Thực trạng công tác quản lý xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 57 - 69)

8. Kết cấu luận văn

2.3.3. Thực trạng công tác quản lý xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học

học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang.

a. Thực trạng công tác tổ chức chia sẻ quan điểm tầm nhìn của nhà trường đến toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Để hiểu được thực trạng công tác tổ chức tổ chức chia sẻ quan điểm tầm nhìn của nhà trường đến toàn bộ GV-NV&HS nhà trường diễn ra như thế nào, tác giả đã tiến hành khảo sát cán bộ, giáo viên, nhân viên, kết quả được thể hiện qua bảng 2.8 dưới đây.

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng công tác tổ chức chia sẻ quan điểm tầm nhìn

Tổ chức chia sẻ quan điểm tầm nhìn của nhà trường đến toàn bộ GV-NV&HS

Mức độ thường

xuyên Mức độ hiệu quả

X Thứ bậc X Thứ bậc Lãnh đạo sử dụng các kênh truyền

thông để chuyển tải sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển nhà trường

3,79 1 3,77 1

Lãnh đạo luôn thể hiện sự cam kết trực tiếp trước tập thể sư phạm về những vấn đề quan trọng của nhà trường

3,72 2 3,74 2

Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân trong tập thể sư phạm xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển nhà trường và công khai các kế hoạch thực hiện, kết quả thực hiện.

3,48 3 3,54 3

Qua bảng kết quả khảo sát, nhận thấy: nhà trường đã chú trọng đến công tác tổ chức chia sẻ quan điểm tầm nhìn của nhà trường đến toàn bộ GV-NV&HS, với điểm trung bình ở mức độ hiện diện là 3,66, mức độ hiệu quả là 3,68 cho thấy đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên đều đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo trường trong việc thực hiện các biện pháp tuyên truyền đến đội ngũ về những mục tiêu, chiến lược tương lai của đơn vị, trong đó việc sử dụng các kênh truyền thông để chuyển tải sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển nhà trường đến với từng thành viên được đánh giá cao nhất với 78,7%(phụ lục 2 kèm theo) người được khảo sát đồng ý hiện diện thường xuyên và 62,3% (phụ lục 2 kèm theo) người được khảo sát đồng ý cho rằng công tác này rất hiệu quả. Thông qua việc sử dụng các kênh và phương tiện thông tin như website, gmail…, hội nghị, hội thảo…nhà trường đã chuyển tải, thông tin và quán triệt đến đơn vị những mục tiêu, quan điểm, tầm nhìn của nhà trường, và cũng giúp cho các thành viên trong nhà trường dễ dàng cập nhật, tìm hiểu để nắm bắt, qua đó nhận thức được trách nhiệm và sứ mệnh cá nhân

Tuy nhiên, công tác chỉ đạo các bộ phận, cá nhân trong tập thể sư phạm xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển nhà trường và công khai các kế hoạch thực hiện, kết quả thực hiện không được đánh giá cao với điểm trung bình thấp nhất (3,48 ở mức độ hiện diện, 3,54 ở mức độ hiệu quả), trong đó có 16,4% cho rằng công tác này của nhà trường ít khi thực hiện thường xuyên và có 13,1% cho rằng hiệu quả của công tác này còn thấp, qua đó nhận thấy hạn chế, tồn tại của việc triển khai thực hiện các sứ mệnh, quan điểm và tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường cũng như công tác theo dõi, chỉ đạo của Ban giám hiệu chưa sâu sát. Điều này đặt ra yêu cầu mới cho công tác tổ chức quản lý việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị phải khoa học, sâu sát, có kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm.

b. Thực trạng công tác tổ chức hình thành và phát triển các tổ, đội, nhóm học tập và làm việc cùng nhau.

Như lý luận của Chương 1 đã chỉ ra, học tập và làm việc nhóm sẽ làm tăng cơ hội lĩnh hội tri thức và những điều hay, mới có ích cho cá nhân và nhà trường. Để nắm được thực trang công tác công tác tổ chức hình thành và phát triển các tổ, đội, nhóm học tập và làm việc cùng nhau trong tập thể sư phạm diễn ra như thế nào, bảng kết quả 2.9 sẽ giúp nhận ra rõ hơn vấn đề này.

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng công tác tổ chức hình thành và phát triển các tổ, đội, nhóm học tập và làm việc cùng nhau

Tổ chức hình thành và phát triển các tổ, đội, nhóm học tập và làm việc cùng

nhau

Mức độ thường

xuyên Mức độ hiệu quả X Thứ bậc X Thứ bậc Nhà trường có sự chuẩn bị, tạo điều

kiện về không gian, thời gian, con người để từng thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường được học tập và làm việc nhóm.

3,62 2 3,67 2

Thành lập các tổ, đội nhóm làm việc chuyên trách theo các nhiệm vụ của nhà trường

3,87 1 3,90 1

Lãnh đạo nhà trường tổ chức quản lý, theo dõi, kiểm tra và thúc đẩy quá trình học tập, làm việc nhóm của giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm nhà trường.

3,54 3 3,61 3

3,68 3,73

Kết quả khảo sát cho thấy:

Nhà trường đã có sự nỗ lực cao trong việc tổ chức hình thành và phát triển các tổ, đội, nhóm học tập và làm việc cùng nhau, trong đó việc “thành lập các tổ, đội nhóm làm việc chuyên trách theo các nhiệm vụ của nhà trường” được đánh giá cao nhất ở cả hai mức độ hiện diện và hiệu quả với điêm trung bình 3,87 và 3,9, điều đó chứng minh nhà trường đã có sự đầu tư, coi trọng công tác làm việc chung để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.

Tuy nhiên, một số ý kiến đánh giá cho rằng vẫn còn hạn chế trong việc thực hiện, cụ thể:

+ Việc nhà trường có sự chuẩn bị, tạo điều kiện về không gian, thời gian, con người để từng thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường được học tập và làm việc nhóm vẫn còn ít khi hiện diện (6,6%) và ít hiệu quả (8,2%).(phụ lục 2 kèm theo)

+ Lãnh đạo nhà trường tổ chức quản lý, theo dõi, kiểm tra và thúc đẩy quá trình học tập, làm việc nhóm của giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm nhà trường vẫn còn ít khi hiện diện (11,5%) và ít hiệu quả (8,2%).(phụ lục 2 kèm theo)

Những số liệu đã chỉ ra thực tế: nhà trường vẫn chưa làm tốt công tác xây dựng cơ chế, nền tảng, điều kiện để đội ngũ được học tập và làm việc nhóm một cách đầy đủ nhất, mặc khác công tác kiểm tra rút kinh nghiệm quá trình học tập của đội ngũ vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc và chất lượng.

Hạn chế trên đòi hỏi nhà trường cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức và đẩy mạnh các điều kiện thuận lợi cho công tác học tập, làm việc nhóm trong đơn vị.

c. Thực trạng công tác tổ chức xây dựng ý thức làm chủ của thành viên trong

TTSP.

Để đạt được mục tiêu phát triển của nhà trường, từng cá nhân phải sẵn sàng học tập và làm chủ quá trình học tập của bản thân.

Khảo sát ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên về thực trạng công tác tổ chức xây dựng ý thức làm chủ của thành viên trong TTSP, kết quả như bảng 2.10 dưới đây:

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng công tác tổ chức xây dựng ý thức làm chủ của thành viên trong TTSP.

Công tác tổ chức xây dựng ý thức làm chủ

Mức độ thường

xuyên Mức độ hiệu quả

X Thứ bậc X Thứ bậc Lãnh đạo nhà trường luôn tổ chức triển

khai và giao quyền để giáo viên, nhân viên nắm rõ và có kế hoạch thực hiện.

3,46 3 3,51 3

Chỉ đạo các cá nhân trong tập thể sư phạm nhà trường luôn tự giác, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công việc được giao

3,79 1 3,82 1

Quản lý, thúc đẩy việc tự học hỏi, tự tìm kiếm cơ hội học tập của giáo viên, nhân viên

3,77 2 3,72 2

3,67 3,68

Kết quả khảo sát cho thấy:

