8. Kết cấu luận văn
3.2.8. Xây dựng ý thức trách nhiệm lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức học tập tại các
trường THPT.
a. Mục đích của biện pháp
Ý thức trách nhiệm của lãnh đạo được xây dựng, vun đắp bồi dưỡng thường xuyên sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ, tích cực đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Và từ đội ngũ đó có sức lan tỏa rộng khắp đến tinh thần, thái độ của học sinh, thúc đẩy xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đây là cơ sở tiên quyết để tiến đến hình thành tổ chức học tập.
b. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện của biện pháp
Để nâng cao vai trò lãnh đạo của CBQL thì mỗi cá nhân cần làm những việc sau: - Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của CBQL
+ CBQL là cầu nối giữa quản lý cấp trên với tập thể GV-NV và HSSV trong nhà trường. CBQL là những người nắm được nguồn thông tin lớn. Do vậy cần thường xuyên cập nhật thông tin từ các cấp lãnh đạo, từ nội bộ nhà trường, từ cộng đồng xã hội và có cách xử lý nguồn thông tin hợp lý.
+ CBQL là người chịu trách nhiệm về hoạt động của nhà trường với các cấp quản lý, với XH và cộng đồng về mọi vấn đề của TC, của đơn vị mình như về trạng thái hoạt động, kết quả hoạt động cũng như mọi mặt đời sống của tập thể do mình quản lý. Khi xảy ra vấn đề gì, người CBQL là người chịu trách nhiệm chính. Là người cống hiến hết mình cho TC, đơn vị.
+ Là người đứng đầu tổ chức, đơn vị. Họ có tầm nhìn, xây dựng kế hoạch hoạt động để đưa tổ chức, đơn vị mình ngày càng phù hợp với mục tiêu, chiến lược chung.
Về phía Lãnh đạo:
Để xây dựng tổ chức học tập, trong điều kiện phát triển xã hội hiện nay, trước hết Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng về đạo đức văn hóa, đồng thời cần phải hướng tới những giá trị văn hóa có tính biểu tượng, thể hiện mục tiêu khát vọng mà tập thể nhà trường hướng tới.
Người lãnh đạo khởi xướng nên tầm nhìn và giúp các thành viên hiểu, chia sẻ tầm nhìn của tổ chức. Người lãnh đạo cần tạo các điều kiện để các cá nhân được học tập, đưa ra các chế độ, chính sách, quy định các nguyên tắc học tập, làm việc, xây dựng các điều kiện học tập mà trước hết là trang bị các cơ sở vật chất, cơ chế để tạo thuận lợi cho việc nâng cao tay nghề của đội ngũ. Bên cạnh đó, lãnh đạo còn là người tư vấn, chỉ dẫn việc học tập, phát triển chuyên môn cho giáo viên.
Để nâng cao trách nhiệm lãnh đạo thì tự cá nhân người lãnh đạo cần ý thức rõ về trách nhiệm của mình, trong đó tập trung vào vai trò, trách nhiệm, đạo đức, bản lĩnh, trình độ, tinh thần, thái độ làm việc và học tập, tầm nhìn, khả năng linh hoạt và sự nhân ái…..
Về phong cách lãnh đạo, không có phong cách lãnh đạo nào là tuyệt đối hiệu quả, và lãnh đạo không phải là công việc được thực hiện qua một công thức duy nhất, do đó không có mẫu số chung về phong cách lãnh đạo cho tất cả mọi người. Lãnh đạo nhà trường tùy điều kiện, môi trường thực tế để lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp.
Hiệu quả lãnh đạo chỉ thành công khi phong cách lãnh đạo “gặp gỡ” với sự sẵn sàng của cấp dưới. Phương thức lãnh đạo theo tình huống nhấn mạnh một thực tế là mức độ sẵn sàng của cấp dưới tăng sau khi hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Hiệu trưởng nên tạo điều kiện cho cấp dưới nâng cao khả năng sẵn sàng. Khi cấp độ sẵn sàng của cấp dưới tăng, Hiệu trưởng cũng cần thay đổi để bắt nhịp phù hợp.
