Quan điểm tầm nhìn được chia sẻ ở tập thể sư phạm

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 29 - 30)

8. Kết cấu luận văn

1.3.1. Quan điểm tầm nhìn được chia sẻ ở tập thể sư phạm

Chia sẻ thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một tổ chức học hỏi và nó đòi hỏi có sự thông suốt thông tin giữa các thành viên tổ chức. Các nhà lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp môi trường truyền tải thông tin. Việc tiếp cận thông tin và tạo môi trường thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong sự thành công của mọi tổ chức. Senge (1990) cũng khẳng định tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin đối với thành công của tổ chức.

Theo Senge (1990), tầm nhìn chia sẻ (Shared Vision) là xây dựng ý thức cam kết trong một nhóm, phát triển những hình ảnh chia sẻ về tương lai và các nguyên tắc, phương pháp để đạt được. Theo Senge (1990), để thực hiện thành công tầm nhìn cần phải thông qua truyền thông và thực hiện lặp đi lặp lại. Tầm nhìn cũng phải được chia sẻ ở mọi cấp độ trong tổ chức chứ không được áp đặt từ trên xuống dưới và cũng không được xem tầm nhìn là một yếu tố tĩnh mà nó có sự phát triển theo thời gian.

Sự phát triển của một tầm nhìn chung là quan trọng trong việc thúc đẩy các cá nhân học hỏi, vì nó tạo ra một bản sắc chung cung cấp sự tập trung và năng lượng cho việc học. Tầm nhìn thành công nhất xây dựng trên từng tầm nhìn của mỗi thành viên của tổ chức, do đó việc tạo ra một tầm nhìn chung có thể bị cản trở bởi các cấu trúc truyền thống nơi tầm nhìn của tổ chức được áp đặt từ trên cao. Do đó, các tổ chức học tập có xu hướng có cấu trúc tổ chức phẳng, phi tập trung.

Việc chia sẻ tầm nhìn xuất phát từ những người thực sự quan tâm đến công việc của họ, những người có một ý thức mạnh mẽ về tầm nhìn cá nhân và nhìn thấy tầm nhìn chung có thể bao gồm tầm nhìn cá nhân của tất cả mọi người. Thông qua chia sẻ tầm nhìn sẽ xây dựng ý thức tập thể, cùng cam kết hướng đến hình ảnh trong tương lai. Trong TCHT thì tổ chức luôn có chủ ý pha trộn khát vọng cá nhân với mục tiêu của tổ chức do đó các kiến thức được chia sẻ, các hoạt động của GV và HS được kết nối và thống nhất với nhau. Đặc biệt người quản lý, lãnh đạo biết cách chia sẻ quyền lực, trao quyền, chia sẻ tầm nhìn, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm trong nhà trường.

Thông qua cách thức chia sẻ về mục tiêu, khát vọng của tổ chức tới nhân viên giúp họ tìm thấy vai trò và giá trị của cá nhân họ trong tổ chức, từ đó xác định lý tưởng, mục tiêu và con đường để cá nhân họ hoạt động và học tập.

Bằng cách chia sẻ, truyền thông về mục tiêu, quan điểm/tầm nhìn chiến lược tới nhân viên, nhân viên sẽ tìm thấy ý nghĩa cho sự tồn tại của họ trong tổ chức, con đường để họ hoạt động và lý do để họ tiếp tục thúc đẩy việc học tập của bản thân. Đồng thời, có thể thấy, ẩn chứa đằng sau sự chia sẻ tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu này là kiểu lãnh đạo chia sẻ và cam kết cao của các nhà quản lý đối với nhân viên và toàn tổ chức. Kết quả là, môi trường hợp tác được tạo dựng trong toàn tổ chức và quay trở lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của cá nhân, nhóm, tổ chức. Phát triển những nguyên tắc của Senge về tính chất chia sẻ của tầm nhìn và mô hình tinh thần, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh thêm khía cạnh truyền thông mở trong tổ chức, truyền thông hai chiều giữa người quản lý và nhân viên để đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác và xem đây cũng là một đặc trưng quan trọng của tổ chức học tập.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)