Đa số ý kiến được khảo sát đều cho rằng nhà trường đã có sự quan tâm đến công tác tổ chức xây dựng ý thức làm chủ trong đơn vị, trong đó công tác “chỉ đạo các cá nhân trong tập thể sư phạm nhà trường luôn tự giác, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công việc được giao” và công tác “quản lý, thúc đẩy việc tự học hỏi, tự tìm kiếm cơ hội học tập của giáo viên, nhân viên” được đánh giá cao nhất ở cả sự hiện diện thường xuyên và rất hiệu quả từ 72,1% đến 82,0% (phụ lục 2 kèm theo), điều đó nói lên rằng lãnh đạo đơn vị đã tổ chức tốt công tác tự học, tự làm việc của giáo viên, nhân viên một cách chủ động, khoa học, mang lại hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá thấp về việc “lãnh đạo nhà trường luôn tổ chức triển khai và giao quyền để giáo viên, nhân viên nắm rõ và có kế hoạch thực hiện”, cụ thể: với 14,8% cho rằng mức độ hiện diện ít và 16,4% cho rằng mức độ hiệu quả ít thì cũng phản ánh thực tế về việc lãnh đạo nhà trường vẫn chưa tin tưởng cao vào đội ngũ, nên chưa có sự giao quyền tự chủ để từng thành viên tự thực hiện nhằm

đạt mục tiêu chung của đơn vị.

Từ đó, qua trao đổi, nhiều ý kiến cho rằng nhà trường nên tăng cường tuyên truyền cho từng thành viên hiểu nhiệm vụ và mạnh dạn giao quyền, giao việc cho đội ngũ.

d. Thực trạng công tác quản lý xây dựng khuôn mẫu tinh thần trong tập thể sư phạm.

Xây dựng khuôn mẫu tinh thần trong tập thể sư phạm là một đặc trưng quan trọng của tổ chức học tâp, do đó để nắm bắt vấn đề này được nhà trường thực hiện như thế nào, bảng kết quả khảo sát 2.11 dưới đây sẽ cho kết quả cụ thể:

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý xây dựng khuôn mẫu tinh thần trong tập thể sư phạm

Công tác quản lý xây dựng khuôn mẫu tinh thần

Mức độ thường

xuyên Mức độ hiệu quả

X Thứ bậc X Thứ bậc Tổ chức hình thành hệ giá trị “tôn trọng và

thúc đẩy cá nhân không ngừng học tập” 3,49 4 3,56 3 Tổ chức và quản lý việc hỗ trợ học tập lẫn

nhau trong TTSP 3,31 5 3,41 4

Tổ chức xây dựng môi trường và cơ chế đề

cao sự sáng tạo của GV-NV trong TTSP 3,75 3 3,56 3 Quản lý xây dựng mối quan hệ giao tiếp cởi

mở, nhân văn và tôn trọng. 3,79 2 3,80 2 Xây dựng quy chế, quy định để hình thành kỷ

luật lao động 3,82 1 3,87 1

3,63 3,64 Kết quả khảo sát nhận thấy:

Nhìn chung, việc quản lý xây dựng khuôn mẫu tinh thần vẫn được nhà trường thực hiện và được đội ngũ đánh giá cao, trong đó tiêu biểu cho những ưu điểm trong công tác này là việc “quản lý xây dựng mối quan hệ giao tiếp cởi mở, nhân văn và tôn trọng” với mức độ thường xuyên chiếm 78,7%, mức độ hiệu quả chiếm 80,3%; “xây dựng quy chế, quy định để hình thành kỷ luật lao động” với mức độ thường xuyên chiếm 82,0%, mức độ hiệu quả chiếm 86,9%, như vậy, về cơ bản nhà trường đã làm rất tốt việc xây dựng bầy không khí thân thiện, cởi mở và tôn trọng nhau trong tập thể sư phạm, bên cạnh đó cũng đã xây dựng thiết chế, kỉ luật trong lao động để làm khuôn mẫu, hệ điều hành đối với công việc chung.

Tuy nhiên cũng còn những việc nhà trường chưa làm tốt, cụ thể:

+ Có đến 18% người được khảo sát cho rằng việc “tổ chức và quản lý việchỗ trợ học tập lẫn nhau trong TTSP” ít khi diễn ra và tổ chức ít hiệu quả (13,1%) (phụ lục 2 kèm theo)

trọng và thúc đẩy cá nhân không ngừng học tập” ít khi diễn ra và tổ chức ít hiệu quả (8,2%) (phụ lục 2 kèm theo).

Hơn nữa chưa có sự thống nhất trong kết quả khảo sát giữa mức độ hiện diện và hiệu quả của việc tổ chức xây dựng môi trường và cơ chế đề cao sự sáng tạo của GV- NV trong TTSP, nếu như ở mức độ thường xuyên không có ý kiến nào đánh giá mức độ ít khi hiện diện, thì lại có 9,8% đánh giá ít hiệu quả, sở dĩ có sự không thống nhất kết quả là do mặc dù có thực hiện thường xuyên nhưng cách thức tổ chức thực hiện chưa khoa học nên hiệu quả thấp hơn.

