thống và tổ chức học tập
Nội dung sự khác
biệt Tổ chức truyền thống Tổ chức học tập Thái độ đối với sự
thay đổi
Nếu công việc đang vận hành bình thường, đừng thay đổi nó.
Nếu bạn không thay đổi, công việc sẽ không thể vận hành bình thường lâu dài.
Thái độ đối với những ý tưởng mới
Nếu ý tưởng mới không thể thực hiện được ở đây thì hãy loại bỏ nó
Nếu ý tưởng mới đã được thực hiện hoặc đã được tái tạo lại, hãy loại bỏ nó (để sáng tạo ý tưởng khác)
Nội dung sự khác
biệt Tổ chức truyền thống Tổ chức học tập Ai có trách nhiệm
với việc đổi mới
Bộ phận chức năng truyền thống trong tổ chức như Nghiên cứu và triển khai
Tất cả thành viên của tổ chức
Nhiệm vụ của người quản lý
Kiểm soát/Giám sát cấp dưới Hỗ trợ, hướng dẫn giúp cấp dưới có thể hoàn thành công việc của họ