8. Kết cấu luận văn
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Đánh giá chung
a. Những mặt tích cực
Về mặt nhận thức: đại đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên đều đã có sự hiểu biết và quan tâm đến công tác xây dựng tổ chức học tập, luôn có sự ủng hộ chủ trương với công việc này.
Về thực trạng hiện diện và hiệu quả các đặc trưng của tổ chức học tập: nhìn chung các đặc trưng đã có sự hiện diện và hiệu quả ở mức độ cao.
Về thực trạng công tác quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập: các trường đã có nhiều phần việc, nhiều cách làm để cụ thể hóa các đặc trưng cơ bản của tổ chức học tập vào tập thể sư phạm, thúc đẩy tiến trình đưa TTSP thành tổ chức học tập. Trong nhà trường đã có sự hiện diện của các dấu hiệu của tổ chức học tập, đây là tiền đề và khích lệ lớn để lãnh đạo trường tiếp tục hành trình đưa tập thể sư phạm thành tổ chức học tập.
Về thực trạng các điều kiện hình thành tổ chức học tập: đã có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với việc chuẩn bị các điều kiện để hình thành nên tổ chức học tập.
b. Những mặt hạn chế
Vẫn còn một bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa hiểu đúng khái niệm, nội hàm và chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập.
cốt lõi của nhà trường còn hạn chế. Nhà trường đã chia sẻ sứ mạng, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi lên các trang thông tin của nhà trường, nhưng là chưa đủ để mọi người đều có thể biết một cách rõ ràng.
Mặc dù đã có sự hình thành các tổ, đội nhóm, tuy nhiên ý thức học tập nhóm, làm việc nhóm chưa cao. Sự phối hợp giữa các ban, tổ, đoàn thể trong nhà trường chưa đồng bộ và nhịp nhàng.
Nhà trường chưa làm tốt công tác xây dựng cơ chế để đề cao và giao quyền tự chủ cho từng thành viên, giúp họ tự do kiến tạo những điều mới, có ích cho đơn vị, do đó ý thức làm chủ bản thân của các thành viên trong nhà trường còn mờ nhạt.
Việc xây dựng khuôn mẫu tinh thần học tập trong tập thể sư phạm chưa được khuyến khích, thử thách về học tập chưa được đặt ra để đội ngũ có sự nỗ lực, tự giác tìm kiếm cơ hội học tập, phát triển bản thân và đóng góp cho tổ chức.
Nhà trường cũng chưa có kế hoạch rõ ràng để đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của nhà trường hiện tại và tương lai một cách bền vững.
Công tác lãnh đạo vẫn còn mang tính mệnh lệnh, hành chính, chưa tạo ra bầu không khí thực sự dân chủ toàn diện, vẫn còn rào cản trong việc thông tin hai chiều giữa lãnh đạo nhà trường với cấp dưới, do đó vẫn hạn chế nguồn thông tin từ dưới lên để giúp lãnh đạo ra quyết định đúng đắn hơn.
Lãnh đạo nhà trường chưa thể hiện đầy đủ vai trò tiên phong của mình trong vấn đề tìm kiếm cơ hội học tập cho cá nhân và tập thể, chưa dẫn dắt, lĩnh xướng phong trào học tập, xây dựng và phát triển các tổ, đội nhóm học tập trong nhà trường.
Công tác phân cấp, ủy quyền cho các thành viên trong nhà trường còn mờ nhạt, do đó CBGV-NV còn rụt rè trong việc trải nghiệm với những ý tường mới, chưa dám chấp nhận mạo hiểm để đổi mới, chưa dám chấp nhận những thất bại bước đầu để có cách làm mới hay hơn, khoa học và hiệu quả hơn.
Nhà trường chưa xây dựng cơ chế đánh giá, khen thưởng xứng đáng để động viên CBGV-NV trải nghiệm mới.