Sự lãnh đạo hướng đến thay đổi

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 36 - 38)

8. Kết cấu luận văn

1.5.1. Sự lãnh đạo hướng đến thay đổi

Để xây dựng tổ chức biết hỏi, vai trò quan trọng nhất thuộc về người lãnh đạo. Senge (2000) cho rằng, mọi người có thể học bởi vì người lãnh đạo trong tổ chức biết học hỏi vừa là người thiết kế, vừa là giáo viên, vừa là người quản lí sẽ dẫn dắt mọi người trong tổ chức [17].

Lãnh đạo là phương tiện duy nhất mà nhờ đó một tổ chức sẽ biến đổi thành một

Lãnh đạo Chiến lược phát lộ Cấu trúc chiều ngang Văn hóa mạnh Chia sẻ thông tin Thành viên được ủy quyền Tổ chức biết học hỏi

“tổ chức biết học hỏi”. Quan điểm truyền thống cho rằng người lãnh đạo là người đặt ra mục tiêu, người ra quyết định và người chỉ huy. Đối với “tổ chức biết học hỏi” người lãnh đạo phải là người thiết kế, người giáo viên, người phục vụ. Người lãnh đạo phải có khả năng xây dựng tầm nhìn/ quan điểm được chia sẻ, phải biết giúp người khác nhìn thấy toàn bộ hệ thống, biết cách làm việc cùng với mọi người, biết thiết kế cấu trúc tổ chức theo chiều ngang, biết khởi xướng sự biến đổi, biết phát huy năng lực của mỗi thành viên hướng tới tương lai.

Bản thân người lãnh đạo “là những người tạo ra giao tiếp cởi mở và thẳng thắn trong toàn tổ chức về tương lai cụ thể của tổ chức mong muốn hướng tới” và phải “chứng tỏ một cam kết cá nhân để trở thành người học suốt đời” (Grill) [13].

Người lãnh đạo được coi là người xây dựng nên tổ chức học tập, trước hết phải tạo quá trình tương tác giữa người lãnh đạo và dưới quyền, nơi quá trình học tập diễn ra. Người lãnh đạo thách thức mọi người bằng yêu cầu thực thi công việc với tri thức mới, cách thức mới hiệu quả hơn trong quá trình lao động sáng tạo. Ngược lại, giáo viên, nhân viên phải học tập đáp ứng yêu cầu công việc với tri thức mới hiệu quả hơn trong quá trình sáng tạo. Lãnh đạo đổi mới cũng có vai trò tạo động lực cho việc hình thành và phát triển một nhà trường học tập. Thông qua lãnh đạo có tư tưởng thay đổi tích cực, nhà trường sẽ trở thành “tổ chức học tập”. Bên cạnh đó Người lãnh đạo còn tạo cấu trúc của tổ chức và tạo điều kiện cho mọi người học tập, trưởng thành và phát triển.

Trong một nhà trường học tập, người lãnh đạo phải là người có khả năng giúp người khác nhìn thấy toàn bộ hệ thống, chia sẻ tầm nhìn, quan điểm và biết cách làm việc cùng với mọi người, biết thiết kế cấu trúc nhà trường theo chiều ngang, biết khởi xướng sự biến đổi, biết phát huy năng lực của mỗi thành viên để hướng tới tương lai. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần tạo các điều kiện để các cá nhân được học tập, đưa ra các chế độ, chính sách, quy định các nguyên tắc học tập, làm việc, xây dựng các điều kiện học tập mà trước hết là trang bị các cơ sở vật chất, tạo thuận lợi cho việc nâng cao tay nghề của đội ngũ.

Học - học nữa - học mãi và học ở mọi nơi là điều mà lãnh đạo trường cần phải luôn tâm niệm nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi để xây dựng tổ chức học tập. Thông qua việc không ngừng học hỏi, người lãnh đạo sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để theo kịp những thay đổi của thời đại, theo kịp sự đổi mới không ngừng mà giáo dục Việt Nam cũng như thế giới đã và đang thực hiện. Hơn nữa, việc này còn tạo động lực thúc đẩy mỗi giáo viên, nhân viên của nhà trường trong việc học và tự học của bản thân họ.

Để trở thành một người lãnh đạo được giáo viên, nhân viên và học sinh nể phục không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn luyện. Phải chứng tỏ cho mọi người thấy rằng bạn không chỉ là một lãnh đạo có đủ năng lực mà bạn còn là một nhà lãnh đạo biết cách thu phục được lòng người thông

qua sự thay đổi không ngừng, hướng đến những điều tích cực nhất cho tổ chức. Lãnh đạo hướng đến sự thay đổi phải hội tụ các yếu tố sau:

Phải chia sẻ tầm nhìn chung với giáo viên, nhân viên:

Người lãnh đạo phải chia sẻ một tầm nhìn chung về những kết quả hy vọng sẽ đạt được thông qua học tập tại nơi làm việc. Đồng thời, phải truyền cảm hứng để giáo viên, nhân viên tin tưởng và sẵn sàng vượt qua những khó khăn để tham gia vào việc học tại nơi làm việc. Ngoài ra, nhân viên cần được khuyến khích bằng những lợi ích cụ thể để học tập.

Tạo động lực làm việc

Để làm được điều này cần có sự cổ vũ, động viên, công nhận sự thành công khi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh có sự nỗ lực để hoàn thành công việc, luôn nâng cao tinh thần làm việc theo nhóm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh để kết hợp những ý tưởng hay, hợp lí hơn cho công việc chung. Nhà trường, gia đình, xã hội luôn được coi là “tam giác giáo dục” quan trọng đối với mỗi học sinh. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa ba lực lượng này trong việc giáo dục học sinh là hết sức mật thiết với nhau.

Tóm lại: Người quản lý nhà trường (Hiệu trưởng) ngày nay phải là người không ngừng học tập, rèn luyện tu dưỡng, phải dành thời gian và công sức xây dựng tập thể đoàn kết, tin tưởng, gắn bó, xây dựng được bầu không khí hợp tác, khuyến khích hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Trong quản lý phải làm cho cán bộ giáo viên tin tưởng bằng sự trong sáng, công khai minh bạch, công tâm, khách quan, bao dung, khen chê đúng người, đúng việc…Điều đó chính là người hiệu trưởng đang nuôi dưỡng, vun trồng văn hoá nhà trường lành mạnh và nó có ảnh hưởng mạnh mẽ, tích cực đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Và từ đội ngũ đó có sức lan tỏa rộng khắp đến tinh thần, thái độ của học sinh, thúc đẩy xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)