Như vậy, nhà trường cần chú trọng tăng cường công tác quản lý, xây dựng các hệ giá trị tinh thần làm khuôn mẫu cho từng thành viên trong tập thể sư phạm, nhất là khắc phục những điểm yếu về môi trường học tập, cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy học tập không ngừng trong đội ngũ.

e. Thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao tư duy hệ thống cho thành viên của TTSP.

Tư duy hệ thống là tiền đề để xây dựng tập thể phát triển bền vững, tạo điều kiện để phát huy khả năng sáng tạo của cá nhân. Đề hiểu thêm về thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao tư duy hệ thống cho thành viên của TTSP, tác giả tiến hành khảo sát đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên và kết quả như bảng 2.12 dưới đây

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng bồi dưỡng nâng cao tư duy hệ thống cho thành viên của TTSP.

Công tác bồi dưỡng nâng cao tư duy hệ thống cho thành viên của TTSP.

Mức độ thường

xuyên Mức độ hiệu quả X Thứ bậc X Thứ bậc Nhà trường tổ chức triển khai để mỗi

thành viên ý thức được vai trò, vị trí và nhiệm vụ của bản thân trong bức tranh tổng quát của nhà trường

3,90 1 3,89 1

Lãnh đạo nhà trường làm cầu nối liên kết giữa hoạt động cá nhân với sự vận hành của toàn đơn vị

3,80 2 3,77 2

Nhà trường tổ chức triển khai đánh giá, nhận xét giáo viên, nhân viên theo hướng tích cực, thúc đẩy sự tiến bộ

3,56 3 3,61 3

Nhà trường xây dựng cơ chế khuyến khích những ý tưởng mới và tạo môi trường thuận lợi để những ý tưởng mới đi vào thực tế công việc.

3,49 4 3,44 4

Kết quả khảo sát cho thấy rằng:

Nhà trường làm rât tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên trong việc xác định được vai trò, vị trí và nhiệm vụ của bản thân, hơn nữa nhà trường cũng làm hiệu quả vai trò cầu nối giữa hoạt động cá nhân với sự vận hành của toàn đơn vị, với tỉ lệ từ 77% đến 90,2% đã khẳng định ưu điểm nhà trường đã tạo ra.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, số liệu cũng chỉ ra nhà trường chưa làm tốt công tác đánh giá, nhận xét giáo viên, vẫn có 9,8% ít hiện diện và 11,5% ít hiệu quả cho thấy rằng trong đánh giám nhận xét giáo viên, nhân viên thì nhà trường vẫn chưa khích lệ, vẫn còn tình trạng đánh giá con người hơn đánh giá sự việc, vẫn còn xoáy vào đánh giá cá nhân hơn là tìm hiêu nguyên nhân lỗi do hệ thống, do đó phương pháp đánh giá chưa tạo sự khích lệ cần thiết cho các thành viên nhà trường.

Hơn nữa, 11,5% mức độ ít hiện diện và 13,1% mức độ ít hiệu quả, cán bộ, giáo viên, nhân viên cho rằng nhà trường chưa làm tốt công tác xây dựng cơ chế khuyến khích những ý tưởng mới và tạo môi trường thuận lợi để những ý tưởng mới đi vào thực tế, vẫn còn tình trạng làm việc rập khuôn, thiếu sáng tạo và bị động, các ý tưởng công tác chủ yếu do lãnh đạo đưa ra mà ít thấy từ cấp dưới, do đó hạn chế rất nhiều sáng kiến trong công việc.

Từ thực tế trên, nhà trường cần tăng cường tuyên truyền nhận thức và cỗ vũ sự sáng tạo đến từ đội ngũ, có hình thức đánh giá, khen thưởng công tâm để khích lệ cá nhân sáng tạo.

2.3.4.Thực trạng các điều kiện quản lý xây dựng tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang.

a. Lãnh đạo hướng đến sự thay đổi trong tập thể sư phạm tại các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.

Để nắm bắt thêm về yếu tố lãnh đạo, tác giả đã khảo sát đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên và kết quả được nêu trong bảng 2.13.

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng lãnh đạo hướng đến thay đổi trong tập thể

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)