Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và Giáo dục đào tạo Tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 45 - 46)

8. Kết cấu luận văn

2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và Giáo dục đào tạo Tỉnh Quảng Nam

và huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Đặc điểm của các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và sự cần thiết xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập

2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và Giáo dục đào tạo Tỉnh Quảng Nam. Nam.

Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Diện tích tự nhiên hơn 10.408 km2 với 18 đơn vị hành chính cấp huyện với dân số gần 1,5 triệu người có 93,6% là dân tộc kinh, gần 6,4% dân số là các dân tộc ít người (trong đó chủ yếu là dân tộc Cơ-Tu, Xơ đăng, Mnông, Co, Gié-Triêng,..); dân số thành thị chiếm 17,51%; dân số 15 tuổi trở lên hơn 1,09 triệu người chiếm tỷ lệ 72,94% trong tổng dân số.

Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, cùng với thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam đã có bước phát triển ngoạn mục. Từ một tỉnh nằm trong nhóm nghèo nhất nước, đến nay Quảng Nam đã trở thành tỉnh phát triển khá của miền Trung và trong nhóm các tỉnh, thành phố có đóng góp ngân sách cho Trung ương. Theo đó, quy mô kinh tế tăng hơn 30 lần, trong đó công nghiệp - dịch vụ chiếm hơn 88% trong cơ cấu kinh tế, với giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 160 lần so với năm đầu tái lập. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư phát triển tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

2.2.2. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và Giáo dục đào tạo huyện Tây Giang, Tỉnh Quảng Nam

Năm 2003, huyện Tây Giang được tái lập theo Nghị định 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Hiên trước đây thành 2 huyện Đông Giang và Tây Giang. Buổi đầu, Tây Giang phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức: xuất phát điểm về kinh tế và kết cấu hạ tầng thấp kém, giao thông không thuận lợi, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, đời sống của đại đa số nhân dân còn nghèo đói, một số phong tục tập quán còn lạc hậu ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất.

Đến năm 2019, tổng thu ngân sách Nhà nước toàn huyện là: 683.583 triệu đồng, đạt: 173% dự toán giao đầu năm; trong đó: Thu phát sinh kinh tế trên địa bàn năm 2019 là 22.097/ 24.390 triệu đồng, đạt 90,60% dự toán. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2019, ước thực hiện là: 683.583 triệu đồng; đạt 173% dự toán giao đầu năm.

Điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2019. Kết quả có 1.932 hộ nghèo (chiếm 38,07%), giảm 187 hộ nghèo (tương ứng giảm 5,07% so với năm 2018); hộ cận nghèo 91 hộ (tương ứng giảm 1,79% so với năm 2018).Tính đến 15/12/2019, bình quân chung số tiêu chí NTM đạt chuẩn của toàn huyện là 11,2 tiêu chí/xã, tăng bình quân 02 tiêu chí/xã so với năm 2018.

Về giáo dục: huyện Tây Giang còn nhiều hạn chế và khó khăn, nhưng dưới sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, đến nay ngành giáo dục huyện có nhiều tiến triển tích cực, hệ thống trường lớp được đầu tư khang trang và đến từng thôn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)