8. Kết cấu luận văn
1.5.5. Nền tảng văn hóa tích cực
Có thể khẳng định, văn hóa là nền tảng của tổ chức học tập. Văn hóa của tổ chức học tập phải mạnh mẽ trong 3 khía cạnh:
+ Cái toàn thể phải quan trọng hơn cái bộ phận, ranh giới giữa các bộ phận phải được giảm thiểu đến mức thấp nhất;
+ Văn hóa tổ chức là bình đẳng đối với mọi thành viên; + Các giá trị văn hóa phải được cải thiện và thích nghi.
Để xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi thì cần tạo ra bầu không khí dân chủ, con người được coi trọng, được ghi nhận trong công việc. Môi trường làm việc văn hóa là yếu tố quyết định những thành công của nhà trường, kích thích cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh gia nhiệt tình vào công việc chung. Xây dựng môi trường văn hóa chính là xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, từ đó tạo bầu không khí cởi mở, bình đẳng, dân chủ giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh hứng khởi và nâng cao hiệu quả dạy và học.
Trường học là nơi làm việc, học tập của nhiều người có tính cách khác nhau, nên cần tạo sự hòa đồng; giữ hòa khí, làm việc học tập hăng say, nhiệt tình, xây dựng tinh thần đoàn kết trong nhà trường, do đó phải xây dựng văn hóa ứng xử, đây là một việc làm cần thiết, bởi đây là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu giáo dục mang tính bảo tồn văn hóa dân tộc cũng như nội dung giáo dục văn hóa trong nhà trường; đảm bảo cho việc tạo dựng một môi trường giáo dục có văn hóa mà ở đó “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy và trò ra trò” và các hoạt động giáo dục có tính định hướng văn hóa.
Xây dựng các chuẩn mực văn hóa giao tiếp ứng xử trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, tiếp sau là mối quan hệ ứng xử của con người đối với thế giới xung quanh một cách có văn hóa. Giáo dục văn hóa nhà trường cho học sinh cần được đặt trong một môi trường giáo dục văn hóa với các hoạt động giáo dục có ý nghĩa, mang tính định hướng.