Lãnh đạo cần chú trọng xây dựng nền tảng văn hóa tích cực trong nhà trường bằng các công việc:
+ Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể: Trong tập thể nhà trường, ngoài việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, cần quan tâm xây dựng và phát huy các truyền thống, các truyền thống này cần được thường xuyên củng cố, duy trì và phát huy thông qua các hoạt động phong trào, qua việc tổ chức giao lưu, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt là ngày Nhà giáo Việt Nam. Xây dựng Phòng truyền thống nhà trường, trong đó lưu giữ những hình ảnh, những kỷ vật, những thành tích nổi bật cùa nhà trường trong từng giai đoạn phát triển để mọi người cùng có sự tự hào và ý thức trách nhiệm xây dựng nhà trường phát triển.
+ Lãnh đạo phải luôn là người lãnh đạo gương mẫu, là tấm gương về đạo đức và sự tận tâm, tự học, có kiến thức, kĩ năng giao tiếp và hợp tác hiệu quả, có sáng kiến và sự thích ứng. Thông qua các hoạt động tương tác hàng ngày với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh và cộng đồng, các giá trị của văn hóa nhà trường được khẳng định và nuôi dưỡng thêm.
+ Lãnh đạo cần chia sẻ quyền lực cho cấp dưới, hướng dẫn, giúp đỡ họ thực hiện; tăng cường vai trò quản lí cho từng cá nhân, mỗi cá nhân phải tích cực chủ động trong công việc của mình và phối hợp tốt với đồng nghiệp.
+ Xây dựng bầu không khí tập thể dân chủ, cởi mở để mọi người thoải mái chia sẻ ý kiến của mình và tích cực trao đổi thông; lãnh đạo phổ biến và tạo điều kiện cho từng cá nhân bàn bạc để đi đến thống nhất cao những mục tiêu lớn, những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, tầm nhìn chiến lược, sứ mạng của nhà trường. Từ đó, mỗi thành viên đều thấy được sự tồn tại, vai trò của mình trong tập thể và như thế thông tin hai chiều giữa lãnh đạo và cấp dưới luôn kịp thời, chính xác, điều này cũng được xem
là một đặc trưng quan trọng của tổ chức biết học.
+ Phát huy tinh thần dân chủ trong TTSP nhà trường: Dân chủ trong việc xây dựng và quyết định những chủ trương, chính sách, kế hoạch của nhà trường. Mọi quyết sách của nhà trường phải đúng pháp luật, phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của tập thể và mang tính thuyết phục đối với mọi người. Với những chủ trương lớn, phải tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong TTSP, học sinh và phụ huynh. Những vấn đề thường ngày, tùy theo tính chất và quy mô ảnh hưởng mà tham khảo ý kiến các thành viên trước khi quyết định. Làm được như vậy, sẽ đạt được sự đồng thuận cao, tập hợp được đội ngũ và phát huy được sáng kiến của tập thể. Khi đó lãnh đạo nhà trường cũng sẽ có được nhiều thông tin phản hồi, kể cả những ý kiến phản biện để ra quyết định đúng, tăng thêm sức mạnh của chủ trương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ.
Xây dựng các mối quan hệ nhân ái trong tập thể: Trong nhà trường, các mối quan hệ được hình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đó là mối quan hệ giữa các Ban giám hiệu với giáo viên, nhân viên, quan hệ giữa các giáo viên, nhân viên với nhau, quan hệ giữa giáo viên, nhân viên, với học sinh, quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường với cha mẹ học sinh. Để xây dựng được khối đoàn kết thì các mối quan hệ này phải được hình thành và xây dựng trên cơ sở lòng nhân ái và tin cậy. Muốn vậy, trước hết các thành viên Ban giám hiệu phải thật sự tin tưởng, tôn trọng, khách quan, dân chủ và thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện giúp đỡ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, phải thật sự trở thành chỗ dựa cho họ về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trong cuộc sống. Mọi giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải luôn có ý thức chấp hành tốt sự phân công nhiệm vụ của cấp trên, thực hiện nhiệm vụ được phân công một cách nhiệt tình.
Trong quá trình hoạt động và giao lưu cùng nhau thì trong nhà trường khó tránh khỏi việc xảy ra những mâu thuẫn. Khi tập thể nhà trường có những biểu hiện của sự mâu thuẫn, Hiệu trưởng cần phải quan tâm xử lý ngay, cần tìm ra nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và phải chủ động, tích cực giải quyết một cách triệt để. Tùy vào mức độ và phạm vi mâu thuẫn, Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chức, tập thể để giải quyết với mục đích làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn